I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới
1) Khái niệm giới
– Giới (Regnum) trong sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
– Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vi theo trình tự nhỏ dần là: giới – ngành – lớp – bộ – họ – chi (giống) – loài.
2) Hệ thống phân loại 5 giới
-Giới Khởi sinh (Monera) → Tế bào nhân sơ
-Giới Nguyên sinh (Protista)
-Giới Nấm (Fungi) Tế bào
-Giới Thực vật (Plantae) nhân thực
-Giới Động vật (Animalia)
II. Đặc đặc điểm chính của mỗi giới
1) Giới Khởi sinh ( Monera)
– Đại diện: vi khuẩn.
– Đặc điểm:
+ Nhân sơ, có kích thước nhỏ bé (1-5 μm)
+ Phân bố rộng rãi.
+ Phương thức sống: hoại sinh, tự dưỡng, kí sinh,…
2) Giới Nguyên sinh (Protista)
– Đại diện: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.
– Đặc điểm:
+ Nhân thực, đơn bào hoặc đa bào.
+ Phương thức dinh dưỡng: tự dưỡng (tảo, động vật nguyên sinh) hoặc dị dưỡng (nấm nhầy, động vật nguyên sinh).
3) Giới Nấm (Fungi)
– Đại diện: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y.
– Đặc điểm:
+ Nhân thực, đơn bào hay đa bào.
+ Cấu trúc dạng sợi, phần lớn thành tế bào có chứa kitin.
+ Sinh sản hữu tính hoặc vô tính nhờ bào tử.
+ Phương thức dinh dưỡng: dị dưỡng.
4) Giới Thực vật (Plantae)
– Giới Thực vật gồm các ngành: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
– Đặc điểm:
+ Nhân thực, đa bào.
+ Có thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulôzơ.
+ Sống cố định, có khả năng cảm ứng chậm.
+ Phương thức dinh dưỡng: quang tự dưỡng.
5) Giới Động vật (Animalia)
– Giới Động vật gồm các ngành: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống.
– Đặc điểm:
+ Nhân thực, đa bào.
+ Cơ thể có cấu trúc phức tạp và chuyên hóa cao.
+ Có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
+ Phương thức sinh dưỡng: dị dưỡng.