Đồng và các hợp chất của đồng, trắc nghiệm hóa học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

Image result for nguyên tố đồngHình: Đồng nguyên chất

 

 

1. Vị trí và cấu tạo của đồng

– Đồng là nguyên tố kim loại chuyển tiếp; chu kỳ 4, nhóm IB.

– Cấu hình electron của Cu: [Ar]3d104s1

 

2. Tính chất hóa học

2.1. Tác dụng với phi kim

a. Tác dụng với oxi

               

b. Tác dụng với Cl2, S, Br2,…

              Cu + Cl2  CuCl2

              Cu + S  CuS

2.2. Tác dụng với dung dịch axit

– HCl và H2SO4 loãng

             Cu + 2HCl + 1/2O2 → CuCl2 + H2O

            Cu + H2SO4 + 1/2O2 → CuSO4 + H2O

– H2SO4 đặc, nóng:

            Cu + 2H2SO4 đặc  CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O

– HNO3

            4Cu + 10HNO3 (rất loãng) → 4Cu(NO3)2 + N2O + 5H2O

            3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO ↑ + 2H2O

            Cu + 4HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

– Dung dịch amoniac: Trong dung dịch amoniac với sự hiện diện của oxi (không khí) đồng bị oxi hóa dễ dàng tạo phức chất tan.

           2Cu + O2 → 2CuO

           CuO + 4NH3 + H2O → Cu(NH3)4(OH)2

2.3. Tác dụng với dung dịch muối

           Cu + Hg(NO3)2 → Cu(NO3)2 + Hg

          Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

          Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Hở van 2 lá nhẹ có nguy hiểm không? Bị hở van 2 lá nhẹ cần lưu ý điều gì? 2022 | Mytranshop.com

 

3. Điều chế

– Nhiệt luyện:

• Nếu từ quặng sunfua:

            Cu2S + 2O2 → 2CuO + SO2 ↑

            2CuO + C  2Cu + CO2 ↑ 

Hoặc :   2Cu2S + 3O2 → 2Cu2O + 2SO2 ↑

            Cu2S + 2Cu2O → 6CU + SO2

• Nếu từ quặng CuFeS2

            2CuFeS2 + 5O2 + 2SiO2 → 2Cu + 2FeSiO3 + 4SO2 ↑

– Thủy luyện: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4

– Điện phân dung dịch: CuCl2  Cu + Cl2

 

4. Một số hợp chất của đồng

4.1.Đồng (I) oxit (Cu2O)

– Cu2O là chất rắn, màu đỏ gạch
             Cu2O + 2HCl → 2CuCl ↓ + H2O

            Cu2O + H2SO4 (loãng) → Cu + CuSO4 + H2O

            2Cu2O + Cu2S → 6Cu + SO2 ↑

            3Cu2O + 14HNO3 → 6CU(NO3)2 + 2NO ↑ + 7H2O

• Đồng (I) sunfua (Cu2S):

            3Cu2S + 10HNO3 → 3H2SO4 + 6CuSO4 + 10NO + 8H2O

4.2.Đồng (II) oxit (CuO)

– CuO là chất rắn, màu đen.

– CuO có tính oxi hoá.

           CuO + CO  Cu + CO2 ↑

           3CuO + 2NH3  3CU + N2 ↑ + 3H2O

– CuO được điều chế từ: Cu(OH)2, Cu(NO3)2, CuCO3.Cu(OH)2…..

          Cu(NO3)2  2CuO + 4NO2 ↑ + O2 ↑

          CuCO3.Cu(OH)2  2CUO + CO2 ↑ + H2O

4.3. Đồng (II) hiđroxit (Cu(OH)2)

– Cu(OH)2 là chất rắn, màu xanh.

– Cu(OH)2 có tính bazơ: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

– Cu(OH)2 tan dễ dàng trong dung dịch amoniac (tạo phức)

              Cu(OH)2 + 4NH3 → [CU(NH3)4](OH)2

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Những công dụng thần kỳ của nước ép cần tây không phải ai cũng biết 2022 | Mytranshop.com

– Tính oxi hoá

RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH RCOONa + Cu2O ↓ + 3H2O
                      màu đỏ gạch

– Tạo phức với ancol đa chức

– Tính bền:  Cu(OH)2 kém bền  CuO + H2O

4.4. Đồng (II) sunfat (CuSO4)

– CuSO4 khan có màu trắng.

– CuSO4.5H2O có màu xanh nên dùng để phát hiện hơi nước trong phương pháp phân tích nguyên tố định tính

Leave a Comment