Các bước chăm sóc da chuyên sâu chuẩn như spa tại nhà 2022 | Mytranshop.com

Chăm sóc da chuyên sâu tưởng chừng dễ thực hiện, nhưng phải làm đúng cách, đúng bước mới mang lại hiệu quả thật sự. Những bước dưỡng da chuyên sâu chuẩn như ở spa sẽ được chia sẻ trong bài viết này, tham khảo ngay nhé!

Chăm sóc da là một việc không thể thiếu. Lượt tìm kiếm các bước chăm sóc da trên mạng internet cũng tăng cao, cho thấy ngày càng được nhiều đối tượng quan tâm. Bạn muốn có một làn da luôn mịn màng khỏe đẹp, thì cùng điểm qua các kiến thức chuyên sâu về chăm sóc da sau đây nhé.

Chăm sóc da chuyên sâu

Chăm sóc da chuyên sâu giúp da bạn thêm đẹp, giữ vẻ tươi trẻ dài lâu

1. Chăm sóc da chuyên sâu theo từng loại da

1.1 Da mụn

Da mụn là loại da phổ biến nhất hiện nay mà hầu như ai cũng mắc phải. Da mụn cũng hay thường gặp ở những người da dầu nhờn nhiều, tiếp xúc khói bụi bẩn, liên tục trong một thời gian dài, mà không vệ sinh hay vệ sinh không đúng cách.

Để chăm sóc da mụn tốt thì bạn nên làm sạch bã nhờn, lấy nhân mụn, làm sạch các nang lông, bôi thêm serum tinh chất trị mụn, bảo vệ da, trị thâm mụn… Bạn có thể xông tinh chất thiên nhiên làm se khít lỗ chân lông và nhất nên tránh hạn chế tiếp xúc khói bụi và vệ sinh mặt tốt, để ngăn ngừa mụn mọc thêm hoặc kéo dài thời gian bị mụn. Rửa mặt sạch bằng sữa là bước chăm sóc da mặt chuyên sâu không thể thiếu, hãy rửa mặt đều đặn đúng quy trình để ngăn ngừa mụn nhé!

Chăm sóc da chuyên sâu

Da mụn do viêm nhiễm lỗ chân lông mà ra

1.2 Da dầu

Da dầu thường gặp ở những người có lượng dầu nhờn nhiều, bụi bẩn, lỗ chân lông giãn nở, mụn viêm… Bạn nên dùng các bài massage thư giãn kết hợp tinh chất se khít lỗ chân lông. Bên cạnh đó, để chăm sóc da dầu tốt, bạn nên mua giấy thấm dầu để ngăn dầu hiện diện thường xuyên trên mặt, tẩy trang, ủ hoặc đắp các tinh chất dưỡng da kết hợp xông hơi để se khít lỗ chân lông, làm dịu da. Massage nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt phù hợp với da để tăng tuần hoàn máu, đào thải bã nhờn, tẩy da chết.

1.3 Da khô

Da khô sẽ làm da bạn lão hóa nhanh theo thời gian nhất. Da thường khô nhăn, bong tróc, sẽ thường thấy khi bạn không cung cấp đủ nước hay gặp thời tiết nắng nóng khô hanh. Da khô cần bổ sung một lượng chất dưỡng ẩm, mà các bước chăm sóc da mặt tại nhà chuyên để dưỡng da chuyên sâu bạn nên trang bị.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Nguyễn Thị Bạch Mai - PT thể hình tự do khu vực Gò Vấp 2022 | Mytranshop.com

Chăm sóc da khô nên vệ sinh da mặt bằng sữa rửa mặt, nước tẩy trang thật sạch, sau đó dùng mặt nạ thiên như yến mạch, mè đen, nha đam… để cung cấp nước tái tạo làn da. Chăm sóc bổ sung thêm các tinh dầu dưỡng ẩm, phục hồi da. Massage nhẹ giúp các tinh chất thẩm thấu sâu vào da.

1.4 Da hỗn hợp

Đây là loại da kết hợp giữa da khô và da dầu, là loại da khó chăm hơn những loại khác. Thường sẽ tập trung dầu ở vùng chữ T, trán, hai bên gò má… còn những vùng khác thường khô, bong tróc.
Các bước chăm sóc da mặt của loại da này cũng khác biệt hơn những dòng khác. Chăm sóc da hỗn hợp bằng cách vệ sinh sạch da mặt sạch, tẩy tế bào chết.  Đắp các loại mặt nạ đất sét để giúp da thông thoáng lỗ chân lông, sạch bã nhờn dầu tiết trên da. Dùng serum hoặc các dưỡng chất dành cho da hỗn hợp và massage nhẹ nhàng.

2. Quy trình chăm sóc da chuyên sâu

Thực hiện đúng các bước dưỡng da chuyên sâu, quy trình skincare da chuyên sâu thì bạn sẽ xây dựng được cho mình một thói quen chăm sóc da phù hợp nhất với loại da mặt của mình. Các cách chăm sóc da mặt chuyên sâu sẽ được hướng dẫn sau đây:


  • Bước 1: Làm sạch da

Bước đầu tiên của quy trình là làm sạch da. Làm sạch da sẽ ngăn ngừa việc hình thành phát sinh mụn, tránh được các tình trạng viêm nhiễm. Làm sạch da mặt theo phương thức cơ bản là tẩy trang và sữa rửa mặt. Tẩy tế bào chết một tuần từ 1-2 lần, không nên tẩy quá nhiều. Rửa mặt có thể rửa bằng tay hoặc bằng máy, tỉ lệ rửa bằng máy sẽ sạch hơn.

Chăm sóc da chuyên sâu

Tẩy trang sạch và rửa lại bằng sữa rửa mặt


  • Bước 2: Chăm sóc da chuyên sâu với nước hoa hồng, nước cân bằng da (toner)

Toner/skin có tác dụng làm sạch sâu, thu nhỏ lỗ chân lông và cân bằng độ pH cho da, sau khi dùng toner/skin da sẽ có cảm giác mịn màng hơn. Da khô nên lựa chọn những dòng toner có ghi “free alcohol’’ sẽ không có độ cồn, tránh dùng dòng có cồn hoặc sản phẩm chứa acid salicylic. Da thường và da hỗn hợp nên dùng dòng nồng độ cồn dưới 20%.


  • Bước 3: Tinh chất dưỡng, tinh chất đặc trị

Tinh chất có 3 loại: essence/serum/ampoule. Kết cấu lỏng hoặc sệt, chứa hàm lượng dưỡng chất tinh túy nhất và có tác dụng đặc trị cho từng loại da: trị mụn, trị thâm, chống lão hóa, dưỡng ẩm, se khít lỗ chân lông…

Essence là dưỡng chất lỏng nhất, hàm lượng thấp nhất. Thẩm thấu nhanh qua da, thích hợp sử dụng hằng ngày, nhẹ dịu.

Serum là tinh chất cô đặc hơn, do đó đặc trị cũng cao hơn essence. Kết cấu đặc nhất trong ba loại, Serum cũng thường được sử dụng mỗi ngày, sẽ có loại bôi trước bước toner/skin hoặc bôi sau tùy loại.

Ampoule là tinh chất cao cấp nhất, hàm lượng tinh chất cô đặc nhưng lỏng hơn serum. Có hiệu quả sau một thời gian ngắn, nhanh hơn serum và essence. Vì vậy thường được sử dụng trong một thời gian ngắn nhất định.

Chăm sóc da chuyên sâu

Serum đặc trị giúp làn da cải thiện tốt hơn

Bạn có thể sử dụng sữa dưỡng hoặc kem dưỡng. Tuy vậy, khi chăm sóc da chuyên sâu chúng ta có thể kết hợp hai loại để tăng cường mang đến làn da khỏe mạnh. Sữa có kết cấu lỏng hơn kem, khi xài chú ý nên massage theo cấu trúc từ trong ra ngoài, từ mũi sang hai bên má, massage nâng cơ mặt.

Mặt nạ là bước quan trọng được nhiều người sử dụng nhất, nó đã quen thuộc với mọi chị em. Mỗi loại mặt nạ được chia ra từng thành phần, công dụng, hiệu quả khác nhau.

Mặt nạ dạng rửa/lột nên đắp 2-3 lần/tuần, sau bước cân bằng da. Tác dụng cung cấp dưỡng chất, se khít lỗ chân lông, làm mịn màng da, thường đắp trong thời gian từ 15-20 phút. Sau khi khô lại và chúng ta rửa mặt thì mụn đầu đen, bã nhờn theo mặt nạ ra khỏi da mặt.

Mặt nạ giấy cung cấp các dưỡng chất như: làm trắng, dưỡng ẩm, giảm thâm… Mặt nạ giấy thì thường kết cấu nhỏ gọn, tiện lợi, dễ sử dụng, có thể không cần rửa lại với nước. Chỉ cần đắp khoảng 15 phút rồi gỡ bỏ, vỗ nhẹ để thẩm thấu dưỡng chất.

Chăm sóc da chuyên sâu

Đắp mặt nạ giấy vừa chăm sóc da tốt vừa tiện lợi


  • Bước 6: Dùng kem chống nắng, xịt khoáng khi ra đường

Kem chống nắng nhất định phải trang bị khi ra đường, để tránh cho da tiếp xúc với các tia cực tím độc hại. Nên mua các dòng kem chống nắng có chỉ số chống nắng cao để bảo vệ da tốt.  Xịt khoáng nên sử dụng 5-6 lần/ngày. Bất kỳ khi nào da thấy thiếu nước hoặc khô rát có thể sử dụng xịt khoáng để cung cấp nước, làm cho da thông thoáng.

Các bước chăm sóc da mặt chuyên sâu sẽ làm da bạn khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách các bước chăm sóc da mặt chuyên sâu ở các spa, thẩm mỹ viện qua các liệu trình chăm sóc da tại đó.

Khi xem bài viết trên, bạn đã biết cách chăm sóc da chuyên sâu. Chăm sóc da mặt chuyên sâu có tốt không thì chắc chắn sau khi tham khảo bạn sẽ tự tin hơn để chăm sóc tốt cho làn da của mình. Bên cạnh việc chăm sóc da mặt, bạn đừng quên tập thể dục thường xuyên có một sức khỏe tốt và vóc dáng đẹp nhé! Máy tập chạy bộ đa năng, máy tập thể dục đạp xe là các thiết bị đang được ưa chuộng sử dụng trong gia đình hiện nay, bạn có thể tham khảo sản phẩm tại webiste của Tập đoàn thể thao Elipsport hoặc gọi đến hotline 1800 6854.

Ngoài chất lượng của các sản phẩm, thì quy trình chăm sóc da cũng góp một phần lớn vào kết quả. Do đó, bạn phải hiểu và thực hiện đúng các bước skincare để mang lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, tập luyện thể dục cũng là cách giúp da căng bóng, sáng khỏe từ bên trong. Bạn nên kết hợp tập luyện với các thiết bị như may chay bo Elipsport, xe đạp tập hoặc thư giãn mỗi tối với ghế massage để cảm nhận được sự thay đổi  tích cực của cơ thể nhé!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Leave a Comment