Cân bằng nội môi, trắc nghiệm sinh học lớp 11 2022 | Mytranshop.com

CÂN BẰNG NỘI MÔI

1. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi

– Nội môi: là môi trường bên trong cơ thể.

– Cân bằng nội môi là cơ chế đảm bảo môi trường trong cơ thể nằm trong khoảng các hoạt động sống diễn ra là tốt nhất.

– Ý nghĩa của cân bằng nội môi:

+ Sự ổn định về các điều kiện lí hoá của môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.

+ Rất nhiều bệnh của người và động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi. Ví dụ: bệnh cao huyết áp, tiểu đường…

2. Sơ đồ khái quát cơ chế cân bằng nôi môi

– Cơ chế cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận: Bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện.

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.

+ Bộ phận điều khiển: trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.

+ Bộ phận thực hiện: thận, gan, phổi, tim, mạch máu,…

– Sự thay đổi môi trường trong cơ thể sẽ tác động lên cơ quan tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc thụ quan). Cơ quan này truyền thông tin dưới dạng xung thần kinh lên cơ quan điều khiển (cơ quan thần kinh hoặc tuyến nội tiết).

– Cơ quan điều khiển truyền xung thần kinh hoặc hocmon xuống cơ quan thực hiện.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Nhà ống 3 tầng lệch, ưu điểm của nhà ống 3 tầng lệch 2022 | Mytranshop.com

– Cơ quan thực hiện làm thay đổi nội môi trở về trạng thái bình thường. Sự thay đổi nội môi đó có thể lại trở thành kích thích tác động ngược trở lại bộ phận tiếp nhận kích thích – sự liên hệ ngược.

3. Vai trò của gan và thận trong điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu

3.1. Vai trò của thận

– Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu.

– Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi…  thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước  uống nước vào  giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.

– Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm  thận tăng thải nước  duy trì áp suất thẩm thấu.

3.2. Vai trò của gan

– Gan điều hoà lượng prôtêin, các chất tan và nồng độ glucôzơ trong máu.

– Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao  tuyến tụy tiết ra insulin, làm cho gan chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucôzơ  nồng độ glucôzơ trong máu giảm và duy trì ổn định.

– Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucôzơ  nồng độ glucôzơ trong máu giảm  tuyết tụy tiết ra glucagôn giúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu  nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ổn định.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Tim Trẻ Đập Nhanh Có Đáng Lo? Nhịp Tim Của Trẻ Là Bao Nhiêu? 2022 | Mytranshop.com

4. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi

– pH ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các enzim, thay đổi chiều hướng của các phản ứng sinh hoá. Các hoạt động của tế bào, các cơ quan luôn sản sinh ra các chất CO2, axit lactic… có thể làm thay đổi pH của máu làm rối loạn hoạt động của cơ thể.

– Cơ thể điều hoà pH thông qua hệ đệm. Có 3 loại hệ đệm tham gia duy trì cân bằng pH nội môi:

+ Hệ đệm bicacbonnat: H2CO3/NaHCO3

+ Hệ đệm photphat: NaHPO4/NaHPO4-

+ Hệ đệm prôtêinat (là hệ đệm mạnh nhất).

– Hệ đệm duy trì ph là do chúng có khả năng lấy đi H+ hoặc OH-

– Ngoài hệ đệm thì phổi (thải CO­2 cũng làm giảm pH) và thận cũng tham gia điều hòa pH (khả năng thải H+ và tái hấp thu Na+).

Leave a Comment