Trong quá trình mang thai, mẹ cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố để con yêu phát triển mỗi ngày. Và chế độ dinh dưỡng cho bà bầu chính là yếu tố đặt lên hàng đầu để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh trong thời gian thai kỳ. Mẹ đã thực hiện đúng chế độ dinh dưỡng chưa?
Được làm bố, làm mẹ hẳn là một thiên chức mà ai cũng muốn một lần trải qua trong đời. Có lẽ rằng khoảnh khắc hạnh phúc nhất của một đời người đó là được nhìn con yêu lớn lên và khỏe mạnh mỗi ngày. Để làm được điều đó, mẹ cần phải hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ. Bởi vì trong từng giai đoạn khác nhau trong bụng mẹ, bé sẽ cần một nguồn dinh dưỡng khác nhau. Do vậy, nhiệm vụ của mẹ là hãy tìm hiểu kỹ những thông tin về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu để cung cấp đúng và đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của con nhé!
Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
1. Tháng đầu thai kỳ
Trong tháng đầu của thai kỳ, cơ thể mẹ bắt đầu thay đổi, lượng hormone nội tiết tố nữ tăng lên, sự thay đổi này làm cho mẹ thường xuyên có cảm giác buồn nôn và khó chịu ở bụng. Đó chính là dấu hiệu của ốm nghén. Trong tháng đầu của thai kỳ, thật khó để giúp làm dịu đi cơn khó chịu trong bụng mẹ. Do vậy, mẹ cần cố gắng sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý để con yêu được phát triển mà khiến mẹ không còn mệt mỏi trong những ngày đầu thai kỳ nhé!
Trong tháng đầu, mẹ nên bổ sung nguồn dinh dưỡng dễ tiêu hóa và kết hợp với việc ăn tinh bột, ăn protein từ thịt gà và cá. Để con yêu đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, mẹ nên bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng giàu chất folic như: Các loại rau xanh đậm, ăn bánh mì kết hợp với ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Mẹ lưu ý không được ăn các loại thức ăn tái.
Bên cạnh đó, mẹ nên dùng thêm sữa bầu và mỗi buổi sáng và tối theo hướng dẫn của bác sĩ. Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, mẹ không nên ăn một lúc nhiều thức ăn mà hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Tháng đầu tiên, nên ăn chất giàu protein không ăn thức ăn chưa chín
2. Tháng thứ 2 thai kỳ
Trong những tháng đầu thai kỳ, do sự thay đổi của nội tiết tố cùng nhiều yếu tố khác sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và mẹ sẽ không muốn ăn, Tuy nhiên, để con yêu được phát triển khỏe mạnh mẹ hãy cố gắng nhé! Ở giai đoạn này, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần lưu ý đến lượng calo nạp vào cơ thể. Chi tiết, mẹ bầu nên ăn nhiều những loại hạt ngũ cốc, ăn nhiều trái cây và nhớ bổ sung một ngày 2 sữa để đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi cần thiết.
Trong 3 tháng đầu, việc tăng cân như thế nào là hợp lý luôn là yếu tố mẹ cần phải quan tâm. Theo đó, cân nặng của mẹ trong giai đoạn này tăng lên từ 0,7 đến 1,7kg là đảm bảo cho sự phát triển của bé. Do vậy, trong giai đoạn này không quá quan trọng bạn ăn những gì mà chủ yếu là chất lượng món ăn như thế nào. Đặc biệt, bạn không được ăn những đồ sống và một số loại rau có tính hàn như rau răm. Và theo lời khuyên của nhiều người, bạn không nên ăn đu đủ sống, xoài sống và chưa nên nạp năng lượng từ tổ yến trong thời gian này.
Ở tháng thứ 2 mẹ nên bổ sung nhiều nguồn năng lượng có lợi cho bé
3. Tháng thứ 3 thai kỳ
Nếu như 2 tháng đầu thai kỳ sẽ khiến mẹ mệt mỏi vì những thay đổi trong cơ thể thì sang tháng này sẽ có những chuyển biến tích cực khi mẹ đã dần quen với sự xuất hiện của bé trong cơ thể. Do vậy, đây chính là thời gian để mẹ bắt đầu thực hiện một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu một cách thật chi tiết để con yêu được phát triển. Theo đó, trong giai đoạn này, mẹ cũng không nên ăn nhiều cùng 1 lúc mà hãy chia một ngày thành 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Mẹ hãy cố gắng nạp nguồn dinh dưỡng có lợi để đến cuối tháng thứ 3, mẹ có thể nặng thêm khoảng 1,7kg.
Ở tháng thứ 3 của thai kỳ, mẹ nên tạo thói quen ăn nhiều rau xanh và trái cây, bổ sung thêm nhiều vitamin trong bữa ăn.Đồng thời, mẹ lưu ý nên giảm đồ ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ, những món đồ ăn chứa nhiều calo nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Điển hình như đồ ngọt, những loại thức ăn nhanh, nguồn thực phẩm chế biến sẵn… Thay vì vậy, mẹ hãy chọn những món ăn giàu chất xơ, nhiều vitamin cùng lượng khoáng chất dồi dào cho sự phát triển của mẹ và bé. Ví dụ như như các loại hạt ngũ cốc, nhiều loại trái cây sấy khô. Và đặc biệt, mẹ nên uống thật nhiều nước và kết hợp với sữa bầu theo sự hướng dẫn của bác sĩ để con yêu được khỏe mạnh mỗi ngày.
Bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây trong tháng thứ 3 thai kỳ
4. Tháng thứ 4 thai kỳ
Đến giai đoạn này con yêu đã dần bắt đầu hình thành nên những bộ phận đầy đủ, do đó, mẹ cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc bổ sung dưỡng chất để con yêu lớn mạnh. Không chỉ đơn thuần là những món ăn giàu protein, trong giai đoạn này mẹ cần bổ sung thêm nhiều nguồn dinh dưỡng khác cho con, đặc biệt là chất sắt. Giải thích cho vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, sự gia tăng của lưu lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ dẫn đến nhu cầu bổ sung thêm chất sắt rất cao, do vậy, mẹ nên quan tâm đến vấn đề này nhé!
Một số nguồn thực phẩm giàu sắt mẹ nên bổ sung trong thực đơn bao gồm thịt gà, rau xanh. Có một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn cho mẹ sử dụng một số loại thuốc để tăng cường lượng sắt trong cơ thể. Ngoài ra, mẹ còn nên cung cấp thêm nhiều dưỡng chất giàu vitamin C trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ở tháng thứ . Một số thực phẩm được khuyên dùng có chứa lượng lớn vitamin C như chanh, cam, bông cải xanh….Đặc biệt trong giai đoạn này bạn tuyệt đối không được bỏ bữa. Tốt hơn hết, cứ cách 4 tiếng, bạn nên bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Bước sang tháng thứ 4, mẹ bầu nên bổ sung thêm sắt cho cơ thể
5. Tháng thứ 5 thai kỳ
Bước sang tháng thứ 5, mọi việc dường như sẽ ổn hơn cho mẹ bầu. Và đây cũng là thời gian mẹ nên dành thời gian để trò chuyện cùng con yêu để con phát triển tốt hơn. So với 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thì đây là giai đoạn mẹ bầu cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất. Tuy nhiên, mẹ đừng quên bỏ qua chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong thời gian này nhé! Mức chỉ tiêu dành cho bạn trong giai đoạn này là phải cố gắng tăng từ 1,5 đến 2kg.
Ở tháng thứ 5 thai kỳ, mẹ hạn chế ăn những đồ ăn có khả năng gây tích nước. Đặc biệt, nên hạn chế ăn thức ăn có nhiều muối như dưa chua, dầu ô liu, khoai tây chiên, thịt xông khói… Thay vào đó, hãy nuôi con bằng nhiều người dinh dưỡng có lợi, mà hơn cả vẫn là bổ sung thật nhiều nước lọc. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu bổ sung nhiều chất giàu canxi và sắt để giúp con yêu phát triển khỏe mạnh trong cơ thể mẹ.
Bổ sung thêm canxi cho cơ thể ở tháng thứ 5 thai kỳ
6. Tháng thứ 6 thai kỳ
Như vậy là thời gian gặp con yêu càng ngày càng gần rồi đấy! Đến tháng thứ 6, mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy đói nhiều hơn vì con yêu đang lớn dần và cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển. Tính đến tháng này thì số cân nặng của bạn nên tăng lên khoảng từ 6 đến 8kg. Nguồn dinh dưỡng thiết yếu để mẹ và bé phát triển trong giai đoạn này vẫn là những loại hạt như hạt óc chó, hạt matcha,…Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này vẫn không thể thiếu những sản phẩm từ sữa, thịt, trái cây.
Tốt hơn cả, mẹ bầu nên áp dụng chế độ dinh dưỡng theo chỉ dẫn của bác sĩ, và có lẽ một số trường hợp mẹ bầu cần nên bổ sung thêm nhiều vitamin. Nhưng mẹ tuyệt đối đừng nên tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào nếu chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ nhé!
Tháng thứ 6 thai kỳ mẹ cần bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ
7. Tháng thứ 7 thai kỳ
Vậy là không còn bao lâu nữa con yêu sẽ chính thức được chào đời trong sự chờ đón của cả gia đình. Thế nhưng, đây cũng là giai đoạn bạn khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi vì những tác dụng phụ của thai kỳ. Do vậy, bạn nên lưu ý áp dụng đúng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu để cả mẹ và con yêu đều khỏe mạnh nhé! Ở tháng thứ 7 thai kỳ, mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ để thúc đẩy quá trình trao đổi chất được diễn ra tốt hơn. Bên cạnh đó, cách 3 tiếng mẹ nên bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho lợi cho cơ thể. Đặc biệt, trong giai đoạn này, bạn nên bổ sung nhiều thịt đỏ để tránh tình trạng thiếu máu.
Tháng thứ 7 mẹ bầu nên bổ sung nhiều thịt đỏ cho cơ thể
8. Tháng thứ 8 thai kỳ
Đến tháng thứ 8, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để chuẩn bị chờ đón khoảnh khắc thiêng liêng trong cuộc đời. Và mẹ cũng phải nhớ thực hiện đúng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu để có sữa cho con bú nhé! Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên cung cấp nhiều thực phẩm giàu omega-3 để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển trí não cho con yêu sau này. Một số nguồn thực phẩm bạn nên lưu ý sử dụng trong tháng thứ 8 của thai kỳ như các loại hạt, quả óc chó, thịt cá hồi,… Và đặc biệt đừng quên thực hiện theo những chỉ dẫn của bác sĩ nhé!
Bổ sung nhiều dưỡng chất giàu omega 3 trong tháng thứ 8 thai kỳ
9. Tháng thứ 9 thai kỳ
Chỉ còn vài ngày nữa thôi là mẹ đã chính thức được gặp con yêu rồi đấy! Thế nên mẹ đừng quên đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bà bầu để con yêu được chào đời với một sức khỏe thật tốt nhé. Trong thời gian này, tốc độ phát triển của bé là rất nhanh, do vậy mẹ nên chia bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo tăng được từ 11 đến 15kg trong tháng thứ 9 thai kỳ. Đặc biệt, mẹ không nên ăn thức ăn chứa nhiều chất béo, nhớ bổ sung sắt, canxi và vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chúc mừng mẹ và bé đã sắp được gặp nhau!
Với chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong từng giai đoạn mà tập đoàn thể thao Elipsport nêu ở trên, mong rằng mẹ và bé sẽ luôn khỏe mạnh và phát triển. Còn giờ thì chuẩn bị đón chờ những khoảnh khắc đặc biệt nhất trong cuộc đời nhé!
Trong khi ba tháng đầu của thai kỳ có rất nhiều thay đổi cho bạn và cho con bạn, nhiều thay đổi sẽ không thể nhìn thấy được với thế giới bên ngoài. Việc mang thai đồng nghĩa với cơ thể sẽ có những thay đổi lớn, suy nhược mệt mỏi thường xuyên là điều khó tránh khỏi. Vì thế, bạn nên sắm cho mình một máy trị liệu như máy massage là giải pháp khá là hoàn hảo, ghế massage giúp xoa bóp, thư giãn và giảm các triệu chứng đau nhức mỏi gây ra cho mẹ. Nên kết hợp với việc đi bộ nhẹ nhàng trên may chay bo Elipsport sẽ giúp cho mẹ bầu có sức khoẻ tốt thuận lợi phát triển cho việc dễ sinh.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”