Đột biến gen, trắc nghiệm sinh học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

ĐỘT BIẾN GEN

 

1. Khái niệm

– Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Đột biến gen thường liên quan tới một cặp nuclêôtit (gọi là đột biến điểm) hoặc một số cặp nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.

– Tần số xảy ra đột biến đối với mỗi gen là rất thấp từ 10-6 – 10-4.

+ Tần số đột biến gen có thể thay đổi phụ thuộc vào: Loại tác nhân gây đột biến; cường độ, liều lượng tác nhân; đặc điểm cấu trúc của gen.

– Thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

 

2. Các dạng đột biến gen

Có 3 dạng đột biến gen (đột biến điểm) cơ bản: Mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit.

 

3. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen

3.1. Nguyên nhân

– Nguyên nhân bên ngoài:

+ Tác nhân vật lí: Tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt,…

+ Tác nhân hóa học: các hóa chất.

+ Tác nhân sinh học: một số virut,…

–  Nguyên nhân bên trong: Do rối loạn sinh lí, hóa sinh trong tế bào.

3.2. Cơ chế phát sinh

      Đột biến điểm thường xảy ra trên một mạch dưới dạng tiền đột biến. Dưới tác dụng của enzim sửa sai nó có thể trở về dạng ban đầu hoặc tạo thành đột biến qua các lần nhân đôi tiếp theo.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  15 ý tướng thiết kế nội thất phòng bếp đẹp hiện đại 2022 | Mytranshop.com

Gen → tiền đột biến gen → đột biến gen

      Ví dụ: cơ chế phát sinh đột biến do sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN (G – X → A – T) do tác động của tác nhân hoá học như 5 – BU.

4. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen

4.1 Hậu quả

– Đột biến gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với một thể đột biến. Xét ở mức độ phân tử, đa số đột biến thường trung tính.

– Mức độ có lợi hay có hại của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

4.2 Ý nghĩa

– Làm xuất hiện alen mới → tính trạng mới. Làm sinh giới đa dạng và phong phú.

– Cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa và chọn giống.

 

Xem video minh họa cơ chế thêm và mất 1 cặp nucleotit:

Leave a Comment