1. Lời nói trực tiếp và gián tiếp
Khi muốn diễn đạt những lời nói của một người, có hai cách dùng:
– Lời nói trực tiếp là chính những lời do người nói được lặp lại nguyên vẹn. Lời nói trực tiếp được đặt trong hai dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm hoặc dấu phẩy. Đôi khi mệnh đề chính được để phía sau lời trực tiếp.
- He said: “I bought a new motorbike for myself yesterday”. (Direct speech) (Anh ấy nói: “Tôi đã mua một chiếc xe máy mới cho tôi ngày hôm qua.”)
– Lời nói gián tiếp hay lời tường thuật (reported speech) là lời tường thuật lại ý của người nói, đôi khi không cần phải dùng đúng những từ của người nói.
- He said (that) he had bought a new motorbike for himself the day before. (Indirect speech) (Anh ấy nói (rằng) anh ấy đã mua một chiếc xe máy mới cho anh ấy ngày hôm trước đó.)
2. Những sự thay đổi từ lời nói trực tiếp sang lời nói gián tiếp trong câu trần thuật
– Có những sự thay đổi của trực tiếp và gián tiếp. Chúng phụ thuộc vào:
- Ai nói? Nói với ai? Ai tường thuật? (dựa vào S của mệnh đề chính).
- Nói khi nào? (Ngay lúc đó; hay sau lúc đó; hay trước lúc đó).
- Nói ở đâu?
– Các thay đổi:
- Bỏ dấu phẩy, dấu hai chấm sau động từ giới thiệu.
- Cách dùng động từ giới thiệu.
- Thay đổi ở đại từ (đại từ nhân xưng chủ ngữ, đại từ nhân xưng tân ngữ, tính từ sở hữu, đại từ sở hữu, đại từ phản thân).
- Thay đổi ở động từ.
- Các thay đổi liên quan đến khái niệm gần xa trong không gian và thời gian: tính từ chỉ định, trang từ chỉ thời gian nơi chốn…
2.1. Dùng động từ giới thiệu
– Dùng động từ giới thiệu say hoặc tell: say (that); say to somebody (that); tell somebody (that)…
- Không dùng: Tom said me he didn’t like Hoa.
- Phải dùng: Tom told me he didn’t like Hoa.
– That có hay không tùy vào động từ giới thiệu, và có thể thay say và tell bằng các từ khác.
2.2. Thay đổi ở đại từ
– Thay đổi ở đại từ (đại từ nhân xưng chủ ngữ, đại từ nhân xưng tân ngữ, tính từ sở hữu, đại từ sở hữu, đại từ phản thân) sao cho tương ứng với chủ ngữ và tân ngữ của mệnh đề chính.
2.3. Thay đổi ở động từ
– Nguyên tắc chung: thay đổi ở NGỮ nhằm đảm bảo tính LOGIC về NGHĨA. Thông thường thì Thờicủa các động từ trong lời nói gián tiếp lùi về thì quá khứ tương ứng. Nhưng có những trường hợp chúng ta không lùi như: Tường thuật ngay ở hiện tại (thường thì động từ tường thuật chia ở thời quá khứ, nhưng đôi lúc động từ tường thuật chia ở hiện tại thì không lùi thời), hay hành động trong lời nói chưa diễn ra.
– Thông thường:
Direct speech |
Indirect speech |
Examples |
Simple present |
Simple past |
He said, “I feel sick.” |
Present continuous |
Past continuous |
She said, “I’m writing a letter.” |
Simple past |
Past perfect |
He said, “I have seen that film.” |
Past continuous |
Past perfect continuous |
He said, “I was living in New York.” |
Past perfect |
Past perfect |
He said, “I had written the letter by 8 o’clock.” |
Past perfect continuous |
Past perfect continuous |
He said, “I had been waiting for an hour.” |
Will/Shall/May/Can |
Would/Should/Might/ Could (be able to) |
He said, “I shall go to Japan in July.” (Simple future) |
Must/Have to |
Had to/ would have to |
|
Các trường hợp không tuân theo qui tắc trên, mà căn cứ vào sự logic:
– Không đổi thì trong câu gián tiếp khi động từ giới thiệu ở thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, tương lai đơn.
- He says/is saying/ has said/ will say, “The test is difficult.”
- -> He says/is saying/ has said/ will say (that) the test is difficult.
– Khi câu nói trực tiếp thể hiện một chân lý hoặc một hành động lặp lại thường xuyên, thì của động từ trong câu gián tiếp vẫn không thay đổi:
- Yesterday the teacher said, “The earth goes round the sun.”
- -> Yesterday the teacher said (that) the earth goes round the sun.
- He said, “My father always drinks coffee after dinner.”
- He said (that) his father always drinks coffee after dinner.
– Đối với các động từ khuyết thiếu: would, could, might, ought, should thường không thay đổi trong câu trần thuật.
- He said, “I might come.”
- -> He said that he might come. (không dùng: might have come)
– Tuy nhiên, nếu câu nói một điều kiện không thể xảy ra trong hiện tại (điều kiện loại 2), khi tường thuật ta phải biến đổi thành dạng: could/would have P2 (điều kiện loại 3).
- He said, “if I had enough money, I could buy that dictionary.”
- -> He said if he had had enough money, he could have bought that dictionary.
2.4. Các thay đổi liên quan đến khái niệm gần xa trong không gian và thời gian
Direct speech |
Indirect speech |
Example |
Today/Tonight |
That day/ That night |
|
Yesterday |
The day before, The previous day |
|
The day before yesterday |
Two days before |
|
Tomorrow |
The following day/ the next day/ the day after |
|
The day after tomorrow |
In two day’s time |
|
Next time |
The following time/The time after |
Next week/next month |
Last time |
The previous time/ The time before |
Last week/month/night |
Time ago |
Time before |
|
This, these |
That, those |
“I need this book” |
Here, over here (ở kia) |
There, over there |
|
Now |
Then |
|
Ago |
Before |
|
Lưu ý: Các suy luận logic về mặt thời gian, nơi chốn là cần thiết khi nói câu nói gián tiếp
– Nếu lời nói và hành động xảy ra cùng ngày thì không phải đổi trạng từ chỉ thời gian.
- At breakfast morning, he said: “I will be busy today”.
- → At breakfast morning, he said he would be busy today.
– Đặc biệt, nếu lúc tường thuật mà điểm thời gian được đưa ra trong lời nói gián tiếp vẫn chưa qua, thì của động từ và trạng từ chỉ thời gian thay đổi hợp lý hoặc không đổi:
- (On Monday) he said: “I’ll be leaving on Wednesday”.
- → (On Tuesday) he said he will be leaving tomorrow.
- He said, “I will come to your house tomorrow.”
- He said that he will come to my house tomorrow.
– Nếu tường thuật cùng địa điểm, cùng thời gian thì chúng ta không thay đổi động từ, từ chỉ định, trạng từ nơi chốn và thời gian:
- He said, “I will come here to take this book tonight.”
- ->An hour ago he said that he will come here to take this book tonight.
– Thêm liên từ vào lời nói gián tiếp:
- She said, “I am very tired. I’ve been writing for four hours.”
- She said that she was very tired because/as she had been writing for 4 hours.
3. Các dạng đặc biệt trong lời nói gián tiếp (không phải là câu trần thuật)
– So với câu trần thuật (bên trên) thì chỉ cần thay đổi ở động từ giới thiệu và cách xử lý; còn các thay đổi ở Đại từ, Động từ, Trạng từ…thì vẫn giữ nguyên. Mục đích của việc này là đảm bảo: thay đổi ở NGỮ nhằm đảm bảo tính LOGIC về NGHĨA.
3.1. Câu hỏi Yes – No (Yes – No question)
– Dùng các động từ giới thiệu: ask (hỏi), inquire (hỏi), wonder (tự hỏi), want to know (muốn biết) (Nếu động từ tường thuật trong câu trực tiếp là said, told thì phải đổi thành ask).
– Dùng if hoặc whether sau động từ giới thiệu, không dùng liên từ that.
– Đổi cấu trúc câu hỏi thành câu trần thuật: không dùng trợ động từ, không dùng dấu hỏi chấm.
– Đổi thì của động từ, đại từ, tính từ, trạng từ…(giống cách đổi trong câu trần thuật).
- Tom said to Mary, “Will you come next week?”.
- => Tom asked Mary if / whether she would come the following week. (Tom hỏi Mary liệu rằng tuần sau đó có đến hay không.)
3.2. Câu hỏi Wh- (Wh-question)
– Dùng các động từ giới thiệu: ask, inquire, wonder, want to know (Nếu động từ tường thuật trong câu trực tiếp là said, told thì phải đổi thành ask).
– Lặp lại từ để hỏi (what, where, when, why,…) sau động từ giới thiệu, không dùng liên từ that.
– Đổi cấu trúc câu hỏi thành câu trần thuật: không dùng trợ động từ, không dùng dấu hỏi chấm.
– Đổi thì của động từ, đại từ, tính từ, trạng từ…như phần câu trần thuật.
- Tom asked me, “Where can I buy some time?”
- => Tom asked me where he could buy some wine. (Tom hỏi tôi anh ấy có thể mua rượu ở đâu.)
3.3. Câu mệnh lệnh, câu yêu cầu, lời đề nghị, lời khuyên… (requests, orders, offers, advices…)
– Dùng động từ giới thiệu ask, tell, order, request, offer, advise …+ sb (not) to do.
– Đặt tân ngữ chỉ người nhận lệnh (nếu có) sau động từ giới thiệu.
– Dùng dạng nguyên mẫu có to (to-infinitive) của động từ trong câu trực tiếp.
- The teacher said to his students, “Keep silent, please.”
- => The teacher asked his students to keep silent. (Thầy giáo yêu cầu học sinh giữ yên lặng.)
- Tom told me, “You shouldn’t go home late.”
- Tom advised me not to go home late. (Tom khuyên tôi không nên về nhà trễ.)
- Peter said to me, “I will help you.”
- => Peter promised to help me. (Peter hứa giúp tôi.)
- The doctor said: “stay in bed a few days”. (direct speech)
- → The doctor told me to stay in bed a few days. (command)
- The doctor said that I stayed in bed a few days. (indirect speech)
3.4. Câu cảm thán (Exclamation)
– Câu cảm thán what (a/an)…! Và How…! thường được thuật lại bằng động từ exclaim, cry (out), shout (out) (kêu lên, la lên), say that.
- Peter said, “How beautiful your dress is!”
- => Peter exclaimed / said (that) my dress was beautiful. (Peter thốt lên / nói rằng áo tôi đẹp quá.)
3.5. Câu hỗn hợp (Mixed types)
– Khi đổi câu hỗn hợp sang câu gián tiếp ta đổi theo từng phần, dùng động từ giới thiệu riêng cho từng phần, nối với nhau bằng các liên từ.
- Peter said, “Hi, Mary. How are you?”
- => Peter greeted Mary and asked how she was. (Peter chào Mary và hỏi cô ấy có khỏe không.)
- Peter said, “What time is it? I must go now.”
- => Peter asked what time it was and said that he had to go then. (Peter hỏi mấy giờ và nói anh ấy phải đi.)