Câu hỏi đuôi, trắc nghiệm tiếng anh lớp 11 2022 | Mytranshop.com

Câu hỏi đuôi là một phần ngữ pháp quan trọng trong Tiếng Anh và cũng thường xuyên xuất hiện trong các đề thi đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm chắc cách thành lập và các trường hợp đặc biệt của câu hỏi đuôi– điểm mấu chốt giúp bạn nổi bật và khác biệt trong bài thi đại học. Vì vậy, hãy cùng đi tìm hiểu những vấn đề cần lưu ý khi nói đến câu hỏi đuôi và trả lời bất kì câu hỏi nào liên quan đến nó một cách dễ dàng nhé.

1. Nguyên tắc chung khi lập câu hỏi đuôi: 

– Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu khẳng định, câu hỏi đuôi phải ở thể phủ định.

– Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu phủ định, câu hỏi đuôi phải ở thể khẳng định 

2. Cấu tạo chung của câu hỏi đuôi:

 Câu hỏi đuôi gồm một trợ động từ tương ứng với thì được dùng trong câu nói trước dấu phầy, có NOT hoặc không có NOT và một đại từ nhân xưng tương ứng với chủ ngữ của câu nói trước dấu phẩy.

Ví dụ:

– She is tall, isn’t she?

– He has closed the window, hasn’t he?

– Your mother was born in Hanoi, wasn’t she?

3. Cách sử dụng câu hỏi đuôi.

Câu giới thiệu dùng “I am”, câu hỏi đuôi là “aren’t I”

Ex:      I am a student, aren’t I

– Câu giới thiệu dùng Let’s, câu hỏi đuôi là “Shall we”

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh, trắc nghiệm lịch sử lớp 12 2022 | Mytranshop.com

Ex:      Let’s go for a picnic, shall we?

– Chủ ngữ là những đại từ bất định “Everyone, someone, anyone, no one, nobody…” câu hỏi đuôi là “they”

Ex:      Somebody wanted a drink, didn’t they?

            Nobody phoned, did they?

– Chủ ngữ là “nothing” thì câu hỏi đuôi dùng “it”. Và Nothing là chủ ngữ có nghĩa là mệnh đề giới thiệu đang ở dạng phủ định, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.

Ex: Nothing can happen, can it?

– Trong câu có các trạng từ phủ định và bán phủ định như: never, seldom, hardly, scarely, little… thì câu đó được xem như là câu phủ định – phần hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định

Ex: He seldom drinks wine, does he?

– Câu đầu có It seems that + mệnh đề, lấy mệnh đề làm câu hỏi đuôi 

Ex: It seems that you are right, aren’t you ?

– Chủ từ là mệnh đề danh từ, dùng “it” trong câu hỏi đuôi

Ex: What you have said is wrong, isn’t it ?
Why he killed himself seems a secret, doesn’t it ?

– Sau câu mệnh lệnh cách (Do…/Don’t do v.v… ),  câu hỏi đuôi thường là … will you?:

Ex: Open the door, will you?

Don’t be late, will you?

– Câu đầu là I WISH, dùng MAY trong câu hỏi đuôi

Ex:  I wish to study English, may I ?

– Chủ từ là ONE, dùng you hoặc one trong câu hỏi đuôi

Ex: One can be one’s master, can’t you/one?

– Câu đầu có MUST, must có nhiều cách dùng cho nên tùy theo cách dùng mà sẽ có câu hỏi đuôi khác nhau

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cách Massage Chân Chữa Bệnh Bạn Nên Biết 2022 | Mytranshop.com

Must chỉ sự cần thiết: => dùng needn’t
Ex: They must study hard, needn’t they?
Must chỉ sự cấm đoán: => dùng must Ex: You mustn’t come late, must you ? Must chỉ sự dự đoán ở hiện tại: => dựa vào động từ theo sau must Ex: He must be a very intelligent student, isn’t he? ( anh ta ắt hẳn là 1 học sinh rất thông minh, phải không ?)
Must chỉ sự dự đoán ở quá khứ ( trong công thức must +have+ p.p) : => dùng [ ] là have/has Ex: You must have stolen my bike, haven’t you? ( bạn chắc hẵn là đã lấy cắp xe của tôi, phải không?)

– Câu cảm thán, lấy danh từ trong câu đổi thành đại từ, [ ] dùng is, am, are

Ex:What a beautiful dress, isn’t it?
How intelligent you are, aren’t you?

– Câu đầu có I + các động từ sau: think, believe, suppose, figure, assume, fancy, imagine, reckon, expect, seem, feel + mệnh đề phụ, lấy mệnh đề phụ làm câu hỏi đuôi.

Ex: I think he will come here, won’t he?
I don’t believe Mary can do it, can she?

( lưu ý MĐ chính có not thì vẫn tính như ở MĐ phụ) 
Cùng mẫu này nhưng nếu chủ từ không phải là I thì lại dùng mệnh đề đầu làm câu hỏi đuôi.
Ex: She thinks he will come, doesn’t she?

– USED TO: từng (diễn tả thói quen, hành động thường lập đi lập lại trong quá khứ).

Trường hợp này, ta cứ việc xem USED TO là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó, câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ DID
Ex: She used to live here, didn’t she? 
– Had better:  “had better” thường được viết ngắn gọn thành ‘D BETTER, nên dễ khiến ta lúng túng khi phải lập câu hỏi đuôi tương ứng. Khi thấy ‘D BETTER, chỉ cần mượn trợ động từ HAD để lập câu hỏi đuôi.
Ex: He’d better stay, hadn’t he? 
– WOULD RATHER:  Would rather thường được viết gọn là ‘D RATHER nên cũng dễ gây lúng túng cho bạn. Chỉ cần mượn trợ động từ WOULD cho trường hợp này để lập câu hỏi đuôi.
Ex: You’d rather go, wouldn’t you?

Leave a Comment