Các quốc gia cổ đại phương Đông, trắc nghiệm lịch sử lớp 10 2022 | Mytranshop.com

1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế

a. Điều kiện tự nhiên

– Những quốc  gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn nơi có đất đai màu mỡ, mưa đều đặn,dễ trồng trọt, thuận lợi cho nghề nông như:

+ Ai Cập: sông Nin.

+ Lưỡng Hà: sông Tigơrơ và sông Ơphơrát.

+ Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng.

+ Trung Quốc: sông Hoàng Hà và Trường Giang.

– Công cụ lao động bằng đồng thau, đá, tre, gỗ…

– Thuận lợi: đất đai phù sa màu mỡ, gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất và sinh sống.

– Khó khăn: Dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

– Do nhu cầu trị thủy và sản xuất người ta đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thành.

b. Sự phát triển của các ngành kinh tế

– Nghề nông làm gốc.

– Chăn nuôi gia súc.

– Thủ công nghiệp làm gốm, dệt vải…

– Ngoài ra họ còn tiến hành trao đổi sản phẩm giữa vùng này với vùng khác.

2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại

– Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo nên giai cấp và nhà nước ra đời:

+ Thiên niên kỉ thứ IV TCN, trên lưu vực sông Nin, cư dân Ai Cập  cổ đại  sống tập trung  theo từng công xã. Các công xã kết hợp thành liên minh công xã, gọi là các “Nôm”, khoảng 3200 TCN, một quý tộc có thế lực đã chinh phục được tất cả các “Nôm” thành lập nhà nước Ai Cập thống nhất.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Con gái có nên tập boxing không? 2022 | Mytranshop.com

+ Ở lưu vực Lưỡng Hà (thiên niên kỉ IV TCN), hàng chục nước nhỏ người Su-me đã hình thành.

+ Trên lưu vực sông Ấn, các quốc gia cổ đại ra đời giữa thiên niên kỉ III TCN.

+ Vương triều nhà Hạ hình thành vào thế kỉ XXI TCN mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước Trung Quốc.

3. Xã hội cổ đại phương Đông

– Nông dân công xã: Chiếm số đông trong xã hội, ở họ vừa tồn tại “cái cũ”, vừa là thành viên của xã hội có giai cấp. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp thuế cho nhà nước và làm các nghĩa vụ khác.

– Quý tộc: Gồm các quan lại ở địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Họ sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.

– Nô lệ: Chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. Họ phải làm các việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc. Cùng với nông dân công xã họ là tầng lớp bị bóc lột trong xã hội.

 4. Chế độ chuyên chế cổ đại

– Từ thiên niên kỉ IV đến thiên niên kỉ III TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước đã được hình thành ở lưu vực sông Nin, Tigơrơ và Ơphơrát, sông Ấn, Hằng, Hoàng Hà.

– Xã hội có giai cấp hình thành từ liên minh bộ lạc,do nhu cầu thủy lợi.

– Nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Khóa đào tạo chăm sóc da 2022 | Mytranshop.com

– Vua dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua chuyên chế – người Ai Cập gọi là Pharaôn (cái nhà lớn), người Lưỡng Hà gọi là Enxi (người đứng đầu),Trung Quốc gọi là Thiên Tử (con trời).

– Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai cập), Thừa tướng (Trung quốc), họ thu thuế, xây dựng các  công trình như đền tháp, cung điện, đường sá, chỉ huy quân đội.

– Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một bộ máy quan liêu giúp việc thừa hành,… thì được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.      

5. Văn hóa cổ đại phương Đông

 a. Sự ra đời của lịch và thiên văn học

– Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu  sản xuất nông nghiệp.

– Thiên văn: biết nghiên cứu hoạt động của mặt trăng, mặt trời và quan sát các ngôi sao di chuyển trên bầu trời để tính chu kì thời gian và mùa.

– Lịch: Một năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng, tháng có 4 tuần, 1 ngày có 24 giờ. Năm cũng được chia làm các mùa: mùa mưa, mùa khô.

b. Chữ viết

– Nguyên nhân ra đời của chữ viết: do nhu ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra, mà chữ viết sớm hình thành từ thiên niên kỉ IV TCN.

– Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh.

– Người Ai Cập viết trên giấy Pa pi rút. Người Su me ở Lưỡng Hà dùng cây sậy vót nhọn là bút viết trên những tấm đất sét còn ướt, rồi đem phơi nắng hay nung khô. Còn người Trung Quốc khắc chữ trên xương thú, mai rùa, thẻ tre, dải lụa….

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Bố trí nội thất căn hộ 40m2 theo cách thông minh để tiết kiệm diện tích 2022 | Mytranshop.com

 – Tác dụng của chữ viết: Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại.

c. Toán học

– Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng, tính toán,…mà toán học ra đời.

– Thành tựu:

+ Người Lưỡng Hà giỏi về số học, biết làm 4 phép tính, phân số ( 2/3, 5/6, 3/6) và khai căn bậc 2, bậc 3…

+ Người Ai Cập giỏi về hình học, tính được số Pi = 3,16 và biết tính diện tích các hình.

+ Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ số 1, 2, 3, 4 …9, kể cả số 0.

– Tác dụng: Phục vụ cuộc sống lúc bấy giờ và để lại kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở giai đoạn sau.

d. Kiến trúc

– Do uy quyền của các vua mà hàng loạt các công trình kiến trúc đã ra đời:

+ Ở Ai Cập có Kim tự tháp, tượng Nhân sư.

+ Ở Lưỡng Hà có thành thị cổ Babylon, vườn treo Babilon.

– Các công trình này thường đồ sộ thể hiện cho uy quyền của vua chuyên chế.

– Ngày nay còn tồn tại một số công trình như Kim tự  tháp Ai Cập, Vạn lí trường thành, Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon,… Những công trình này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

Leave a Comment