Chương Điện tích, điện trường, trắc nghiệm vật lý lớp 11, có đáp án và lời giải 2022 | Mytranshop.com

Lý thuyết vật lý trọng tâm

Bài tập vật lý ôn luyện theo Level

Đóng

Đóng

Đóng

Preview

A.LÝ THUYẾT

I.Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích tương tác điện

1.Sự nhiễm điện của các vật

– Một vật bị nhiễm điện bằng cách cọ xát nó vào vật khác , và nó có thể hút được những vật nhẹ khác như mẩu giấy, bụi vải…

Ví dụ: Cọ xát chiếc thước nhựa vào dạ => hút được mẩu xốp

2.Điện tích. Điện tích điểm

– Vật đã bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện hay điện tích.

– Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta đang xét.

3.Tương tác điện. Hai loại điện tích

– Hai điện tích đặt gần nhau có thể đẩy hoặc hút nhau. Sự đẩy hay hút đó gọi là tương tác điện.

– Có hai loại điện tích là điện tích dương (+) và điện tích âm (-).

+ Các điện tích cùng loại (dấu) thì đẩy nhau.

+ Các điện tích khác loại (dấu) thì hút nhau.

II. Định luật Cu – lông.

1.Nội dung và biểu thức

– Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

– Biểu thức: 

Trong đó: k = 9.109    

              F: là lực tĩnh điện (N)

              là độ lớn hai điện tích ( C )

              r: khoảng cách giữa hai điện tích (m)

               hằng số điện môi ( của chân không là 1, của không khí xem như là 1, các điện môi khác luôn lớn hơn 1).

2.Nhận xét

Các yếu tố của vecto lực:

+ Điểm đặt: trên 2 điện tích.

+ Phương: nằm trên đường thẳng nối hai điện tích điểm.

+ Chiều:      Hướng ra xa nhau nếu     q1.q2 > 0 (q1; q2 cùng dấu)

                   Hướng vào nhau nếu     q1.q2 < 0 (q1; q2 trái dấu)

Độ lớn của lực:

+ Tỉ lệ thuận với tích độ lớn hai điện tích

+ Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích và tỉ lệ nghịch với hằng số điện môi

– Biểu diễn:

B.BÀI TẬP

Dạng 1 : Bài tập về  lực tương tác giữa 2 điện tích:

Phương pháp

+ Điểm đặt: Tại hai điện tích

    + Phương: Nằm trên đường thẳng nối hai điện tích điểm

    + Chiều: Cùng dấu thì đẩy, trái dấu thì hút

    + Độ lớn:   

Dạng 2: Bài tập về lực tương tác giữa nhiều điện tích

Phương pháp: 

Các bước tìm hợp lực do các điện tích q1; q2; … tác dụng lên điện tích qo:

Bước 1: Xác định vị trí điểm đặt các điện tích (vẽ hình).

Bước 2: Tính độ lớn các lực thành phầnF10;F20…. , Fno lần lượt do q1 và q2 tác dụng lên qo.

Bước 3: Vẽ hình các vectơ lực ….

Bước 4: Từ hình vẽ xác định phương, chiều, độ lớn của hợp lực .

+ Các trường hợp đặc biệt:

 
 

Tổng quát: Góc bất kì: α là góc hợp bởi hai vectơ lực.

+ Độ lớn: 

+ Xác định phương chiều: dựa vào hình và áp dụng định luật hàm số sin/cos

2. Điệu kiện để tổng lực bằng không

+ Nếu nhiều lực đưa điều kiện về hai lực:

<=>  (1)

          + Giải phương trình về điều kiện độ lớn: F1 = F2 (2)

          + (1) rút ra điều kiện về dấu hoặc vị trí đặt điện tích

 3. Bài toán biện luận: Tìm điều kiện để F đạt giá trị max hoặc min

           + Lập biểu thức của F theo đại lượng cần tìm điều kiện

           + Áp dụng toán học vào để khảo sát:

              – Lập luận tử mẫu

              – Các bất đẳng thức thường gặp như côsi….

Dạng 3: Điều kiện cân bằng của vật dưới tác dụng của lực điện

Phương pháp

Trở lại áp dụng phương pháp động lực học:

– Chỉ ra các lực tác dụng (biểu diễn, tính độ lớn hoặc viết biểu thức)

– Áp dụng định luật I (nếu là điều kiện cân bằng):

Áp dụng định luật II (nếu là chuyển động có gia tốc:)

– Khử dấu vectơ:

+ Cách 1: Chiếu

+ Cách 2: Dùng hình

 

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  10 bước chăm sóc da ban đêm giúp bạn thăng hạng làn da 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment