I. TÌM HIỂU CHUNG
Phân loại ca dao hài hước:
– Ca dao tự trào: là những bài ca dao vang lên tiếng tự cười bản thân mình, cười hoàn cảnh của mình…
– Ca dao châm biếm: dùng lời lẽ sắc sảo thâm thúy để phê phán, chê bai, chế diễu những thói tật xấu, những kiểu người xấu trong xã hội.
– Bài 1: Ca dao hài hước tự trào (tự cười mình).
– Bài 2: Ca dao hài hước châm biếm, phê phán.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Bài 1
a. Hình thức kết cấu
Kiểu đối đáp:
– Từ nhân xưng (anh, em)
– Hình thức: dấu hiệu gạch đầu dòng.
b. Việc dẫn cưới của chàng trai
– Dự định dẫn cưới:
Toan |
Sợ |
dẫn voi dẫn trâu dẫn bò |
quốc cấm họ máu hàn co gân. |
→ Lễ vật sang quá, hứa hẹn một lễ cưới linh đình. |
→ Lý do có lý, có tình, chính đáng |
– Quyết định dẫn cưới:
“Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo mời dân, mời làng
+ Miễn: cứ có là được
+ Thú bốn chân (đảm bảo tiêu chuẩn số lượng)
+ Chuột béo (chất lượng đảm bảo)
→ Chàng chọn được vật dẫn cưới độc đáo đến phi lý nhưng phù hợp hoàn cảnh.
– Nghệ thuật:
+ Lối nói khoa trương, phóng đại.
+ Lối nói giảm dần (voi → chuột)
+ Lối nói đối lập, dí dỏm : chuột béo (số ít) >< mời dân làng (số nhiều)
→ Cách nói hóm hỉnh, hài hước, thông minh thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của chàng trai.
c. Lời thách cưới của cô gái
– Người ta: thách lợn, thách gà
– Còn em: thách “một nhà khoai lang”.
→ Nghệ thuật đối làm nổi bật rõ cái phi lí (xưa nay chưa có) và lòng nhân hậu của cô.
– Sử dụng lễ vật:
Củ to – mời làng
Củ nhỏ – họ hàng ăn chơi
Củ mẻ – con trẻ
Củ rím, củ hà – con lợn, con gà.
→ Nhận xét:
+ cô gái đã thể hiện sự đảm đang, nồng hậu, chu tất của mình.
+ bày tỏ thái độ cảm thông, đồng cảm sẻ chia với hoàn cảnh của chàng trai.
+ coi trọng tình nghĩa hơn của cải.
2. Bài 2
– Đối tượng châm biếm: bậc nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai.
+ Tư thế: khom lưng, chống gối à gắng hết sức.
+ Hành động: gánh 2 hạt vừng. à nhỏ bé.
– Nghệ thuật: phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập:
+ Tư thế: “Khom lưng, chống gối”
→ gắng hết sức.
+ Hành động: “gánh hai hạt vừng”
→ nhỏ bé.
→ Bức tranh hài hước, đặc sắc, thú vị.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung: Phong phú, phản ánh nhiều khía cạnh đáng cười trong cuộc sống.
2. Nghệ thuật
– Biện pháp tu từ: ngoa dụ, khoa trương, phóng đại, đối lập, trùng điệp, giảm dần, tương phản….
– Hư cấu tài tình, khắc họa nhân vật điển hình bằng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, có giá trị khái quát cao.
– Ngôn ngữ giản dị đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.