Cross training là gì? hướng dẫn tập cross training 2022 | Mytranshop.com

Cross training – một cách tập luyện rất tốt dành cho những ai đam mê môn chạy bộ và muốn trở thành runner chuyên nghiệp. Những bài tập cross training chính là con đường hoàn hảo giúp bạn có được một sức khỏe dẻo dai, bền bỉ và khiến bạn tự tin hơn trên những cung đường chạy bộ.

Vậy Cross-training là gì? Làm cách nào để áp dụng phương pháp luyện tập này thật chuẩn xác và mang lại hiệu quả cao? Bạn có phù hợp để tập bộ môn này không? Bài viết sau đây của Elipsport sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ các thắc mắc nêu trên.

1. Cross Training là gì?

Cross Training tiếng Việt gọi là tập luyện chéo. Đây là một thuật ngữ dùng khi bạn chỉ thực hiện một số bài tập khác nhau nhằm giúp bổ trợ cho hình thức tập luyện chính và nó có liên quan khá nhiều đến hình thức tập luyện chính. Có thể nói, nó rất cần thiết cho các vận động viên ở mức chuyên nghiệp hoặc không chuyên. Nó sẽ giúp cho bạn có thể duy trì được thể lực cao, dẻo dai, bền bỉ khi tập luyện lâu dài.

Khi luyện tập cross training, ta sẽ nhận thấy các đặc điểm sau đây:

  • Phải bắt buộc có yếu tố vận động hiếu khí ví như aerobic chẳng hạn. Nói một cách khác, khi tập luyện thì tim phải có một thời gian hoạt động đạt được ngưỡng hiếu khí thì lúc ấy mới được gọi là Cross Training.
  • Nên bao gồm đặc điểm tương đồng với các hình thức tập chính là tốt nhất. Ví dụ như nếu bạn chọn bài tập chính là chạy bộ thì các bài đạp xe hay bơi lội sẽ có nét tương đồng nhưng bên cạnh đó không làm tác động xấu đến dây chằng, xương khớp giống chạy bộ.
  • Bạn sẽ có thể có 1 vài buổi tập đạp xe xen kẽ bơi lội để dần cải thiện khả năng hiếu khí tổng thể nói chung và từ đó xây dựng sức mạnh cơ bắp, đồng thời giảm chấn thương xảy ra do tập luyện quá mức.

cross training

Cross Training là gì?

  • Những bài tập ví dụ như chèo thuyền, bóng đá, bóng chuyền, đi bộ sẽ không phù hợp là “Cross Training” cho môn chạy bộ. Thậm chí tập gym cũng sẽ làm ta tăng nhịp tim tuy nhiên nó thiên về dạng tập luyện sức mạnh hơn là một dạng tập Cross Training.
  • Các bài như đạp xe, đạp xe trên thiết bị Elipsport, chạy trong bể bơi, bơi lội,… chính là nhưng hình thức thích hợp cho môn chạy bộ nhất.

2. Vì sao bạn nên luyện tập cross training?

Cross Training là cách thức luyện tập không chỉ dành cho những người chuyên nghiệp mà kể cả bạn vẫn có thể tập nó nhằm nâng cao thể lực và một mặt khác là để đảm bảo hạn chế tối đa chấn thương ngoài ý muốn xảy ra.

Dưới đây chính là những lý do mà bạn nên tập cross training cho mình:

2.1. Duy trì được một thể lực và sức bền khi bị chấn thương và đang chờ hồi phục

Cross Training sẽ rất hữu ích khi bạn bị chấn thương trong môn chạy bộ. Lý do đơn giản là vì khi chấn thương thì bạn không thể chạy, mà không chạy được thì thể lực dễ bị giảm sút cho nên nếu như bạn muốn duy trì thể lực mà không chạy thì phải áp dụng hình thức tập khác. Các bài tập có thể kể đến như bộ môn đạp xe, bơi lội,…. Chúng có thể giúp bạn duy trì được thể lực nhưng đồng thời không làm ảnh hưởng đến vết thương bạn đang bị ở chân. Đặc biệt là chạy bộ bằng máy chạy bộ Elipsport sẽ có thể làm cho cơ bắp hoạt động gần giống với khi đang chạy bộ nhưng cơ bắp không bị ảnh hưởng do không có va chạm với mặt đất như đang chạy.

cross training

Duy trì sức bền tuyệt vời cho bạn

2.2. Tăng cường độ tập luyện cho bạn mà không tăng nguy cơ chấn thương

Nếu như bạn không mắc chấn thương nhưng muốn tăng cường độ mà không góp phần làm tăng nguy cơ chấn thương thì cross training chính là giải pháp.

Tất nhiên là bạn sẽ không thể thực hiện giống như khi bị chấn thương vừa nhắc ở trên mà bạn sẽ kết hợp theo cách: Sáng bạn chạy bộ, chiều bạn đạp xe hoặc đi bơi. Hoặc đơn giản hơn đó là những ngày bạn quyết định không chạy thì có thể chuyển sang tập Cross Training cũng được. Bạn cần theo dõi sát sao phản ứng của cơ thể khi thêm Cross Training vào trong chương trình tập của mình. Lưu ý là bạn không nên cố gắng tập nhiều khi mới bắt đầu. Bởi vì điều này có thể làm phản tác dụng và tăng nguy cơ chấn thương hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng rất nên thử tập nhiều bài Cross Training khác nhau để xem mình phù hợp với kiểu nào nhất.

2.3. Giúp bạn giảm cân nhanh hơn

Đây chắc có lẽ là một trong những lợi ích đáng được quan tâm nhất đối với nhiều người. Tập luyện bộ môn Cross Training, ngoài những lợi ích mà ta kể ở trên thì nó cũng sẽ góp phần tăng cường tối ưu khả năng đốt mỡ của cơ thể. Nhờ vào đó mà việc giảm cân của bạn cũng có thể trở nên nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn.

2.4. Giúp bạn yêu thích các môn thể thao hơn

Việc bạn chọn tập luyện mãi một bài trong suốt cả một buổi tập như chạy bộ chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy chán nản và mất dần động lực. Nếu như bạn kết hợp vừa chạy bộ vừa đi bơi lội hay tập Yoga thì đó sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời. Chúng sẽ giúp cơ thể của bạn được giải lao và đồng thời khiến bạn cảm thấy thích thú với bộ môn chạy bộ hơn.

cross training

Giúp bạn yêu thích môn thể thao hơn mà không bị nhàm chán

3. Các bài tập Cross Training bổ trợ cho chạy bộ.

Có các hình thức tập luyện mang những điểm tương đồng với chạy bộ thì nó chính là bài tập Cross Training bổ trợ hữu hiệu. Các bài tập mang tính bổ trợ chéo này sẽ góp phần giúp bạn rèn luyện sức khỏe và đem lại thật nhiều lợi ích tốt hơn cho người tập. Mặt khác các chuyên gia thể dục cũng hay khuyên rằng, mỗi tuần bạn nên tập luyện Cross Training từ 2 đến 3 lần để đạt được toàn bộ những lợi ích tốt nhất của chế độ tập luyện này. Các hình thức tập luyện phù hợp có thể kể đến như:

Đạp xe cũng được coi là gần giống như môn chạy bộ. Bởi lẽ các vận động thường chủ yếu sẽ tác động ở phần chân. Đạp xe thường có tác dụng xây dựng sức mạnh bền bỉ cho đôi chân của bạn và đồng thời giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch hiệu quả. Bạn có thể chọn môn đạp xe leo dốc, đạp xe lên đồi để phát huy tối đa công dụng, giúp cơ thể phát triển sức mạnh và sức bền tốt nhất.

Bơi lội là một môn quen thuộc và là một trong những bài tập bổ trợ chéo tốt nhất cho người tham gia tập luyện chạy bộ. Bơi lội sau khi chạy bộ có tác dụng giúp bạn xây dựng sức mạnh, cơ bắp hoàn mỹ của cơ thể. Đặc biệt đó là cơ bắp tay và đồng thời giúp ta cải thiện sức mạnh tim mạch của lên rất nhiều.

Chạy bộ dưới nước (tiếng Anh là pool running) là một bài tập được rất nhiều huấn luyện viên thể dục nước ngoài chọn sử dụng để tập bổ trợ cho các vận động viên môn điền kinh. Chuyển động của bạn thực hiện trong bài tập này sẽ gần giống với chạy bộ thông thường trên mặt đất. Thế nhưng nó sẽ không mang tí trọng lượng nào cả. Bài tập này chắc chắn sẽ giúp tăng sức mạnh cho đôi chân và giúp bạn cải thiện nhịp tim đáng kể.

cross training

Bài tập chạy dưới nước

  • Các bài tập tăng sức mạnh

Các bài tập tăng sức mạnh ta phải kể đến như chống đẩy, kéo tạ, Squat, Lunges, gập bụng hay Plank,… đều sẽ rất tốt cho sự phát triển sức mạnh tổng thể của người chạy bộ. Khi kết hợp với tập luyện các bài tập này thật đúng cách sau chạy bộ sẽ có thể giúp cải thiện tốc độ chạy của bạn rất tốt.

4. Cách áp dụng cross training vào những thời điểm khác nhau

4.1. Cách tập bổ trợ chéo khi đang bị chấn thương

Khi bạn đang bị chấn thương, các bài tập bổ trợ chéo sẽ đóng vai trò thay thế hoàn toàn cho các bài tập chạy. Vì vậy, tốt hơn hết đó là phải xây dựng kế hoạch tập bổ trợ trong cả thời gian chấn thương giống như là kế hoạch tập chạy khi đang lành lặn.

Điều đó có nghĩa rằng, trong một tuần bạn tập bổ trợ, vẫn rất nên có các thành tố cơ bản như là một bài tập dài (thường thì vào những ngày cuối tuần để thay cho bài chạy dài), một bài tập với nhiều quãng lặp ngắn và mức nỗ lực cao (bài tập thay thế cho chạy biến tốc interval), một bài tập “hơi dài” hơn bình thường với mức nỗ lực không thực sự quá cao (sẽ thay thế cho chạy tempo). Các ngày khác bạn chọn các bài tập nhẹ nhàng tương ứng với môn chạy phục hồi. Thời gian tập các bài bổ trợ với cường độ cố gắng mô phỏng càng gần giống với khoảng thời gian và mức nỗ lực khi bạn chạy bộ càng tốt.

4.2. Cách tập bổ trợ chéo khi không bị chấn thương

Dĩ nhiên, bạn không nên thay các bài tập tốc độ ví dụ như chạy biến tốc hay chạy tempo, hoặc các bài tập chạy dài cuối tuần bằng các bài cross train khi bạn đang lành lặn, không gặp chấn thương. Bài tập bổ trợ chéo sẽ có thể được thêm vào như một hình thức phục hồi trong cùng ngày tập tốc độ. Ví dụ như buổi sáng bạn tập tốc độ thì vào buổi chiều bạn nên bổ sung thêm 30-60 phút đạp xe hoặc bơi ở mức nỗ lực từ khoảng nhẹ nhàng đến vừa phải. Một cách khác để bạn thêm cross training vào chương trình luyện tập đó là bạn bổ sung thêm bài tập bổ trợ chéo vào ngày bạn chạy phục hồi. Ví dụ như buổi sáng chạy phục hồi thì buổi chiều bạn bổ sung thêm 30-60 phút đạp xe hoặc đi bơi.

Tốc độ chắc chắn không phải là yếu tố quan trọng duy nhất với bộ môn chạy bộ mà người chạy cũng cần phải quan tâm đến nền tảng thể lực của mình. Ngoài việc luyện tập này thì chạy bộ ngoài trời, bạn chỉ cần thêm 15 phút luyện tập cross training mỗi ngày để từ đó nâng cao sức bền và cách kiểm soát nhịp tim hiệu quả hơn.

cross training

Tập luyện bổ trợ khi đang chấn thương

Vậy là bạn đã hiểu về Cross Training là gì. Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn có thêm một gợi ý cho chế độ luyện tập chạy bộ phù hợp, hiệu quả và bền bỉ nhất. Bạn có thể chọn tập luyện ngay tại nhà với máy chạy bộ hoặc xe đạp tập để áp dụng Cross Training một cách tiện lợi, an toàn nhất, tiết kiệm nhất!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Cross Training tiếng Việt gọi là tập luyện chéo. Đây là một thuật ngữ dùng khi bạn chỉ thực hiện một số bài tập khác nhau nhằm giúp bổ trợ cho hình thức tập luyện chính và nó có liên quan khá nhiều đến hình thức tập luyện chính.

Có thể nói, nó rất cần thiết cho các vận động viên ở mức chuyên nghiệp hoặc không chuyên.

Nó sẽ giúp cho bạn có thể duy trì được thể lực cao, dẻo dai, bền bỉ khi tập luyện lâu dài.

Nên bao gồm đặc điểm tương đồng với các hình thức tập chính là tốt nhất. Ví dụ như nếu bạn chọn bài tập chính là chạy bộ thì các bài đạp xe hay bơi lội sẽ có nét tương đồng nhưng bên cạnh đó không làm tác động xấu đến dây chằng, xương khớp giống chạy bộ.

Những bài tập ví dụ như chèo thuyền, bóng đá, bóng chuyền, đi bộ sẽ không phù hợp là “Cross Training” cho môn chạy bộ. Thậm chí tập gym cũng sẽ làm ta tăng nhịp tim tuy nhiên nó thiên về dạng tập luyện sức mạnh hơn là một dạng tập Cross Training.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  70+ Đề luyện thi THPT Quốc gia 2018 khối B mới nhất 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment