Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm, trắc nghiệm ngữ văn lớp 11 2022 | Mytranshop.com

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

– Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), người thuộc làng Tả – Thanh Oai – trấn Sơn Nam.

– Tự là Di Hoãn hiệu là Đạt Hiên.

– Xuất thân trong một gia đình vọng tộc xứ Bắc Hà.

– Ông đỗ giải nguyên năm 1768.

– Năm 1775 ông đỗ tiến sĩ tam giáp.

– Ông làm quan dưới triều Lê Trịnh nhưng khi triều đình hỗn loạn thì ông về quê ở ẩn và viết sách.

– Năm 1778 ông được Nguyễn Huệ trọng dụng và có công trong việc xây dựng chính quyền triều đình Tây Sơn.

– Sau khi vua Quang Trung qua đời ông không được tin dùng nên về quê nghiên cứu Phật.

– Sự nghiệp sáng tác:

• Thể loại phong phú: chiếu, biểu, thơ, phú, triết học…

• Tác phẩm tiêu biểu: Bang giao hảo thoại, Bang giao tập, Kim mã hành dư…

• Nội dung hướng đến những cái thực trong cảm xúc.

• Nghệ thuật: đóng góp nhiều mảng nhiều thể loại.

• Mang giá trị sử học là chính.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác: khi ấy vua Quang Trung tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, triều đình nhà Lê sụp đổ. Bề tôi nhà lê phản ứng tiêu cực vì quyết trung với vua cũ không ra phục vụ cho triều đình mới. Chính vì thế mà Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm viết bài chiếu này để cầu những người tài giỏi khắp nơi về giúp vua xây dựng đất nước.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Biệt thự 1 tầng 120m2 mái thái thiết kế hiện đại, giá rẻ 2022 | Mytranshop.com

b. Thể loại chiếu: là thể loại văn chính luận, vua dùng để ban bố mệnh lệnh chỉ thị.

c. Bố cục: 3 phần

– Phần 1: từ đầu đến “ý trời sinh ra người hiền vậy” :mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử.

– Phần 2: tiếp đến “buổi ban đầu trẫm hay sao?”: cách ứng xử của hiền tài khi Tây Sơn ra bắc diệt Trịnh.

– Phần 3: còn lại: đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử

– Bắt đầu bài chiếu tác giả mượn lời của Khổng Tử để nói lên mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử: “Hiền tài cũng như sao sáng trên trời” -> khẳng định và trân trọng người có tài.

– Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần : đó là quy luật của tự nhiên thì giống như thế người hiền tài ắt sẽ quy về với thiển tử.

– Các từ nối “cho nên”, “chính vì vậy” lại càng làm tăng thêm tính thuyết phục của bài viết. 

– Cho nên việc quay lưng lại vơi thiên tử là đi ngược với quy luật.

– Chính vì vậy mà người hiền không được dấu mình ẩn tiếng, như thế sẽ phụ lòng người.

→ Mở đầu bài chiếu với cách lập luận logic chặt chẽ, với lý lẽ hợp quy luật, hợp tình hợp lý tác giả đã dần dần cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của mình.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Bác Hồ đã học Ngoại ngữ như thế nào? 2022 | Mytranshop.com

2. Thái độ của nho sĩ và tấm lòng của vua Quang Trung

– Thái độ của nho sĩ

• Bài chiếu hướng đến những người nho sĩ và quan lại triều đình cũ.

• Thái độ của họ khi Tây Sơn đem quân đi diệt trịnh là cố chấp vì một chữ trung với triều đình cũ mà quyết về ở ẩn không chịu giúp sức cho vua Quang Trung.

• Người ở lại triều thì im lăng.

• Người quan cấp dưới thì làm việc cầm chừng.

• Có người còn nghĩ đến cái chết.

→ Đó là một thái đô quay lưng với triều đình mới.

– Tấm lòng của vua Quang Trung:

• Trái ngược lại với thái độ của hiền tài vua Quang Trung không hề giết họ khi tiêu diệt triều đình cũ.

• Ông còn tỏ ra là một vị vua rất chân thành quý trọng người hiền tài.

• Nhà vua tự nói về hoàn cảnh đất nước chân thành như những lời tâm sự nơi đáy lòng: tình hình đất nước thì mới tạo lập, còn phải lo chuyện biên ải, kỉ cương còn nhiều thiếu xót, nhân dân thì chưa hồi sức, lòng người thì còn chưa thấm nhuần.

→ Rõ ràng đó là những lời tâm sự chân thành nhất, không phô trương quyền lực, không dọa nạt chém giết, vị vua ấy hiền từ coi trọng người hiền tài, lo cho vận mệnh của đất nước và quyền lợi của nhân dân.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Bị mụn nên uống nước ép gì? 10 loại nước ép tốt cho da mụn 2022 | Mytranshop.com

3. Con đường cầu hiền của vua Quang Trung

– Lời cầu hiền của nhà vua mang tính chất dân chủ khi cho tất cả mọi người viết lời bày tỏ, từ quan lại cho đến nhân dân.

– Người nói được việc hay làm được việc tốt thì tất yếu sẽ được trọng dụng.

– Không trách cứ những người có lời lẽ không dùng được.

– Các quan lại thì có quyền được tiến cử người có tài.

– Hoặc là bản thân người có tài tự ứng cử.

→ Như vậy có thê thấy vị vua này quả là một người vừa có tài vừa có đức khi không chấp nhận những lời không thể dùng được và biết cách làm vừa lòng người. Với những lý lẽ và dẫn chứng ấy chắc chắn nhà vua sẽ quy nạp được người tài.

III. TỔNG KẾT

– Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

– Bài chiếu được viết với nghệ thuật thuyết phục đặc sắc và thể hiện tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.

 

 

 

Leave a Comment