Đau lưng về đêm là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bạn không nên chủ quan để bệnh kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức khắc phục tình trạng bệnh.
Đau lưng về đêm là căn bệnh khiến nhiều người mệt mỏi, đau đớn, uể oải do thiếu ngủ. Để căn bệnh này kéo dài sẽ khiến tình trạng sức khỏe người bệnh suy giảm. Đồng thời đau lưng vào ban đêm cũng là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm. Việc nắm được đây là căn bệnh gì và phương pháp phòng tránh sẽ giúp bạn biết cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
1. Đau lưng về đêm là biểu hiện của bệnh gì?
Đau lưng về đêm là căn bệnh thường bộc phát vào ban đêm. Các cơn đau về đêm thường âm ỉ khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi thiếu tập trung vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh sẽ giảm dần sau khi thức dậy. Do vậy khiến nhiều người chủ quan không tiến hành thăm khám kiểm tra. Tuy nhiên, đau lưng vào ban đêm cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh không thể coi thường. Dưới đây là một số căn bệnh gây ra tình trạng này.
1.1. Bệnh lý về cột sống
Tại Việt Nam có 85% người trên 80 tuổi mắc bệnh về xương khớp
Những căn bệnh về cột sống có thể khiến bạn bị đau lưng vào ban đêm. Khi tình trạng đau kéo dài rất có thể bạn đang gặp phải những căn bệnh dưới đây:
- Thoái hóa cột sống.
- Thoát vị đĩa đệm.
- Viêm cột sống.
- Gai cột sống.
- Dị tật bẩm sinh về xương khớp như cong vẹo cột sống.
Đây là những căn bệnh phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người cao tuổi và những người làm việc nặng nề, vận động viên vận động ở cường độ cao quá sức,…. Do vậy, bạn cần chú ý sức khỏe, cân đối giữa nghỉ ngơi và vận động để tránh mắc bệnh về xương khớp.
1.2. Do bệnh lý khác
Không nằm trong nhóm bệnh về xương khớp những những người mắc những căn bệnh dưới đây có nguy cơ cao bị đau lưng vào buổi đêm.
- Người bị bệnh thận: Suy thận, sỏi thận, chứng thận hư cũng có thể dẫn đến tình trạng đau lưng vào ban đêm. Cơn đau thường kèm theo các dấu hiệu như: đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt,…
- Người mắc bệnh ruột thừa: Bệnh ruột thừa cũng là tác nhân dẫn đến tình trạng đau lưng ban đêm. Tình trạng đau lưng thường kèm theo đau bụng, buồn nôn và nôn.
- Người mắc bệnh viêm tụy: Bệnh viêm tụy cũng khiến lưng đau nhức, đặc biệt là đau lưng ban đêm. Do vậy khi có những dấu hiệu đau lưng bạn không thể loại trừ căn bệnh này.
- Bệnh phụ khoa ở nữ giới: Những bệnh phụ khoa ở nữ giới như: Viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, kinh nguyệt bất thường cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng vê đêm.
- Mang thai: Khi thai nhi lớn dần có thể khiến chèn ép dây thần kinh gây đau lưng ban đêm.
- Khối u cột sống là căn bệnh nguy hiểm có thể di căn đến những bộ phận khác. Khi mắc khối u cột sống có thể khiến bạn đau lưng dữ dội, đau mạnh vào ban đêm.
Phụ nữ mang thai thường dễ bị đau lưng, nhức mỏi
1.3. Do chấn thương
Những chấn thương do tai nạn lao động, bong gân, tai nạn giao thông, luyện tập thể thao sai tư thế cũng có thể dẫn đến tình trạng đau lưng vào ban đêm. Khi xuất hiện những dấu hiệu đau lưng bất thường vào ban đêm bạn chớ nên chủ quan mà nên đến những trung tâm y tế để kiểm tra và thăm khám kịp thời. Việc chậm trễ, chủ quan có thể dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn, làm mất đi chức năng vận động.
Bên cạnh nguyên nhân do bệnh tật thì đau lưng ban đêm có thể gây ra bởi vận động làm việc sai tư thế. Ngay cả khi ngủ hoặc ngồi nhiều sai tư thế cũng có thể hình thành bệnh đau lưng về đêm. Để khắc phục căn bệnh này bạn có thể thực hiện như sau.
2. Tình trạng đau lưng theo vị trí nằm ngủ
2.1. Đau ở vùng thắt lưng khi ngủ
Phái nam thường bị đau lưng khi nằm ngủ vì một số nguyên nhân như:
- Gặp vấn đề liên quan đến cột sống: Cột sống là trụ cột của cơ thể. Khi cột sống gặp vấn đề, bạn thường thấy đau ở cổ, vai, lưng với nhiều mức độ khác nhau. Khi nằm xuống, cột sống càng bị tác động nhiều hơn. Một số vấn đề về cột sống phổ biến là thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống,…
- Các chấn thương chủ yếu là giãn dây chằng, bong gân, đau cơ… hoặc chấn thương nghiêm trọng như té ngã, tai nạn, di chuyển mạnh…
- Những bệnh lý như hẹp đốt sống, cong vẹo cột sống, một số dạng của viêm cột sống…
- Triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung, sạn thận, ung thư…
Chấn thương cũng có thể dẫn đến đau lưng vào buổi tối
2.2. Nằm lâu bị đau lưng
Nằm lâu với một tư thế cũng là nguyên nhân chính gây đau lưng cơ năng. Trong lúc ngủ, nhiều người có sở thích ngủ ở một tư thế. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng điều này sẽ gây ảnh hưởng đến đường cong sinh lý của cột sống.
Ngoài ra, việc nằm ở một tư thế quá lâu sẽ khiến cho cột sống bị đè ép bởi trọng lượng toàn bộ cơ thể, cơn đau sẽ tăng nhanh hơn.
2.3. Nằm ngửa bị đau lưng
Nếu nằm ngửa trong thời gian dài trên một chiếc nệm cứng hoặc quá đàn hồi cũng khiến bạn bị đau lưng. Tốt nhất, bạn đừng nên nằm đệm lò xo hay nệm cứng để tránh bị đau lưng.
3. Tình trạng đau lưng theo thời gian
Các cơn đau thắt lưng xuất hiện về đêm vô cùng phổ biến. Để khắc phục hiện tượng này, người bệnh cần nắm được nguyên nhân gây bệnh, từ đó biết mình cần làm gì để giảm thiểu các cơn đau. Tình trạng đau thắt lưng ban đêm thường thay đổi theo thời gian, chúng bao gồm:
3.1. Đau lưng vào lúc gần sáng
Mất ngủ là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Nếu bị mất ngủ do bị đau lưng lúc gần sáng và ngủ dậy vẫn bị đau thì bạn không thể chủ quan. Những người lớn tuổi, trung niên và thậm chí là người trẻ tuổi cũng gặp phải hiện tượng này. Các cơn đau xảy ra khiến cho người bệnh không có giấc ngủ chất lượng, tinh thần khi ngủ dậy luôn uể, oải, mệt mỏi, thiếu sức sống. Một trong những lý do là thủ phạm dẫn đến triệu chứng này là:
- Tình trạng cột sống bị thoái hóa: Khi tuổi tác tăng lên, xương khớp sẽ ngày một lão hóa. Những người cao tuổi thường bị mắc bệnh trượt đốt sống lưng, lệch đốt sống. Các đốt sống bị lệch sẽ chèn sang rễ tủy thần kinh dẫn đến một số các cơn đau nhói vùng cột sống lưng. Theo thời gian, những cơn đau này lan sang 2 bên bả vai, lan dần xuống thắt lưng và hai bên mạn sườn.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm: Hầu hết những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đều bị đau lưng vào buổi sáng. Đĩa đệm mắc trệch, bị lồi khỏi vị trí sẽ tạo thành áp lực chèn lên một số dây thần kinh cột sống khiến bạn bị đau và không có giấc ngủ ngon.
- Tổn thương cơ, gân, dây chằng: Đây là tình trạng thường gặp ở người có cường độ lao động vất vả hoặc người có tiền sử bị chấn thương khu vực cột sống. Ngoài ra, người làm việc hoặc ngủ sai tư thế cũng mắc phải triệu chứng này.
Tuổi càng cao nguy cơ mắc đau lưng ban đêm càng lớn
Để khắc phục triệt để hiện tượng đau lưng lúc gần sáng, bệnh nhân cần xử lý các căn nguyên dẫn đến đau lưng như:
- Không nằm ngửa hay nằm nghiêng một bên quá lâu khi ngủ.
- Kê gối mềm ở vùng thắt lưng để làm giảm áp lực của cơ thể lên cột sống.
- Không mang vác đồ vật quá nặng để tránh làm tổn thương vùng cột sống thắt lưng.
- Lao động, làm việc đúng tư thế, tránh vận động quá sức hoặc nghỉ ngơi không khoa học. Vào giờ giải lao bạn hãy tranh thủ chuyển động, đổi tư thế trong vòng 5 đến 10 phút.
- Tăng cường bổ sung vào cơ thể đầy đủ canxi và chất dinh dưỡng cần thiết để tránh bị loãng xương, duy trì cấu tạo và hoạt động của các khớp xương.
3.2. Tình trạng đau lưng buổi tối
Khi bị đau lưng vào buổi tối, bạn có thể gặp tình trạng dây thần kinh tọa chèn ép hoặc bị tổn thương một số dây thần kinh liên sườn 2 bên. Để giải quyết hiện tượng này, bạn hãy có tư thế ngủ phù hợp, sinh hoạt trước khi đi ngủ khoa học, tránh nằm trên ghế sofa quá lâu hay nằm dưới sàn nhà cứng.
3.3. Đau lưng nửa đêm
Nếu cơn đau lưng xảy ra vào nửa đêm thì đây là cảnh báo cho thấy giấc ngủ của bạn đang gặp vấn đề. Nửa đêm bị đau lưng chứng tỏ bạn đang nằm sai hoặc nằm một tư thế quá lâu, ngoài ra nguyên nhân còn có khả năng là do nệm.
Nhằm giảm thiểu cơn đau xảy ra vào nửa đêm, bạn hãy xem xét kỹ giường và nệm của mình trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, thường xuyên thay đổi tư thế nằm cũng góp phần giúp bạn giảm đau nhanh chóng.
4. Cần làm gì khi bị đau lưng về đêm?
Khi bị đau lưng về đêm việc cần làm của bạn là chú ý những điều sau:
- Không nên ngồi quá lâu một tư thế hay mang vác vật nặng quá sức gây ảnh hưởng đến cột sống.
Luyện tập thể thao nhẹ nhàng là cách giảm đau lưng ban đêm hiệu quả
- Không gối quá cao và nằm đệm quá cứng.
- Nằm ngủ đúng tư thế: Nằm ngửa, dùng gối kê dưới đầu gối khi ngủ là tư thế tốt nhất cho vùng lưng và cột sống. Hoặc bạn cũng có thể chọn tư thế quay người sang hai bên nhưng nên kê một chiếc gối mỏng giữa hai chân để giúp cho cột sống được căn chỉnh phù hợp.
- Xoa bóp, massage vùng lưng bằng tinh dầu thường xuyên vừa giúp giảm áp lực lên cột sống, đồng thời làm giảm đau lưng về đêm hiệu quả.
- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt cung cấp đầy đủ là canxi và omega giúp xương chắc khỏe và làm chậm quá trình thoái hóa.
- Không được uống rượu bia, chất kích thích, thuốc lá vì chúng có thành phần làm giảm lượng máu lưu thông đến cột sống khiến cơn đau lưng tăng lên vào ban đêm.
- Hạn chế mang giày cao gót hoặc chọn mang giày có độ cao vừa phải, phần gót to để giảm bớt áp lực lên cột sống.
Do vậy, ngay từ hôm nay bạn nên xây dựng cho mình cách làm việc khoa học, lối sống lành mạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đây là cách giúp bạn cải thiện tình trạng đau lưng về đêm. Đặc biệt luyện tập thể thao nhẹ nhàng với máy chạy bộ, xe đạp tập cũng là cách nâng cao sức khỏe tổng thể và cải thiện chức năng xương khớp. Một sức khỏe tốt là cách giúp bạn phòng chống hiệu quả bệnh tật và bảo vệ gia đình đồng thời góp phần xây dựng một Việt Nam tự lực hùng cường.
Để ngăn ngừa các căn bệnh đau mỏi lưng tốt nhất, ngoài kiểm soát chế độ dinh dưỡng. Tập luyện thể thao là yếu tố quan trọng không kém. Nếu không có quá nhiều thời gian để đến phòng tập hằng ngày, hãy lựa chọn các thiết bị tập luyện tại nhà như may chay bo dien, xe đạp tập hoặc thư giãn hằng ngày với ghế massage. Những sản phẩm này sẽ giúp bạn cải thiện và ngăn ngừa tình trạng đau mỏi lưng hiệu quả nhất
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”