Đạp xe có tốt không? Đạp xe nhiều có tốt không? Cùng tìm hiểu tần suất đạp xe khoa học và mang lại hiệu quả cao nhất theo tư vấn của chuyên gia về thể hình qua bài viết sau đây.
Đạp xe từ lâu đã được biết tới là một phương pháp luyện tập thân thể dành cho mọi lứa tuổi và luôn được rất nhiều người ưa thích. Liệu đạp xe có tốt không mà lại được ưa chuộng đến vậy? Đạp xe nhiều có tốt không? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây.
1. Đạp xe có tốt không?
Việc thường xuyên vận động hay thực hiện các bài tập thể dục, tham gia các môn thể thao là phương pháp tăng cường sức khỏe rất tốt mà ai cũng biết. Tuy nhiên, đạp xe được đánh giá là tốt nhất vì với bộ môn này, hầu hết các bộ phận trên cơ thể con người đều có cơ hội được vận động một cách nhịp nhàng. So với đi bộ, đạp xe cần nhiều sự tập trung hơn để giữ thăng bằng cũng như sự tham gia của các cơ khi đạp xe cũng nhiều hơn khi đi bộ. Hơn nữa, việc đạp xe cũng được xem là một cách tập thể dục vừa sức, phù hợp với mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Cùng tìm hiểu 5 tác dụng của đạp xe tới sự khỏe đẹp của con người qua những nghiên cứu khoa học sau.
1.1. Đạp xe giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Đạp xe giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Nhiều nghiên cứu khoa học về mối liên hệ giữa đạp xe và bệnh ung thư đã cho thấy, đạp xe hằng ngày có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Những người thường xuyên tập thể dục có nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư đại tràng, … thấp hơn hẳn.
1.2. Đạp xe giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật
Đạp xe có tốt không? Đạp xe hằng ngày được chứng minh giúp giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim và bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đạp xe hơn 30 phút mỗi ngày giúp nguy cơ bị bệnh tiểu đường giảm tới 40%.
1.3. Đạp xe giúp giảm cân hiệu quả
Nếu bạn đang băn khoăn đạp xe có tốt không thì câu trả lời dành cho bạn chính là đạp xe rất tốt cho việc giảm cân và làm săn chắc cơ thể, đặc biệt là giảm mỡ cho eo thon.
- Đạp xe 30 phút đốt cháy tới 300 calo.
- Đạp xe thường xuyên giúp cơ đùi, cơ mông trở nên săn chắc.
- Cơ tay khi giữ thăng bằng trong quá trình đạp xe trở nên săn chắc hơn.
- Đạp xe làm tăng trao đổi chất trong cơ thể, từ đó, đánh bay lớp mỡ thừa tích tụ tại bụng, eo, đùi.
1.4. Đạp xe tốt cho sức khỏe hệ tim mạch
Khi đạp xe, nhịp tim sẽ tăng lên và máu bơm nhanh hơn, giúp tim hoạt động tốt hơn. Một số nghiên cứu khoa học về tim mạch cũng cho biết, những người thường xuyên đạp xe ít mắc các bệnh về tim mạch, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp.
1.5. Đạp xe giúp khớp xương trở nên linh hoạt hơn
Xe đạp tập thể dục có tốt không? Đạp xe là một phương pháp hoàn hảo được các bác sĩ khuyến cáo những người bị viêm xương khớp nên luyện tập thường xuyên. Khi đạp xe, các khớp xương được thư giãn, giảm căng thẳng, từ đó, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của bệnh viêm khớp.
1.6. Đạp xe giúp thư giãn cơ thể
Những lúc mệt mỏi, stress vì áp lực cuộc sống hay công việc, chỉ cần đạp xe khoảng 30 phút bạn sẽ thấy đầu óc trở nên thư thái hơn, dễ chịu hơn. Đạp xe giúp tăng cường oxy và máu lên máu, không chỉ tốt cho não bộ mà còn cải thiện tinh thần của bạn. Đây cũng là nguyên nhân những người đạp xe khi về già ít bị mất trí nhớ.
2. Đạp xe nhiều có tốt không? – Những tác hại khi đạp xe cần lưu ý
Mọi bộ môn luyện tập thể dục thể thao chỉ có tác dụng tốt khi bạn tập vừa sức của mình, không tập quá nhiều, dẫn đến kiệt sức. Một số tác hại được các nghiên cứu khoa học đưa ra khi đạp xe quá nhiều và sai cách như:
2.1. Tác hại của việc nữ giới đạp xe cường độ cao quá nhiều
Đạp xe tốt cho mọi lứa tuổi
Khi nữ giới đạp xe thì bộ phận chịu nhiều tác động nhất là vùng xương chậu (bộ phận sinh dục và hậu môn). Theo một kết quả nghiên cứu của Đại Học Yale tại Mỹ thì nếu nữ giới đạp xe cường độ quá cao trong thời gian dài sẽ dẫn tới vùng xương chậu cọ xát, khiếp đầu niệu đạo bị ép chặt. Từ đó gây nên tình trạng việc bài tiết bị cản trở, nặng hơn có thể dẫn tới xung huyết âm hộ.
2.2. Tác hại của việc nam giới đạp xe cường độ cao quá nhiều
Nam giới đạp xe nhiều và liên tục làm tăng nhiệt độ khu vực hai bên háng. Từ đó dẫn tới có thể ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng. Tình trạng này diễn ra quá thường xuyên có thể dẫn tới việc nam giới bị vô sinh.
2.3. Tác hại của việc đạp xe sai cách thời gian dài
Nếu bạn đang tự hỏi đạp xe mỗi ngày có tốt không thì theo thống kê tại các khoa tiết niệu, có tới 50-60% bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt do đạp xe hằng ngày. Ngoài ra, đạp xe sai cách thời gian dài ảnh hưởng tới vùng cột sống, xương khớp và sức khỏe.
Chính vì vậy, cần lưu ý đạp xe đạp đúng cách với mức độ vừa phải, tránh đạp kiệt sức gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tùy theo tình trạng sức khỏe và khả năng của bản thân để xây dựng thời khóa biểu sao cho phù hợp nhất. Có thể tập đạp xe thời gian ngắn để làm quen sau đó tăng dần thời gian mỗi lần tập.
Tần suất đạp xe phù hợp nhất với hầu hết mọi người là đạp 30 phút mỗi ngày, từ 3 – 4 lần mỗi tuần. Ngoài ra, nên lựa chọn dòng xe chất lượng, được nghiên cứu và thiết kế tối ưu dành cho việc luyện tập đạp xe như xe đạp tập thể dục ELIP của Tập đoàn thể thao Elipsport để tránh chấn thương không đáng có và nâng cao hiệu quả luyện tập.
3. Phương pháp tối đa hóa lợi ích từ việc đạp xe
Đạp xe có tốt không? Việc tập luyện đạp xe chắc chắn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe với điều kiện bạn cần thực hiện đúng cách. Nhiều người nghĩ rằng đạp xe chẳng có gì phức tạp cả, chỉ việc leo lên yên xe, ngồi và đạp mà thôi. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn trước, trong và sau khi đạp xe đều có những điều cần lưu ý mà bạn cần phải ghi nhớ.
3.1. Cần chuẩn bị gì trước khi đạp xe?
Cần đạp xe đúng cách để mang lại hiệu quả cao
- Uống nước trước khi tập luyện, tốt nhất là nên ăn nhẹ trước buổi tập khoảng 30 phút để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.
- Khởi động trước khi bắt đầu đi.
- Trang bị quần áo tập luyện vừa người, khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Mang giày êm ái, ôm chân.
- Chuẩn bị thêm một chai nước ít nhất 0.5 lít, tốt nhất là nước điện giải hoặc nước khoáng để uống ngay cả khi bạn không cảm thấy khát và uống theo từng ngụm nhỏ.
3.2. Tư thế trong khi đạp xe đúng cách
Khi đạp xe, bạn cần giữ cho lưng được thẳng và thoải mái, không nên gồng mình hoặc thả lỏng quá mức. Trong quá trình đạp xe, bạn nên tránh cúi đầu, vẹo lưng hoặc ngồi lệch mông. Khi ngồi trên yên xe, bạn hãy giữ chân thẳng, đặt bàn chân nằm ngang tại điểm thấp nhất của vòng quay, lúc pê đan ở gần mặt đường nhất. Bạn không nên tập khi chân phải cố vươn hoặc khi đang chùng chân.
3.3. Cần làm gì sau khi đạp xe?
Sau mỗi buổi tập đạp xe, bạn cần cho cơ thể thời gian nghỉ ngơi để thả lỏng và hồi phục nhanh chóng. Bạn cần ngủ đủ giấc mỗi ngày để cơ thể tái tạo kịp thời. Khi tập đạp xe, bạn hãy luôn chuẩn bị đầy đủ và kiên trì theo đuổi bộ môn này trong ít nhất 3 tháng để thấy được hiệu quả vượt trội.
4. Người lớn tuổi đạp xe có tốt không? Nên chọn những loại xe đạp nào tốt?
Người lớn tuổi rất nên tập luyện đạp xe
Khi tuổi tác càng cao, cơ thể con người sẽ xảy ra quá trình lão hóa. Các bộ phận trong cơ thể suy giảm chức năng nên sức khỏe ngày một đi xuống. Đạp xe chính là bộ môn thể thao có lợi ích ngăn chặn quá trình lão hóa và cải thiện sức khỏe ở người cao tuổi. Vậy với người già thì đạp xe có tốt không? Đáp án là có. Thường xuyên vận động, tập luyện với xe đạp sẽ giúp người già minh mẫn và linh hoạt. Một số công dụng mà bài tập đạp xe mang lại bao gồm:
- Làm chậm quá trình lão hóa ở người già, giúp cơ thể được khỏe mạnh, săn chắc, linh hoạt, không còn bị đau nhức và mệt mỏi, nâng cao tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế nguy cơ mắc bệnh, tăng khả năng chống chọi với sự xâm nhập của các mầm bệnh, tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
- Duy trì trí não minh mẫn, ổn định, hạn chế bệnh alzheimer.
- Giúp người già luôn vui vẻ, lạc quan, yêu đời và khỏe mạnh, trí óc luôn được tỉnh táo, minh mẫn. Việc đạp xe vào mỗi buổi sáng sẽ giúp người già bắt đầu ngày mới tràn đầy vui vẻ và năng lượng.
Nên chọn những loại xe đạp nào tốt cho người cao tuổi? Nếu gia đình lo lắng việc đạp xe ngoài trời hay ngoài đường lớn sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của người già thì có thể thay thế bằng xe đạp tập. Thiết bị xe đạp tập tại nhà sẽ mang lại lợi ích tương tự như khi đạp xe ngoài trời nên bạn hãy hoàn toàn yên tâm.
Người già nên tập đạp xe 20 phút mỗi ngày
Các thương hiệu sản xuất xe đạp tập thể dục ngày nay đã cải tiến để các sản phẩm phù hợp hơn với nhiều đối tượng. Bạn có thể chọn cường độ luyện tập nhẹ nhàng, điều chỉnh tốc độ thích hợp, điều chỉnh chiều cao của yên xe. Người cao tuổi đạp xe tại nhà sẽ giúp kích thích khí huyết lưu thông, vận động các cơ xương khớp và tăng cường sức khỏe dẻo dai.
Khi chọn mua xe đạp tập tại nhà cho người lớn tuổi, bạn hãy thỏa mãn các tiêu chí:
- Thiết kế xe nhỏ gọn, không quá cao, có ghế thấp để người già dễ dàng lên và xuống xe, yên xe có thể được điều chỉnh linh hoạt.
- Xe đạp tập có phần tựa lưng ở yên để người già ổn định được vị trí cơ thể.
- Tải trọng tối đa của xe thích hợp với nhiều đối tượng.
- Có tích hợp bộ cảm biến nhịp tim giúp cho người già theo dõi nhịp tim dễ dàng trong quá trình tập luyện.
- Phần bàn đạp có quai cố định chân, chống trượt chân để người già thoải mái tập luyện mà không sợ chân bị trượt khỏi bàn đạp.
- Có trang bị nơi để bình nước thể thao để người già không cần mất thời gian đi lại lấy nước.
- Bạn không nên mua loại xe có kháng lực mạnh và bánh đà lớn vì người lớn tuổi chỉ cần tập luyện nhẹ nhàng.
Với những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc đạp xe có tốt không để xây dựng cho bản thân mình một chế độ luyện tập phù hợp và khoa học nhất. Bộ môn đạp xe chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích vượt trội về thể chất, quan trọng là bạn cần có chế độ luyện tập khoa học và khẩu phần ăn uống hợp lý.
Người việt chúng ta có câu nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” hay “Có sức khoẻ là có tất cả” và một nhà Hiền triết đã từng nói: “Thà làm một kẻ ăn mày khoẻ mạnh còn hơn một ông vua ốm yếu”, vì vậy chúng ta hãy cùng nhau luyện tập thể dục Đạp Xe, chạy bộ tại nhà mọi lúc cùng Elipsport với các dòng máy chạy bộ Elip hoặc Xe đạp tập, nếu gia đình khá giả bạn hãy cân nhắc một chiếc Ghế massage sau một ngày mệt nhọc để thư giãn, giảm stress để có một giấc ngủ ngon nhé.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Đạp xe từ lâu đã được biết tới là một phương pháp luyện tập thân thể dành cho mọi lứa tuổi và luôn được rất nhiều người ưa thích. Bộ môn này mang đến nhiều lợi ích bao gồm: Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, ngăn ngừa nhiều bệnh tật, giảm cân hiệu quả, nâng cao sức khỏe hệ tim mạch, cho khớp xương trở nên linh hoạt hơn và thư giãn cơ thể.
Mọi bộ môn luyện tập thể dục thể thao chỉ có tác dụng tốt khi bạn tập vừa sức của mình, không tập quá nhiều, dẫn đến kiệt sức. Một số tác hại được các nghiên cứu khoa học đưa ra khi đạp xe quá nhiều và sai cách như: Nữ giới đạp xe cường độ cao quá nhiều sẽ cản trở hệ bài tiết, nặng hơn có thể dẫn tới xung huyết âm hộ; Nam giới đạp xe quá nhiều có thể ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, nguy hiểm hơn là bị vô sinh; Đạp xe sai cách trong thời gian dài ảnh hưởng tới vùng cột sống, xương khớp và sức khỏe.
Tần suất đạp xe phù hợp nhất với hầu hết mọi người là đạp 30 phút mỗi ngày, từ 3 – 4 lần mỗi tuần. Tùy theo tình trạng sức khỏe và khả năng của bản thân mà bạn có thểể xây dựng thời khóa biểu sao cho phù hợp nhất. Bạn có thể tập đạp xe thời gian ngắn để làm quen sau đó tăng dần thời gian mỗi lần tập.
Có. Thường xuyên vận động, tập luyện với xe đạp sẽ giúp người già minh mẫn và linh hoạt, làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế nguy cơ mắc bệnh, duy trì trí não minh mẫn, mang đến vui vẻ, lạc quan, yêu đời và khỏe mạnh.
Thiết bị xe đạp tập tại nhà sẽ mang đến lợi ích tương tự như khi đạp xe ngoài trời lại an toàn cho sức khỏe của người cao tuổi. Các thương hiệu sản xuất xe đạp tập thể dục ngày nay đã cải tiến để các sản phẩm phù hợp hơn với nhiều đối tượng. Bạn có thể chọn cường độ luyện tập nhẹ nhàng, điều chỉnh tốc độ thích hợp, điều chỉnh chiều cao của yên xe. Người cao tuổi đạp xe tại nhà sẽ giúp kích thích khí huyết lưu thông, vận động các cơ xương khớp và tăng cường sức khỏe dẻo dai.