Khi làm xét nghiệm mỡ máu bạn cần quan tâm đến 4 chỉ số sau: Chỉ số Triglyceride, Cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (LDL-c), HDL-cholesterol (HDL-c). Dựa vào những chỉ số này bác sĩ sẽ đánh giá được những bệnh có liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid hoặc tiểu đường, tim mạch, bệnh xơ vữa động mạch.
Đây là một chỉ số rất quan trọng khi làm xét nghiệm về mỡ máu. Do vậy, hiểu được chỉ số Triglyceride là gì và các kiểm soát chúng sẽ giúp bạn có sức khỏe ổn định, phòng tránh được những căn bệnh nguy hiểm do chỉ số mỡ máu Triglyceride lên cao.
Chỉ số Triglyceride
1. Chỉ số Triglyceride là gì?
Triglyceride còn có tên gọi khác là chất béo trung tính. Đây là một dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ mỗi ngày. Lượng chất béo này chứa chủ yếu trong mỡ động vật, thực vật. Sau khi cơ thể chúng ta hấp thụ nó sẽ được chuyển hóa thành dạng năng lượng tế bào và di chuyển trong mạch máu. Nguồn năng lượng này sẽ chủ yếu được tích tụ ở gan và những tế bào mỡ. Khi lượng Triglyceride bám quá nhiều vào các thành mạch máu sẽ gây những mảng mỡ bám trên động mạch. Điều này khiến việc lưu thông, vận chuyển máu đến các bộ phận khác trong cơ thể bị gián đoạn, chậm trễ. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra xơ vữa động mạch dẫn đến các bệnh nguy hiểm như: Nhồi máu cơ tim, gan nhiễm mỡ, mỡ máu, đột quỵ,….
Một người muốn biết lượng Triglyceride có trong cơ thể có bình thường hay không sẽ dựa vào xét nghiệm phân tích hàm lượng Triglyceride trong máu bằng phương pháp Enzym so màu. Lưu ý: Để kết quả xét nghiệm chính xác trước khi xét nghiệm bạn không nên ăn trong 9-14h, không uống rượu trước 24h, không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tránh làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
- Triglyceride ở mức bình thường là < 100 mg/dL (1,7 mmol/L)
- Triglyceride ở mức ranh giới cao là từ 150 – 199 mg/dL (1,7 – 2 mmol/ L)
- Triglyceride ở mức rất cao là > 500 mg/dL (6 mmol/L)
Khi chỉ số Triglyceride ở mức cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe, dễ mắc các bệnh như: Xơ vữa động mạch, hẹp động mạch vành, đau tim. Trong trường hợp chỉ số này thường xuyên ở mức 200 mg/dl thì người bệnh có khả năng cao bị huyết áp, béo phì, mỡ máu, xơ vữa động mạch,… Đây chính là lý do bạn cần phải kiểm soát chỉ số mỡ máu Triglyceride.
2. Nguyên nhân khiến chỉ số Triglyceride tăng cao
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến chỉ số Triglyceride tăng cao vượt mức bình thường., abo gồm cả nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ teher về vấn đề này ngay sau đây
2.1. Hút thuốc lá
Trong máu có hai loại cholesterol, trong đó một loại có lợi là HDL và một loại có hại là LDL. Khi hút thuốc lá, nồng độ cholesterol có lợi sẽ bị suy giảm còn lượng cholesterol có hại thì tăng lên kèm theo cả triglyceride. Điều này làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Lượng thuốc hút càng nhiều, khả năng đào thải mỡ của cơ thể càng kém và dẫn đến tình trạng tích tụ trong máu, đặc biệt là ở mạch máu tim và mạch máu não.
Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây tăng chỉ số triglyceride
2.2. Ít hoạt động thể chất
Vận động không đơn thuần giúp chúng ta khỏe mạnh và còn giúp phòng ngừa các căn bệnh, và việc tăng chỉ số triglyceride cũng liên quan mật thiết đến vấn đề này. Quá trình vận động thể chất bao gồm cả việc tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn và ngược lại, việc ít vận động thì tiêu thụ thức ăn cũng trở nên hạn chế. Khi đó, lượng mỡ dư thừa tích tụ sẽ khiến cho nồng độ triglyceride gia tăng nhanh chóng trong cơ thể.
2.3. Sử dụng các chất có cồn
Việc sử dụng thường xuyên các chất có cồn như bia, rượu…sẽ bắt buộc gan phải sản xuất thêm axit béo và đó chính là nguyên nhân làm tăng triglyceride trong máu. Đó là còn chưa kể đến việc uống rượu thường đi kèm theo việc nạp các thức ăn nhiều chất béo, nội tạng động vật… Đây đều là những thực phẩm nguy hại và ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể.
2.4. Ăn thường xuyên các thực phẩm có hại
Một chế độ ăn nhiều chất béo động vật như thịt mỡ, nội tạng động vật, các món chiên xào, mì tôm, bún, phở, đường… và thiếu chất xơ cũng là nguyên nhân dẫn đến chỉ số triglyceride tăng cao. Nếu đang ăn uống theo chế độ này, bạn cần thay đổi để phòng tránh nguy cơ.
2.5. Thừa cân, béo phì
Có tới 60-70% người béo phì, thừa cân cũng được chẩn đoán về chỉ số triglyceride tăng cao. Điều này cũng không hề khó hiểu vì lượng chất béo trong cơ thể dư thừa quá nhiều.
Người béo phì thường có chỉ số triglyceride tăng cao
2.6. Biến chứng từ một số bệnh chuyển hóa khác
Các bệnh nhân có bệnh lý nền liên quan đến chuyển hóa như tiểu đường, suy tuyến giáp, rối loạn tim mạch, huyết áp cao…thường có nguy cơ tăng triglyceride cao hơn so với các đối tượng khác.
2.7. Di truyền
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc tăng chỉ số triglyceride cũng có thể do di truyền. Chính vì lý do đó trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân sẽ phải điền vào tờ khai về tiền sử y tế của gia đình mình. Nếu gặp phải trường hợp này, bệnh nhân phải sử dụng thuốc giảm nồng độ triglyceride trong máu.
2.8. Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Có không ít các thuốc có tác dụng phụ làm tăng chỉ số triglyceride trong máu. Chúng ta có thể kể đến như thuốc tăng cường estrogen, một số loại thuốc chống loạn thần…
3. Chỉ số Triglyceride tăng cao nguy hiểm như thế nào?
Chỉ số triglyceride tăng cao có thể dẫn đến rất nhiều những biến chứng nguy hiểm mà có thể bạn sẽ không lường trước được.
3.1. Tiểu đường tuýp 2
Chỉ số triglyceride cao trong máu là một phần của các hội chứng chuyển hóa trong cơ thể. Ngoài ra còn có huyết áp cao, tăng mỡ bụng và lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Nếu triglyceride tăng cao kết hợp với hai trong số những tình trạng trên thì nguy cơ người đó mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ tăng gấp 5 lần so với bình thường.
3.2. Nguy cơ viêm tuyến tụy
Tuyến tụy đóng vai trò sản xuất dịch tiêu hóa để cơ thể hấp thụ thức ăn. Tuy nhiên khi chỉ số triglyceride tăng có thể gây ra tình trạng sưng đau ở tuyến này. Triệu chứng của điều này có thể là đau bụng và nôn mửa, sốt. Nghiêm trọng hơn, nếu dịch tiêu hoa bị rò rỉ thì cơ thể sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Chỉ số triglyceride có nguy cơ làm sưng tuyến tụy
3.3. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Nghiên cứu khoa học đã cho thấy người có chỉ số triglyceride cao có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 4 lần. Nguyên nhân của điều này là do chỉ số chất béo trong mạch máu đã tích tụ và cản trở việc máu mang oxy đến tim một cách đầy đủ.
3.4. Đột quỵ
Ngoài việc ảnh hưởng máu lưu thông đến tim, triglyceride tăng cao còn cản trở máu đến não và chính điều đó dẫn đến đột quỵ. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những người lớn tuổi. Nghiên cứu khoa học gần đây đã cho ra kết quả rằng ở phụ nữ lớn tuổi, chỉ số triglyceride tăng cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra cơn đột quỵ nguy hiểm này.
3.5. Tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về gan
Trong số các bệnh nguy hiểm về gan như ung thư, suy gan thì gan nhiễm mỡ chính là tiền đề phổ biến. Và nguyên nhân chính dẫn đến gan nhiễm mỡ là chứng tiểu đường, béo phì và chỉ số triglyceride tăng cao.
3.6. Tác động tiêu cực đến chân
Không chỉ cản trở máu lưu thông đến tim và não, chất béo trong mạch máu còn cản trở máu lưu thông đến chân và gây đau, tê chân. Chúng còn là nguy cơ dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên và gây nhiễm trùng ở chân hoặc bàn chân.
Chỉ số triglyceride tăng cao còn dẫn đến nguy cơ đau chân
3.7. Ảnh hưởng đến trí nhớ
Có thể chúng ta không ngờ đến nhưng chỉ số triglyceride cao chính là một nguy cơ dẫn đến khả năng mất trí nhớ. Điều này là do chúng làm hỏng các mạch máu trong não và làm tăng khả năng tích tụ một loại protein độc hại có tên gọi là amyloid.
4. Cách kiểm soát chỉ số Triglyceride
4.1. Chế độ dinh dưỡng để kiểm soát chỉ số Triglyceride
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học với những thực phẩm lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng Triglyceride trong máu. Với đối tượng có Triglyceride cao thì việc đầu tiên cần làm là thay đổi thói quen ăn uống.
- Ăn nhiều chất xơ: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung chất xơ có thể giúp giảm 7-8% lượng Triglyceride ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Một chế độ ít chất xơ có thể khiến Triglyceride tăng 45% sau 1 tuần. Do vậy việc bổ sung chất xơ vào trong thực đơn ăn uống hằng ngày là điều rất cần thiết. Bạn có thể tìm thấy lượng chất xơ dồi dào có trong ngũ cốc, các loại đậu, rau xanh,….
- Sử dụng chất béo lành mạnh: Thay vì sử dụng những loại thực phẩm chứa lượng chất béo trans nhân tạo thì bạn nên hướng đến những loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như các loại cá béo. Cá béo mang lại rất nhiều lợi ích đến sức khỏe đặc biệt là cải thiện chức năng tim mạch và hạ Triglyceride. Để làm được điều này là nhờ hàm lượng axit béo không bão hòa là omega 3 có trong cá. Theo thống kê việc sử dụng cá béo thay thế cho dùng những loại chất béo nhân tạo giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 36%. Một số loại cá ngon miệng, chứa nguồn dinh dưỡng lành mạnh bạn có thể bổ sung như: Cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích,…..
Cá chứa chất béo lành mạnh
- Hạn chế sử dụng đường: Theo những chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo một người trưởng thành không nên sử dụng 6 muỗng cà phê đường trong ngày bao gồm đường có trong nước ngọt, trái cây, gia vị đồ ăn. Việc tiêu thụ quá nhiều đường khiến chỉ số Triglyceride tăng cao trong máu. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về tim mạch, gan nhiễm mỡ,… Do vậy, ngay từ bây giờ bạn nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng với những thực phẩm lành mạnh. Thay vì sử dụng những sản phẩm được chế biến sẵn có chứa nhiều dầu mỡ nhân tạo, chất bảo quản, chất tạo ngọt để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân.
- Sử dụng ít tinh bột: Tinh bột trong thực phẩm được cơ thể hấp thụ và chuyển hóa nó thành Triglyceride và được lưu trữ chúng trong các tế bào mỡ. Do vậy, chế độ ăn ít tinh bột giúp số Triglyceride trong máu thấp hơn. Đồng thời đây cũng là cách giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả.
- Hạn chế uống rượu: Một điều ít ai ngờ tới đó là rượu chứa rất nhiều calo. Lượng calo này khi đi vào cơ thể một phần sẽ được chuyển hóa thành Triglyceride. Theo thống kê những người có thói quen thường xuyên uống rượu có số Triglyceride tăng 53%.
- Sử dụng protein lành mạnh: Bạn có thể tìm thấy nguồn protein lành mạnh này có chứa trong những thực phẩm giá rẻ như đậu nành. Đậu nành rất giàu isoflavone. Đây là một hợp chất có nhiều lợi ích cho sức khỏe trong việc giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) đồng thời giảm mức Triglyceride trong máu. So với việc sử dụng nguồn protein có nguồn gốc động vật việc sử dụng protein từ đậu nành giúp bạn giảm 12.4% lượng Triglyceride chỉ sau 1 tuần sử dụng.
Đậu nành là một thực phẩm lành mạnh để kiểm soát chỉ số triglyceride
4.2. Chế độ sinh hoạt kiểm soát chỉ số Triglyceride
Lượng Cholesterol HDL (Cholesterol tốt) có mối quan hệ nghịch đảo với lượng Triglyceride trong máu, có nghĩa là mức cholesterol tốt cao có thể giúp giảm hàm lượng Triglyceride. Tập thể dục đều đặn, duy trì cân nặng hợp lý là cách giúp bạn làm tăng mức cholesterol tốt trong máu.
- Một số phương pháp tập thể dục tốt cho sức khỏe bao gồm: Đi bộ, chạy bộ, đá cầu, đi xe đạp và bơi lội. Bạn nên tập thể dục ít nhất là 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/tuần. Nghiên cứu về luyện tập thể thao cho thấy rằng chạy bộ 2 giờ mỗi tuần trong 4 tháng liên tục giúp giảm đáng kể lượng Triglyceride trong máu. Tập thể dục ở cường độ cao trong một khoảng thời gian ngắn sẽ hiệu quả hơn so với việc tập luyện ở cường độ vừa phải trong thời gian dài. Đây là cách cải thiện sức khỏe toàn diện và phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm.
- Không nên thức khuya: Người thức khuya thường dễ mệt mỏi do thiếu ngủ. Ngoài ra còn rất dễ tăng cân và có mức chỉ số triglyceride cao hơn những có chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đúng và đủ giấc. Thường xuyên thức khuya còn gây ảnh hưởng đến nội tiết, nó khiến tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả, điều này dẫn đến tăng triglyceride kèm theo tích tụ chất béo ở thành bụng và cơ mông( gây béo phì).
Thức khuya có thể khiến chỉ số Triglyceride tăng cao
- Giảm căng thẳng và áp lực: Bạn có thể lựa chọn xem những chương trình TV giúp thư giãn giải trí hoặc làm bất kỳ việc gì bạn yêu thích để giải tỏa căng thẳng, áp lực.
- Duy trì cân nặng ở mức trung bình (chỉ số BMI từ 18 đến 23). Giảm cân cũng là một cách hiệu quả giúp giảm mức Triglyceride có trong máu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giảm từ 5 đến 10% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm Triglyceride máu xuống 40 mg/dL (0,45 mmol/L).
- Hạn chế ăn uống sau 20h giờ: Việc ăn uống sau khoảng thời gian này sẽ khiến cơ thể khó tiêu hóa thức ăn, thời gian sau đó cơ thể dành để nghỉ ngơi nên sẽ không tiêu tốn nhiều năng lượng. Việc ăn quá muộn và đi ngủ ngay sẽ khiến lượng mỡ thừa dễ đọng lại tại thành mạch máu gây xơ vữa động mạch. Thời điểm thích hợp nhất để ăn tối bắt đầu từ 18-19h.
4.3. Sử dụng thuốc để kiểm soát chỉ số Triglyceride
Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng kết hợp với sinh hoạt điều độ vẫn không giúp bạn giảm được lượng Triglyceride trong máu thì bạn nên sử dụng những loại thuốc để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, những sản phẩm thuốc có tác dụng hạ mỡ máu thường đi kèm với những tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, để đảm bảo an toàn và phù hợp với bản thân bạn nên lắng nghe những tư vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong những trường hợp chỉ số Triglyceride cao như:
- Thuốc Fibrate thông thường bao gồm thuốc Gemfibrozil và Fenofibrate. Đây là loại thuốc giúp giảm hàm lượng Triglyceride có trong gan.
- Loại axit nicotinic phổ biến nhất là niacin. Được chỉ định để điều trị chứng rối loạn máu hỗn hợp.
- Bổ sung axit béo omega3 từ những thực phẩm tự nhiên có thể giúp giảm nồng độ triglyceride trong máu, nhưng sử dụng thực phẩm bổ sung omega-3 dạng kê đơn liều cao cũng giúp hạ nồng độ triglyceride hiệu quả hơn.
- Thuốc Statin được sử dụng phổ biến nhất là Atorvastatin. Đây là enzyme sản sinh ra lượng Cholesterol tốt cho cơ thể.
Trong trường hợp không nhất thiết thì bạn cũng có thể sử dụng một số chất có nguồn gốc tự nhiên có khả năng giảm lượng Triglyceride có trong máu như:
- Dầu cá: Tốt cho sức khỏe của tim mạch, làm sáng mắt và làm đẹp da. Việc sử dụng dùng dầu cá bổ sung làm giảm 48% Triglyceride.
Dầu cá
- Chiết xuất tỏi: Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng chiết xuất tỏi có thể làm giảm mức Triglyceride, nhờ vào đặc tính chống viêm. Ngoài việc sử dụng chiết xuất tỏi bạn cũng có thể sử dụng tỏi trong chế biến những món ăn hằng ngày.
- Curcumin (có rất nhiều trong nghệ vàng): Nghiên cứu năm 2012 cho thấy rằng việc bổ sung một lượng curcumin liều thấp có thể giúp giảm đáng kể Triglyceride trong máu.
5. Chỉ số triglyceride thấp có nguy hiểm không?
Trái ngược với việc chỉ số triglyceride cao gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến cơ thể thì chỉ số triglyceride thấp không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể. Điều này là do ngoài triglyceride, cơ thể còn nhiều loại chất béo khác đủ để đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, sự ổn định của các chỉ số trong cơ thể vẫn là yếu tố tốt nhất để chắc chắn cơ thể ở trạng thái tốt nhất. Do vậy, chúng ta không nên để triglyceride quá cao hoặc quá thấp.
Trên đây là những thông tin về chỉ số Triglyceride và cách kiểm soát chúng. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học và một lối sống tích cực sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng Triglyceride trong máu. Ngoài ra đây cũng là cách giúp bạn tăng cường sức khỏe tổng thể. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm được những thông tin về chỉ số mỡ máu và các kiểm soát nó.
Hiểu biết về các kiến thức sức khỏe là điều cần thiết trong cuộc sống, đừng để sức khỏe của bạn và người thân bị ảnh hưởng chỉ vì chăm sóc sai cách do thiếu kiến thức. Bạn có biết, tập luyện thể dục thể thao là cách nâng cao sức khỏe an toàn và lành mạnh nhất? Hãy bắt đầu cải thiện sức khỏe của bạn và gia đình từ hôm nay với các thiết bị tập luyện tại nhà như may chay bo dien Elipsport, xe đạp tập hoặc thư giãn hằng ngày với ghế massage. Những sản phẩm này sẽ thay bạn chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và thể lực của cả gia đình.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Các dấu hiệu cảnh báo khi chỉ số triglyceride tăng cao không rõ ràng và thường bị nhầm với các dấu hiệu của các căn bệnh khác. Do vậy, chúng ta chỉ có thể phát hiện bất thường về vấn đề này khi xét nghiệm máu.
Đây là một chỉ số quan trọng và có tác động lớn đến sức khỏe. Do vậy, các bác sĩ khuyến khích nên xét nghiệm chỉ số triglyceride 2-5 lần trong 1 năm để có thể điều chỉnh lối sống kịp thời nếu có bất thường.
Việc khắc phục tình trạng chỉ số triglyceride tăng cao tùy thuộc vào nhiều yếu tố như lối sống, chế độ ăn uống… Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể giữ chỉ số này ở mức an toàn nếu biết cách điều chỉnh lối sống trở nên lành mạnh.
Đây là trường hợp đặc biệt và chúng ta phải dùng thuốc điều trị theo ý kiến của bác sĩ.
Tất cả các bệnh viện đều có thể tiến hành xét nghiệm chỉ số này. Vì vậy, chúng ta có thể chủ động đi xét nghiệm máu theo định kỳ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.