Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật 2022 | Mytranshop.com

Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

1. Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong

 Sinh trưởng và phát triển ở mỗi loài do nhân tố di truyền quyết định.

1.1. Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống

– Hooc môn sinh trưởng: Do tuyến yên tiết ra. Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào. Kích thích xương phát triển.

– Tiroxin: Do tuyến giáp tiết ra. Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Ở lưỡng cư có tác dụng gây biến thái từ nòng nọc thành ếch.

– Ơstrogen và testosteron: Do tinh hoàn và buồng trứng tiết ra. Kích thích sinh trưởng và phát triển ở giai đoạn dậy thì nhờ: tăng phát triển xương, kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc tính sinh dục phụ thứ cấp.

1.2. Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống

– Hai hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecdixon và juvenin.

– Tác dụng sinh lí của ecdixon: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

– Tác dụng sinh lí của juvenin: phối hợp với ecdixon gây lột xác ở sâu bướm ức chế quá trình sâu biến đổi thành nhộng và bướm.

2. Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Đội Hình 4 4 2 Kim Cương Trong Bóng Đá Mạnh 2022 | Mytranshop.com

2.1. Nhân tố thức ăn

Thức ăn là nhân tố quan trọng gây ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật qua các giai đoạn.

2.2. Nhiệt độ

Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.

2.3. Ánh sáng

Ánh sánh ảnh hưởng đến sinh trưởng vì ánh sáng cung cấp nhiệt cho cơ thể. Hơn nữa, tia tử ngoại có tác dụng biến tiền Vitamin D thành Vitamin D có vai trò trong chuyển hóa Canxi thành xương.

3. Một số biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người

3.1. Cải tạo giống

– Nhằm tạo ra những giống vật nuôi cho năng suất cao nhất, trong thời gian ngắn nhất và thích nghi với điều kiện sống tốt nhất.

– Phương pháp: 

+ Chọn lọc nhân tạo: khi nuôi động vật người ta chọn những con khỏe mạnh, lớn nhanh để làm giống.

+ Lai giống giữa lợn, bò,… địa phương với các giống nhập ngoại tạo ra những giống mới lớn nhanh, to khỏe.

3.2. Cải thiện môi trường

– Thức ăn, chuồng trại phải phù hợp với từng loài vật nuôi, trong từng giai đoạn phát triển khác nhau.

3.3. Cải thiện chất lượng dân số

– Cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, tư vấn di truyền, chống lạm dụng các chất kích thích,…

Leave a Comment