Một mùa Xuân năm Dậu lại về trên đất nước Việt Nam, chúng ta lại cùng nhau nhớ đến chiến công lấy lừng trong lịch sử chống giạc ngoại xâm năm Kỷ Dậu 1789, Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của người anh hùng Áo vải Quang Trung đã đánh tan 29 vạn Quân Thanh bảo vệ Thăng Long thoát khỏi sự xâm lược của giặc.
Hoàng đế Quang Trung hạ dụ xuất quân bằng những vần thơ bất hủ:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho chích luân bất phản
Đánh cho phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ…”
Lê Chiêu Thống “rước voi giày mồ” – Quân Thanh “thừa nước đục thả câu” – Vận nước nguy nan
Năm 1788, các cuộc khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, Nhân dân Bắc Hà trải qua những ngày tháng đau thương đầy căm hờn. Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh, rồi bám theo quân xâm lượt trở về Thành Thăng Long lộ bản chất là một tên vua bù nhìn, hèn hạ.
Ngày 17/12/1988, Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh chia làm 4 mũi ồ ạt tiến vào thành Thăng Long. Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhập trước thế giặc mạnh phải chỉ huy quân Tây Sơn rút về phòng tuyến Tam Điệp. Tôn Sĩ Nghị đọc dắc chỉ của Vua Càn Long phong cho Lê Chiêu Thống làm An Nam Quốc Vương. Ngày 22/12/1788 (tức 25 tháng 11 Mậu Thân), chỉ có 6 ngày sau khi quân Thanh vào chiếm Thăng Long, bè lũ bán nước dựa thế quân Thanh chỉ lo báo oán, vơ vét của dân cung phụng cho quân xâm lược. Còn Tổng đốc lưỡng quảng Tôn Sĩ Nghị sau khi chiếm kinh thành Thăng Long thì buông lỏng cho quân Thanh cướp bóc, giết người, hãm hiếp gây ra tội ác tày trời không kiêng sợ gì cả. Người dân Bắc Hà đã mấy mùa thất bát, đói kém nay lại càng thêm đói khổ vì bọn chúng cướp bóc, ép quân lương.
Tôn Sĩ nghị còn ngạo mạn tuyên bố mùng 6 Tết sẽ kéo quân thẳng vào sào huyệt Tây Sơn do thấy việc chiếm được Thăng Long quá dễ dàng.
(Nguồn ảnh: Internet)
Bước chân Tây Sơn Thần tốc – Trận Ngọc Hồi – Đống Đa
Nhận được tin cấp báo của đô đôc Tuyết, ngày 22/12/1788 (tức ngày 25/11 âm lịch năm Mậu Thân), Nguyễn Huệ đã xưng vương, lấy tên hiệu là Quang Trung thống lĩnh đại quân tiến ra Bắc chống trả quân Thanh xâm lược.
Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Vua Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn Tết ở Thăng Long.
Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích các đồn ở Khương Thượng và phía Tây Thăng Long. Một cánh do đô đốc Bảo tiến đánh đồn phía Nam Thăng Long. Trung quân do đích thân vua Quang Trung chỉ huy, cùng với cánh của đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía Nam Thăng Long. Một cánh đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía Bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.
Đêm 30 tháng Chạp, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của bè lũ Lê Chiêu Thống. Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng đồn Hà Hồi.
Đêm mồng 4 Tết, vua Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ. Trong lúc địch hoang mang, cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân giặc không kịp trở tay, hàng vạn tên địch bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống phải tự vẫn, xác quân Thanh chết xếp thành 13 gò đống lớn, có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa.
Đô đốc Long tiến vào phá quân địch phòng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5, vua Quang Trung cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn tên, rất nhiều tướng bị giết trong trận này. Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây Sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều. Lịch sử ghi lại xác giặc chết nhiều đến nỗi làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả. Lê Chiêu Thống chạy theo tên Nghị thoát sang bên kia biên giới.
(Nguồn: Internet)
Kết quả là sớm hơn dự kiến ban đầu, chỉ trong 5 ngày, quân Tây Sơn đã đánh quân Thanh tan tác.
Trưa 30/1/1789 tức ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu, đại quân Tây Sơn tiến vào kinh thành Thăng Long ăn mừng thắng lợi cùng nhân dân kinh thành Thăng Long sớm hơn dự định hai ngày. Nhân dân kinh thành dâng lên nhà vua những cành đào đỏ thắm, bánh chưng xanh trong tiếng pháo nổ khắp nơi mừng đại thắng lớn…
Đại thắng mùa Xuân Kỷ Dậu 1789 – Chiến công lẫy lừng – Sử sách mãi ghi
Chỉ trong năm ngày Tết Kỷ Dậu, quân dân Tây Sơn đã đánh tan 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh nhanh chóng. Trong lịch sử giữ nước, dân tộc ta đã từng đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược, nhưng chưa từng có một trận chiến nào trong trong một thời gian ngắn ngủi và thành công vang dội như thế. Đại thắng mua Xuân Kỷ Dậu – 1789 đi vào lịch sử dân tộc và lòng người Việt như một trong những mùa xuân đẹp nhất, phi thường thường nhất thể hiện ý chí kiên cường trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại; đập tan mông tưởng xâm lăng và bành trướng lãnh thổ của kẻ thù phương Bắc
Trong cuộc kháng chiến này, “ngọn cờ cứu nước là ngọn cờ dân tộc. Mọi tầng lớp yêu nước đã thật sự đoàn kết đóng góp công sức, xương máu làm nên chiến thắng lẫy lừng”.
Đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu 1789 là một chiến thắng vĩ đại bậc nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng trong mùa xuân của đất trời hòa quyện thể hiện bản lĩnh và ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân Việt, khẳng định văn hóa truyền thống, chủ quyền của dân tộc, không kẻ giặc nào có thể xâm phạm.Nếu xâm phạm thì chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Anyen