Đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối là dấu hiệu gì? 2022 | Mytranshop.com

Đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối hay còn được miêu tả như hiện tượng bà bầu bị đau xương mu. Đây là một tình trạng khiến nhiều bà mẹ hết sức lo lắng và khó chịu.

Đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối là một trạng thái khó chịu mà mẹ bầu có khả năng gặp phải. Liệu rằng nó có phải dấu hiệu sắp sinh của bà bầu hay không? Tình trạng này nếu kéo dài có nguy hiểm gì không? Những câu hỏi vừa rồi sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây, hãy cùng tham khảo bạn nhé!

1. Vì sao mẹ bầu đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối?

đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối

Vì sao khi mang thai tháng cuối, mẹ bầu đau buốt cửa mình?

Bị đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối là một hiện tượng có thể nói là rất bình thường của cơ thể. Tử cung lúc này đang lớn lên dần và cả thai nhi cũng đang lớn hơn nên đã khiến mẹ bầu ít nhiều khó chịu. Tình trạng này có thể kéo dài một thời gian với nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa. Người mẹ có thể bị đau âm ỉ hoặc đau dữ dội.

Các chuyên gia cho rằng, hiện tượng này sẽ khiến do thai nhi bắt đầu chúc đầu xuống, cơ thể người mẹ cũng tiết nhiều hormone làm xương chậu trở nên lỏng lẻo hơn để giãn nở theo kích thước của em bé. Khi ấy, có thể người mẹ sắp sinh. Ngoài ra, đôi khi cũng do người mẹ bị thiếu hụt canxi khiến cho kết cấu xương không chắc chắn, dẫn đến đau nhức.

Những nguyên nhân gây đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối đều xuất phát từ việc thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh và sẵn sàng để chào đời. Đối với một thai phụ, đây là điều hết sức bình thường.

2. Mức độ và biểu hiện của tình trạng đau vùng kín

Tình trạng đau cửa mình trong giai đoạn mang thai sẽ có từng mức độ và các biểu hiện cũng khác nhau đối với thể trạng từng mẹ bầu. Tùy thuộc vào các biểu hiện và mức độ khác nhau thì tình trạng sức khỏe cũng không giống nhau.

  • Đau châm chích, cường độ đau nằm trong phạm vi cho phép: Cảm giác bị đau châm chích thường khá phổ biến ở mẹ bầu, xuất hiện ở tuần tứ 5 đến tuần thứ 8. Nếu mẹ bị đau châm chích vào tuần thứ 37 hoặc những tuần gần cuối thai kỳ thì đây là dấu hiệu cảnh báo mẹ sắp chuyển dạ.
  • Cơn đau âm ỉ, có thể kéo dài: Nếu mẹ thấy cơn đau âm ỉ vào 3 tháng cuối thì cần lưu ý. Thông thường, những cơn đau này là triệu chứng của bệnh viêm nhiễm tử cung ở ống dẫn trứng hoặc cổ tử cung. Mẹ bầu cần đi khám bác sĩ để kịp thời điều trị bệnh. Nếu mẹ để lâu, tình trạng có thể phát triển thành co thắt tử cung dẫn đến sảy thai.
  • Cảm thấy đau như cắt, đau nhói bụng dưới khi mang thai vào tháng cuối: Đây là tình trạng xấu nhất trong các cơn đau cửa mình vào tháng cuối thai kỳ. Đau nhói là dấu hiệu của chứng tử cung co thắt vô cùng nguy hiểm. Nó cũng là dấu hiệu của một số căn bệnh như nhau bong non, viêm bàng quang… Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu lạ nào, mẹ bầu nên nhanh chóng đi khám bác sĩ.

đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối

Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ nếu bị đau âm ỉ kéo dài

3. Các trường hợp đau cửa mình khi mang thai nguy hiểm

Ngoài những yếu tố sinh lý thông thường kể trên thì cũng sẽ xảy ra các trường hợp nguy hiểm như:

  • Đau buốt cửa mình do viêm nhiễm phụ khoa: Viêm âm đạo, âm hộ, viêm lộ tuyến tử cung, viêm cổ tử cung,…
  • Mẹ bầu mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Lâu, chlamydia, mụn rộp sinh dục,…
  • Đau buốt kèm theo ngứa ngáy, nổi mụn, viêm loét vùng kín, ra nhiều khí hư bất thường với mùi hôi thối, tiểu rắt,… mẹ bầu phải đi khám ngay ở các cơ sở chuyên môn.

4. Đau buốt cửa mình ở tháng cuối thai kỳ có phải chuyển dạ không?

Đau buốt cửa mình chủ yếu là do nội tiết tố và áp lực của thai nhi lên hệ khớp thay đổi. Do đó, không thể khẳng định chắc chắn rằng đây là dấu hiệu bị chuyển dạ. Hiện tượng này chỉ là thay đổi của cơ thể để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vượt cạn trong tương lai.

Mặc dù vậy, các mẹ vẫn nên lưu ý vài dấu hiệu của chứng đau này. Nếu mẹ cảm thấy cơn đau kéo dài kèm theo xuất huyết thì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm nhue giang mai, viêm nhiễm nấm, mụn rộp, bệnh lậu…

5. Cách giảm đau buốt cửa mình cho mẹ bầu

5.1. Kết hợp với gối bầu, nằm nghiêng

đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối

Kết hợp với gối bầu giúp mẹ giảm đau

Theo nghiên cứu đã công bố, tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu là tư thế nằm nghiêng bên trái. Đây cũng là tư thế phù hợp, giúp hỗ trợ cho quá trình phát triển tốt nhất của thai nhi trong bụng mẹ. Ngoài ra phải kể đến, tư thế này một phần sẽ giúp cơ thể bà bầu không phải chịu thêm bất kỳ sức ép nào, từ đó tạo điều kiện cho hệ tim mạch hoạt động trơn tru, bình thường.

Ngoài ra, các bộ phận như thận cũng sẽ dễ dàng bài tiết ra ngoài các chất thải và làm giảm lượng nước tích tụ trong cơ thể. Nó sẽ giúp cho bà bầu tránh được nguy cơ bị phù nề và đau nhức khi mang thai vô cùng hiệu quả.

5.2. Ngủ và nghỉ ngơi đủ giấc 

Khi mẹ bầu cảm thấy khó chịu vì các cơn đau buốt cửa mình thì hãy tạo ra cho bản thân một giấc ngủ đầy đủ, ngon giấc. Đây là một điều vô cùng quan trọng. Bởi lẽ thực tế đã cho thấy rõ rằng, khi bạn có được một giấc ngủ sâu, chất lượng tốt thì lẽ dĩ nhiên bạn sẽ cảm thấy bớt đau ngay sau khi mình thức dậy. Ngoài ra phải kể đến, bạn sẽ còn cảm thấy những biểu hiện của cơn đau ít hơn khi hoạt động vào ban ngày.

5.3. Chườm ấm cho bà bầu để giảm đau 

Nhiệt độ cao, nóng sẽ làm thư giãn hiệu quả. Khi cơ bắp của bạn làm việc quá sức, cách đáp ứng tốt nhất là chườm nóng. Nhiệt độ sẽ kích thích sự lưu thông trong máu, từ đó giúp thư giãn co thắt và làm dịu đau các cơ bắp. Nếu như các mẹ bầu cảm thấy vùng cửa mình thường đau nhức, khó chịu thì hãy sử dụng một chiếc túi chườm ấm. Nó có thể giúp mẹ  bầu cải thiện tình trạng này rất tốt.

5.4. Massage cho cơ thể 

Massage cũng chính là một trong những phương pháp giảm đau tự nhiên hiệu quả bậc nhất. Mẹ bầu có thể nhờ người thân, đặc biệt là ông xã để thực hiện một vài động tác massage toàn thân hữu hiệu. Cách này sẽ giúp cơ thể mẹ bầu lưu thông máu tốt hơn và tăng cường giải phóng các endorphin để giảm đau hiệu quả.

5.5. Tập thể dục sẽ giúp giảm đau buốt cửa mình

đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối

Mẹ bầu nên tập thể dục sẽ giúp giảm đau buốt cửa mình

Hormone endorphin chính là một chất giảm đau nhức tự nhiên thể trong cơ sẽ được sinh ra khi chúng ta luyện tập thể dục. Hormone này được miêu tả là có tác dụng tương tự như các loại thuốc giảm đau, nó dẫn tới phản xạ đau được kìm hãm, không chạy lên não. Những căng thẳng, lo âu và trầm cảm trong thời kỳ mang thai cũng vì vậy cũng được làm dịu bớt. Ngoài thể dục thì mẹ bầu còn nên hoạt động tay chân, đi lại nhiều hơn.

Lưu ý rằng, nếu các cơn đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối của thai phụ vẫn thường xuyên xuất hiện khiến mẹ bầu rất khó chịu thì gia đình nên đưa đi khám và hỏi ý kiến điều trị từ bác sĩ sản khoa của mình.

6. Cơn đau mẹ thường gặp vào 3 tháng cuối thai kỳ

6.1. Đau khớp háng vào tháng cuối thai kỳ

Bên cạnh tình trạng đau cửa mình, triệu chứng đau khớp háng cũng khiến nhiều mẹ bầu bị khó chịu. Hiện tượng này khá bình thường vào giai đoạn cuối thai kỳ nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Nguyên nhân của vấn đề này là do:

  • Thai nhi chuyển động đạp bụng mẹ: Nếu như bình thường, sức nặng của thai nhi đã tạo thành áp lực cho mẹ thì khi bé chuyển động, áp lực này lại càng mạnh hơn. Vào tháng cuối thai kỳ, em bé chuyển động gần cổ tử cung gây áp lực lên khớp ở khu vực này.
  • Dưỡng chất bị thiếu hụt, điển hình là thiếu magie khiến cho chứng chuột rút, đau xương khớp tăng.
  • Đau dây chằng tròn do hormone progesterone và relaxin điều tiết làm dây chằng bị kéo căng gây nên hiện tượng đau khớp háng.

đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối

Mẹ bầu thường bị đau khớp háng vào tháng cuối thai kỳ

6.2. Mẹ bầu bị tiêu chảy vào tháng cuối

Phụ nữ vào 3 tháng cuối thai kỳ thường bị táo bón. Do vậy, khi bị tiêu chảy, nhiều mẹ lần tưởng rằng bản thân đã bị chuyển dạ. Nguyên nhân của táo bón là do áp lực của thai nhi còn tiêu chảy là do nội tiết tố bên trong cơ thể mẹ thay đổi hoặc do tác dụng phụ khi dùng thuốc.

Khi sắp đến ngày dự sinh, tiêu chảy còn là một dấu hiệu của việc chuyển dạ. Thời gian này, các hormone bên trong cơ thể sẽ tiết ra chất gây kích thích lên ruột non. Từ đó, cơ thể sẽ bị mất nước và tiêu chảy. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá lo lắng vì tình trạng này chỉ là một phản ứng tự nhiên của cơ thể.

Để hạn chế cơ thể bị mất nước do tiêu chảy, mẹ bầu có thể bù nước bằng việc uống nhiều nước hơn mức bình thường. Trong trường hợp xảy ra tình trạng bất thường và nghiêm trọng, mẹ nên đi khám bác sĩ vì đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý.

6.3. Cơn gò Braxton-Hicks

Cơn gò Braxton-Hicks còn được gọi là chuyển dạ giả. Nó có những dấu hiệu gây lầm tưởng là mẹ bầu đang chuyển dạ thật. Khoa học gọi đây là cơn gò sinh lý. Cơn gò Braxton-Hicks là một phản ứng của cơ thể để luyện tập cho mẹ bầu trước thời gian vượt cạn. Một số đặc điểm của cơn gò này là:

  • Cơn gò bất chợt xuất hiện và thường có thời gian khoảng 30 giây.
  • Cơn gò không có chu kỳ nhất định.
  • Khi mang thai tháng cuối, mẹ thường bị gò cứng bụng nhưng không đau đớn.

Vừa rồi là những thông tin xoay quanh vấn đề đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối của các thai phụ. Hy vọng bài viết đã có thể giúp ích được cho bạn. Hãy theo dõi thêm các bài viết bổ ích tại elipsport.vn bạn nhé!

Cơn đau lưng khi mang thai thường là sự đau nhức kéo dài cùng với cảm giác cứng khớp ở lưng trên hoặc lưng dưới, đặc biệt là vùng hông. Hơn bao giờ hết, việc bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu luôn là vấn đề mà các gia đình quan tâm. Để có một sức khoẻ tốt khi mang thai, phụ nữ cũng cần phải tập thể dục điều độ. Điều này sẽ giúp cho việc mang thai trở nên dễ dàng hơn, việc sinh nở cũng thuận lợi. Do đó, mẹ bầu nên chăm chỉ đi bộ để giúp cho thai kỳ được khỏe mạnh. Bật chế độ đi nhẹ với may chay bo Elipsport có thể giúp mẹ bàu có không gian tập luyện mà không cần phải ra bên ngoài, người nhà cũng dễ quan sát trông chừng hơn. Ngoài ra, nên để phụ nữ mang thai ngồi ghế massage với chết độ massage nhẹ vì nó có tác dụng giúp máu huyết lưu thông, giảm đau mỏi vùng lưng và chân.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Bị đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối là một hiện tượng có thể nói là rất bình thường của cơ thể. Tử cung lúc này đang lớn lên dần và cả thai nhi cũng đang lớn hơn nên đã khiến mẹ bầu ít nhiều khó chịu. Tình trạng này có thể kéo dài một thời gian với nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa. Người mẹ có thể bị đau âm ỉ hoặc đau dữ dội.

Các chuyên gia cho rằng, hiện tượng này sẽ khiến do thai nhi bắt đầu chúc đầu xuống, cơ thể người mẹ cũng tiết nhiều hormone làm xương chậu trở nên lỏng lẻo hơn để giãn nở theo kích thước của em bé. Khi ấy, có thể người mẹ sắp sinh. Ngoài ra, đôi khi cũng do người mẹ bị thiếu hụt canxi khiến cho kết cấu xương không chắc chắn, dẫn đến đau nhức.

Đau buốt cửa mình do viêm nhiễm phụ khoa: viem âm đạo, âm hộ, viêm lộ tuyến tử cung, viêm cổ tử cung,…
Mẹ bầu mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lâu, chlamydia, mụn rộp sinh dục,…
Đau buốt kèm theo ngứa ngáy, nổi mụn, viêm loét vùng kín, ra nhiều khí hư bất thường với mùi hôi thối, tiểu rắt,… mẹ bầu phải đi khám ngay ở các cơ sở chuyên môn.

Theo nghiên cứu đã công bố, tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu là tư thế nằm nghiêng bên trái. Đây cũng là tư thế phù hợp, giúp hỗ trợ cho quá trình phát triển tốt nhất của thai nhi trong bụng mẹ. Ngoài ra phải kể đến, tư thế này một phần sẽ giúp cơ thể bà bầu không phải chịu thêm bất kỳ sức ép nào, từ đó tạo điều kiện cho hệ tim mạch hoạt động trơn tru, bình thường.

Khi mẹ bầu cảm thấy khó chịu vì các cơn đau buốt cửa mình thì hãy tạo ra cho bản thân một giấc ngủ đầy đủ, ngon giấc. Đây là một điều vô cùng quan trọng. Bởi lẽ thực tế đã cho thấy rõ rằng, khi bạn có được một giấc ngủ sâu, chất lượng tốt thì lẽ dĩ nhiên bạn sẽ cảm thấy bớt đau ngay sau khi mình thức dậy. Ngoài ra phải kể đến, bạn sẽ còn cảm thấy những biểu hiện của cơn đau ít hơn khi hoạt động vào ban ngày.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy CNC 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment