1. Các nguyên tố hoá học
– Tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học.
– Trong số các nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống, các nguyên tố C, H, O, N chiếm 96% khối lượng cơ thể sống.
– Người ta chia các nguyên tố hoá học thành 2 nhóm cơ bản, bao gồm:
a. Nguyên tố đa lượng
– Là các nguyên tố có tỷ lệ > 10 – 4 ( 0,01%)
– Ví dụ: C, H, O, N, S, P, K…
– Vai trò:
+ Là thành phần cấu tạo nên tế bào, các hợp chất hữu cơ như: Cacbohidrat, lipit…
+ Điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào.
b. Các nguyên tố vi lượng
– Là các nguyên tố có tỷ lệ < 10 – 4 ( 0,01%)
– Ví dụ: F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr…
– Vai trò:
+ Tham gia xây dựng cấu trúc tế bào.
+ Là thành phần cấu tạo enzim, các hoocmôn,…
2. Nước và vai trò của nước trong tế bào
2.1. Cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước
– Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử ôxi với 2 nguyên tử hyđrô bằng liên kết cộng hoá trị.
– Phân tử nước có tính phân cực.
– Giữa các phân tử nước có lực hấp dẫn tĩnh điện (do liên kết hyđrô) tạo ra mạng lưới nước.
2.2. Vai trò của nước đối với tế bào
– Là thành phần cấu tạo và dung môi hoà tan và vận chuyển các chất cần cho hoạt động sống của tế bào.
– Là môi trường và nguồn nguyên liệu cho các phản ứng sinh lý, sinh hoá của tế bào.
– Tham gia điều hoà, trao đổi nhiệt của tế bào và cơ thể…