Cách lấy ráy tai khô cứng không đau như thế nào? 2022 | Mytranshop.com

Trong trường hợp ráy tai của trẻ nhỏ bị khô và vón cục lại thì cách lấy ráy tai khô cứng không đau như thế nào? Những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ba mẹ vệ sinh tai bé một cách hiệu quả.

Ráy tai là từ dùng để gọi chất dịch lỏng tích tụ ở vùng da ống tai ngoài để bảo vệ tai. Nhiều người lầm tưởng rằng hàng ngày cần loại bỏ ráy tai như một cách để vệ sinh cơ thể nhưng thực tế thì không đúng như vậy. Bình thường, ba mẹ không cần vệ sinh ống tai cho bé bởi bộ phận này có khả năng tự làm sạch, ráy tai khô dần và rơi ra ngoài. Tuy nhiên, nếu như ráy tai tiết ra quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng nghe của bé, thậm chí là gây viêm nhiễm tai, có trường hợp ráy tai bị khô lại và vón cục. Biết được cách lấy ráy tai khô cứng sẽ giúp ba mẹ giúp bé giữ gìn sức khỏe đôi tai.

1. Cách lấy ráy tai khô cứng vón cục cho trẻ nhỏ

cách lấy ráy tai khô cứng

Dùng khăn ấm để vệ sinh tai bé

Để lấy ráy tai khô cho bé, ba mẹ tuyệt đối không được sử dụng những đồ dùng sắc nhọn như móng tay hay tăm bông. Điều này sẽ khiến ráy tai đi sâu vào bên trong lỗ tai của bé hơn và gây ảnh hưởng đến màng nhĩ. Đây là một kiến thức sức khỏe mà ba mẹ nào cũng nên lưu ý để chăm sóc bé tốt hơn. Nhằm lấy ráy tai cho bé an toàn và không đau đớn, mẹ hãy thực hiện các bước sau:

  • Dùng khăn bông mềm, mỏng, sạch và hơi ẩm để thấm nhẹ xung quanh vành tai của bé.
  • Nhẹ nhàng lau sạch sẽ các góc ở phần ngoài tai, xoắn nhẹ một góc của khăn rồi từ từ đưa vào sâu bên trong tai, tiếp tục xoắn lại. Phần ráy tai sẽ đi theo đường xoắn của chiếc khăn bông ra được đưa ra ngoài. Chiếc khăn mềm sẽ không gây hại đến màng tai của bé trong khi vẫn làm sạch được ráy tai, tránh việc đụng chạm quá nhiều đến ống tai gây kích thích ráy tai càng sản sinh ra nhiều hơn.
  • Đối với ráy tai cứng, khô, bị vón cục, ở trong tai lâu ngày thì mẹ hãy dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ vào trong tai trước khi vệ sinh. Mỗi lần, mẹ hãy nhỏ từ 5 đến 10 giọt, mỗi ngày nhỏ từ 3 đến 5 lần. Ráy tai sẽ bị nước muối thấm ướt, mềm, rã ra và mẹ sẽ vệ sinh một cách đơn giản, dễ dàng hơn.
  • Nếu như ráy tai rã ra nhiều thì ba mẹ hãy tiếp tục nhỏ thêm nước muối loãng vào tai bé thêm vài ngày nữa, đợi đến khi ráy tai rã hết và được đẩy hoàn toàn ra khỏi ống tai. Trong trường hợp ráy tai chỉ mềm đi chứ không rã ra, ráy tai vẫn nằm trong ống tai thì ba mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để bé được lấy hoặc hút ráy tai ra ngoài.
  • Nếu như tai bé đang bị trầy xước, nhất là đang mắc bệnh viêm tai giữa thì ba mẹ không được dùng dụng cụ lấy ráy tai hoặc bông ráy tai để ngoáy tai cho bé. Điều này có khả năng gây đau đớn và tác động xấu đến tai bé

2. Mách mẹ những cách lấy ráy tai khô cứng không đau

2.1.  Cách lấy ráy tai khô cứng bằng giấm trắng và cồn

cách lấy ráy tai khô cứng

Lấy ráy tai bằng giấm trắng và cồn

Một phương pháp làm sạch ráy tai khô cứng hiệu quả được nhiều người áp dụng và thành công chính là dùng cồn và giấm trắng. Giấm có công dụng làm hòa tan ráy tai và ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ bên trong tai trong khi vai trò của cồn là làm khô các chất lỏng còn sót lại trong tai.

Cách thực hiện như sau:

  • Trộn cồn và giấm trắng theo tỷ lệ 1:1.
  • Nghiêng đầu sang một bên, nhúng bông gòn vào dung dịch rồi vắt một vài giọt vào bên trong tai, giữ nguyên trong 5 phút rồi nghiêng đầu sang phía ngược lại để hỗn hợp chảy ra ngoài.
  • Vệ sinh sạch phần ráy tai chảy ra bằng khăn mềm.

2.1. Dầu oliu giúp lấy ráy tai hiệu quả

cách lấy ráy tai khô cứng

Dầu oliu giúp lấy ráy tai hiệu quả

Không chỉ là một loại nguyên liệu để nấu ăn mà dầu ô liu còn có công dụng loại bỏ ráy tai một cách an toàn, hiệu quả. Việc dùng dầu ô liu sẽ giúp bạn thoát khỏi nỗi lo tai bị khô hay kích ứng vì loại dầu này sẽ tạo ra lớp màng bảo vệ trong tai. Cách thực hiện:

  • Nghiêng đầu sang một bên, nhỏ 1 đến 2 giọt dầu oliu ấm vào.
  • Bịt lỗ tai lại bằng bông gòn và giữ yên tư thế trong khoảng 10 phút.
  • Sau khoảng 10 phút, bạn tháo bông gòn rồi nghiêng đầu sang bên ngược lại để dầu chảy ra ngoài.
  • Sử dụng khăn vải mềm để làm sạch phần dầu oliu chảy ra.

2.3. Dùng baking soda lấy ráy tai khô cứng

  • Hòa tan 1/4 muỗng cà phê baking soda với 2 muỗng cà phê nước rồi trộn đều.
  • Bạn nghiêng đầu bé sang một bên rồi nhỏ từ 2 đến 3 giọt hỗn hợp vào tai.
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 phút rồi dùng ống bơm để bơm một chút nước ấm vào nhằm làm sạch lại lỗ tai.
  • Kế tiếp, bạn nghiêng đầu sang bên ngược lại để chất lỏng chảy ra.
  • Cuối cùng, vệ sinh thật sạch lại lỗ tai bằng khăn mềm

3. Cách vệ sinh tai cho trẻ sạch sẽ, an toàn

cách lấy ráy tai khô cứng

Không dùng tăm bông hay vật sắc nhọn để ngoáy tai bé

Để bảo vệ cho tai được tốt và vệ sinh tai đúng cách thì ba mẹ hãy lưu ý những điều sau:

  • Không được dùng tăm bông hay đồ vật sắc nhọn để ngoáy tai cho bé vì chúng sẽ khiến cho ráy tai rơi vào trong sâu hơn, thời gian dài sẽ khiến các cục ráy tai, khô cứng hình thành.
  • Không nên thường xuyên vệ sinh tai mà mỗi tháng bạn chỉ nên vệ sinh khoảng 2 đến 3 lần.
  • Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào bất thường liên quan đến tai thì bạn cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
  • Sau khi gội đầu và tắm xong, bạn hãy lau khô tai bằng khăn mềm sạch, không nên để tai dính nước.
  • Sau khi đã lấy ráy tai xong, bạn hãy vệ sinh các dụng cụ thật sạch bằng cồn y tế để vi khuẩn không sinh sôi, phát triển.  

Qua các chia sẻ trên, mong rằng các bậc phụ huynh đã biết cách lấy ráy tai khô cứng cho bé không đau. Mặc dù vậy, nếu phát hiện ráy tai khô cứng bịt kín trong tai bé hoặc lỗ tai chảy mủ khiến bé bị đau nhức, luôn kéo tai, khóc, dịch chảy có mùi hôi khó chịu, thính lực của bé kém hơn thường ngày thì ba mẹ đừng nên chủ quan. Ba mẹ không được tự ý vệ sinh hay lấy ráy tai khô cho bé mà hãy nhanh chóng đưa bé đến khám tại chuyên khoa Tai – Mũi – Họng ở cơ sở y tế uy tín để được tư vấn phương pháp điều trị tình trạng này kịp thời.

Các căn bệnh về tai- mũi- họng rất dễ gặp nếu bạn không có một sức đề kháng hay một sức khỏe tốt. Vậy nên, hãy quan tâm đến sức khỏe của bạn và gia đình nhiều hơn bằng cách tập thể dục mỗi ngày. Nếu bạn yêu thích chạy bộ hãy tham khảo ngay may chay bo, thành viên trong gia đình có người thích đạp xe hãy chọn chiếc xe đạp tập, ông bà bố mẹ cần một thiết bị thư giản, giảm đau mỏi hãy chọn ghế massage. Đến Elipsport  giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cả gia đình bạn.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Bình thường, ba mẹ không cần vệ sinh ống tai cho bé bởi bộ phận này có khả năng tự làm sạch, ráy tai khô dần và rơi ra ngoài. Tuy nhiên, nếu như ráy tai tiết ra quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng nghe của bé, thậm chí là gây viêm nhiễm tai, có trường hợp ráy tai bị khô lại và vón cục. Biết được cách lấy ráy tai khô cứng sẽ giúp ba mẹ giúp bé giữ gìn sức khỏe đôi tai.

Nhằm lấy ráy tai cho bé an toàn và không đau đớn, mẹ hãy thực hiện các bước sau: Dùng khăn bông mềm, mỏng, sạch và hơi ẩm để thấm nhẹ xung quanh vành tai của bé; Nhẹ nhàng lau sạch sẽ các góc ở phần ngoài tai, xoắn nhẹ một góc của khăn rồi từ từ đưa vào sâu bên trong tai, tiếp tục xoắn lại. Phần ráy tai sẽ đi theo đường xoắn của chiếc khăn bông ra được đưa ra ngoài. Chiếc khăn mềm sẽ không gây hại đến màng tai của bé trong khi vẫn làm sạch được ráy tai, tránh việc đụng chạm quá nhiều đến ống tai gây kích thích ráy tai càng sản sinh ra nhiều hơn. Đối với ráy tai cứng, khô, bị vón cục, ở trong tai lâu ngày thì mẹ hãy dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ vào trong tai trước khi vệ sinh. Mỗi lần, mẹ hãy nhỏ từ 5 đến 10 giọt, mỗi ngày nhỏ từ 3 đến 5 lần. Ráy tai sẽ bị nước muối thấm ướt, mềm, rã ra và mẹ sẽ vệ sinh một cách đơn giản, dễ dàng hơn.

Cách thực hiện như sau: Trộn cồn và giấm trắng theo tỷ lệ 1:1; Nghiêng đầu sang một bên, nhúng bông gòn vào dung dịch rồi vắt một vài giọt vào bên trong tai, giữ nguyên trong 5 phút rồi nghiêng đầu sang phía ngược lại để hỗn hợp chảy ra ngoài; Vệ sinh sạch phần ráy tai chảy ra bằng khăn mềm.

Cách thực hiện như sau: Nghiêng đầu sang một bên, nhỏ 1 đến 2 giọt dầu oliu ấm vào; Bịt lỗ tai lại bằng bông gòn và giữ yên tư thế trong khoảng 10 phút; Sau khoảng 10 phút, bạn tháo bông gòn rồi nghiêng đầu sang bên ngược lại để dầu chảy ra ngoài; Sử dụng khăn vải mềm để làm sạch phần dầu oliu chảy ra.

Để bảo vệ cho tai được tốt và vệ sinh tai đúng cách thì ba mẹ hãy lưu ý những điều sau: Không được dùng tăm bông hay đồ vật sắc nhọn để ngoáy tai cho bé; Không nên thường xuyên vệ sinh tai mà mỗi tháng bạn chỉ nên vệ sinh khoảng 2 đến 3 lần. Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào bất thường liên quan đến tai thì bạn cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp; Sau khi gội đầu và tắm xong, bạn hãy lau khô tai bằng khăn mềm sạch, không nên để tai dính nước; Sau khi đã lấy ráy tai xong, bạn hãy vệ sinh các dụng cụ thật sạch bằng cồn y tế để vi khuẩn không sinh sôi, phát triển.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  # Sàn deck là gì? Cấu tạo và thi công sàn deck? 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment