CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN, trắc nghiệm sinh học lớp 9, có đáp án và lời giải 2022 | Mytranshop.com

Lý thuyết sinh học trọng tâm

Bài tập sinh học ôn luyện theo Level

Đóng

Đóng

Đóng

Preview

Menđen và Di truyền học

I. Di truyền học

1.1. Khái niệm di truyền và biến dị

– Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

– Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

=> Di truyền và biến dị là hai hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản.

1.2. Đối tượng nghiên cứu của di truyền học

– Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

1.3. Ý nghĩa của di truyền học

– Di truyền học là nghành mũi nhọn trong di truyền học hiện đại, là cơ sở lí thuyết của khoa học chọn giống, có vai trò lớn lao trong y học và có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại.

II. Menđen – người đặt nền móng cho di truyền học

2.1. Đối tượng nghiên cứu của Menđen

– Menđen đã tiến hành thí nghiệm trên nhiều loại đối tượng nhưng công phu và hoàn chình nhất là trên đậu Hà Lan.

– Những đặc điểm thuận lợi của đậu Hà Lan:

+ Thụ phấn nghiêm ngặt → dễ tạo dòng thuần.

+ Các tính trạng biểu hiện có sự tương phản → dễ theo dõi.

+ Vòng đời ngắn → nhanh có kết quả, ít chi phí.

+ Số lượng đời con lớn → các kiểu hình có cơ hội biểu hiện.

– Các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen:

2.2. Phương pháp nghiên cứu của Menđen

Menđen đã sử dụng phương pháp phân tích các thế hệ lai, có nội dung cơ bản như sau:

– Tạo các dòng thuần về 1 hoặc vài tính trạng.

– Lai các cặp bố mẹ thuần chủng về một hoặc vài tính trạng, theo dõi kết quả ở thế hệ con cháu.

– Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.

III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học

3.1. Một số thuật ngữ

– Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể. Ví dụ:cây đậu có các tính trạng: thân cao, quả lục, hạt vàng,…

– Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn,…

– Nhân tố di truyền: quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: nhân tố di truyền quy định tính trạng màu sắc hoa hoặc màu sắc hạt đậu.

– Giống (dòng) thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước. Trên thực tế, khi nói giống thuần chủng là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu.

– Kiểu hình: là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Trên thực tế, khi nói đến kiểu hình của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài tính trạng đang được quan tâm.

– Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện ngay ở F1 khi cho lai P thuần chủng tương phản.

– Tính trạng lặn: là tính trạng đến F2 mới biểu hiện khi cho lai P thuần chủng tương phản.

– Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. Thông thường, khi nói đến kiểu gen của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài cặp gen liên quan tới tính trạng đang được quan tâm.

– Thể đồng hợp: kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau: AA – đồng hợp trội, aa – đồng hợp lặn.

– Thể dị hợp: kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau. Ví dụ: Aa

3.2. Một số kí hiệu

– P: cặp bố mẹ xuất phát.

– : kí hiệu phép lai.

– G: giao tử.

– : giao tử đực hoặc cơ thể đực.

– : giao tử cái hoặc cơ thể cái.

– F: thế hệ con. Quy ước F1 là thế hệ thứ nhất, con của cặp P; F2 là thế hệ thứ 2 được sinh ra từ F1do sự tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa các F1.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Ăn bơ lúc đói hoặc ăn vào buổi sáng có tốt không? 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment