1. Nguyên tắc điều chế kim loại
Nguyên tắc điều chế kim loại là khử các ion kim loại trong hợp chất hóa học: Mn+ + ne → M
2. Phương pháp điều chế kim loại
2.1. Phương pháp thủy luyện
– Cơ sở của những phương pháp này là dùng những dung dịch thích hợp như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN,… để hòa tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan trong quặng. Sau đó các ion kim loại trong dung dịch được khử bằng kim loại mạnh hơn (kim loại này không tác dụng với nước).
– Phương pháp này điều chế được những kim loại đứng sau Mg (điều chế những kim loại từ trung bình đến yếu)
3Mg + Al2(SO4)3 → 3MgSO4 + 2Al
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
2.2. Phương pháp nhiệt luyện
– Cơ sở của phương pháp này là khử những ion kim loại trong các hợp chất ở nhiệt độ cao bằng chất khử mạnh như C, CO, H2 hoặc kim loại Al, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ.
– Vấn đề cơ bản trong luyện kim là khử quặng oxit của chúng bằng các chất khử hóa học thích hợp. Phương pháp này điều chế những kim loại đứng sau Al.
Ví dụ: Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
SnO2 + 2C Sn + 2CO
3CuO + 2Al Al2O3 + 3Cu
PbO + H2 Pb + H2O
Lưu ý: Các chất khử như C, H2, CO không khử được các oxit kim loại hoạt động hoá học mạnh như Li2O, K2O, BaO, Na2O, MgO, Al2O3.
2.3. Phương pháp đỉện phân
Cơ sở của phương pháp này là dùng dòng điện một chiều để khử các ion kim loại trong hợp chất. Bằng phương pháp điện phân, người ta có thể điều chế được hầu hết các kim loại.
a. Với kim loại đứng trước Al:
Dùng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua hay bazơ
MgCl Mg + Cl2
Riêng với Al: Al2O3 2Al + 3/2O2
b. Với kim loại đứng sau Al: (kim loại hoạt động hóa học trung bình và yếu)
Dùng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng:
2CuSO4 + 2H2O 2Cu + O2 + 2H2SO4
FeCl2 Fe + Cl2