Glucozơ và Fructozơ, trắc nghiệm hóa học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

1. Glucozơ

 

1.1. Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên

– Chất rắn, kết tinh, không màu, tan nhiều trong nước, có vị ngọt (kém đường mía).

– Có trong các bộ phận của cây, trong mật ong chứa 30%, trong máu chứa 0,1%.

Hình 1: Quả nho có chứa nhiều Glucozơ

1.2. Cấu tạo phân tử:

– CTPT: C6H12O6. CTCT: CH2OH-[CHOH]4-CH=O

Tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng α-glucozơ và β-glucozơ

1.3. Tính chất hóa học 

a. Tính chất của ancol đa chức:

– Tác dụng với kết tủa Cu(OH)2  tạo dung dịch xanh thẫm:

2C6H12O6 Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

Phản ứng này chứng minh glucozơ có nhiều nhóm -OH kề nhau.

– Tác dụng với anhiđrit axit tạo este:

C6H12O6  + 5(CH3CO)2O → C6H7O(OCOCH3)5 + 5CH3COOH

Phản ứng này được dùng để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm chức -OH.

b. Tính chất của anđehit: 

– Tác dụng với H2/Ni,to:

CH2OH[CHOH]4CHO + H2  xrightarrow{{{t}^{o}}} CH2OH[CHOH]4CH2OH (Sobitol)

Phản ứng trên chứng minh tính oxi hóa của glucozơ.

– Tác dụng với dung dịch AgNO3  trong NH3: (phản ứng tráng bạc)

CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 +3NH3  + H2O → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

(CH2OH[CHOH]4COONH4: Amoni gluconat)

Hiện tượng: xuất hiện lớp bạc bám vào thành ống nghiệm

– Tác dụng với dung dịch Br2:

CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr

(CH2OH[CHOH]4COOH: Axit gluconic)

Hiện tượng: mất màu dung dịch Brom

– Tác dụng với Cu(OH)2/NaOH ở nhiệt độ cao:

CH2OH[CHOH]4CHO + Cu(OH)2 + NaOH xrightarrow{{{t}^{o}}} CH2OH[CHOH]4COONa + Cu2O↓ + 3H2O

(CH2OH[CHOH]4COONa: Natri gluconat)

Hiện tượng: xuất hiện kết tủa đỏ gạch

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Ăn bánh chưng, bánh chưng rán có béo không? 2022 | Mytranshop.com

Các phản ứng trên chứng minh tính khử của glucozơ.

 c. Phản ứng lên men

C6H12O6 xrightarrow{men,,30^o - 40^oC} 2C2H5OH + 2CO2 

1.4. Điều chế:

Thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ trong môi trường axit hoặc có enzim xúc tác để thu được glucozơ

(C6H10O5)n + nH2O xrightarrow{H^+} nC6H12O6 

1.5. Ứng dụng:

Làm thuốc tăng lực, vitamin C, pha huyết thanh.

Trong công nghiệp: tráng ruột phích, tráng gương, sản xuất  ancol etylic.

2. Frutozơ

– CTPT: C6H12O6 (đồng phân của glucozơ)

– CTCT: CH2OH-[CHOH]3-CO-CH2OH

 – Fructozơ là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, ngọt hơn đường mía, có nhiều trong hoa quả, mật ong,… Fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng α và β.

 

– Fructozơ có nhiều tính chất hóa học tương tự glucozơ:

+ Hòa tan Cu(OH)2/OH- tạo thành dung dịch xanh lam

+ Cộng hidro tạo thành sobitol

– Trong môi trường kiềm, fructozơ có khả năng chuyển hóa thành glucozơ: Fructozơ  Glucozơ. Do đó dung dịch fructozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

* Nhận biết fructozơ và glucozơ: dùng dung dịch Br2. Fructozơ không làm mất màu nước brom.

Leave a Comment