Hai đứa trẻ – Thạch Lam, trắc nghiệm ngữ văn lớp 11 2022 | Mytranshop.com

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

– Thạch Lam ( 1910 – 1942), quê Hải Dương.

– Ông là một trong những nhà văn nổi tiếng của nhóm Tự lực văn đoàn.

– Ông có một tuổi thơ nghèo trên mảnh đất Cẩm Giàng.

–  Sự nghiệp sáng tác:

• Các tác phẩm tiêu biểu: Nắng trong vườn, Gió đầu mùa, Ngày mới, Hà Nội băm sáu phố phường, Theo giòng.

• Phong cách nghệ thuật: tác phẩm của ông là những tác phẩm không có cốt truyện hoặc thường là những cốt truyện nhẹ nhàng, không mang đến những tình huống kịch tính thế nhưng nó vẫn hấp dẫn người đọc bởi sự nhẹ nhàng và êm ái giống như những bài thơ trữ tình đượm buồn.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác: nhà văn đã có những ngày tháng sống tại phố huyện Cẩm Giàng vốn là người nhạy cảm nhà văn nhận thấy đông cảm và thương xót với cuộc sống của người dân nơi đây và đã sáng tác nên truyện ngắn này.

b. Xuất xứ: truyện ngắn được in trong tập Nắng trong vườn (1938).

c. Bố cục: 3 phần:

– Phần 1: từ đầu đến cười khanh khách: cảnh phố huyện lúc chiều xuống.

– Phần 2: tiếp đến cảm giác mơ hồ không hiểu nổi: cảnh phố huyện về đêm.

– Phần 3: còn lại: cảnh chuyền tàu đêm đi qua phố huyện.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Bức tranh phố huyện nghèo lúc chiều xuống

a. Bức tranh phố huyện

* Thời gian: Chiều tà chuyển dần vào tối đêm

– Chi tiết:

+ Tiếng trống thu không để gọi buổi chiều

+ Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

+ Chiều, chiều rồi

→ Tác dụng: tạo cho người đọc cảm giác bâng khuâng, thương nhớ, man mác buồn. (thời gian nghệ thuật)

→ Đây là thời gian kết thúc một ngày và mở ra đêm tối. Với kẻ giàu sang là thời gian kéo dài cuộc chơi, với người nghèo công việc kiếm sống vẫn tiếp tục, họ lẫy đêm đốt sáng để làm ngày, để thắp lên hi vọng cho ngày mai.

* Không gian

– Hình ảnh: phương Tây đỏ rực như lửa cháy, những lũy tre cắt hình trên bầu trời rõ rệt

– Âm thanh:

+ Tiếng trống thu không: từng tiếng

+ Tiếng ếch nhái, tiếng muỗi: văng vẳng

– Ánh sáng:

+ánh sáng của bầu trời, của những đám mây ánh hồng như sắp tàn

+ ánh đèn lóe ra ngoài khiến cho đá trên đường một bên sáng một bên tối

– Màu sắc: màu đỏ của mặt trời xuống, màu đen của lũy tre in hình trên bầu trời.

– Đường nét: mập mờ trong ánh chiều chạng vạng, dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.

– “chiều, chiều rồi một buổi chiều nhẹ như ru và thoảng qua gió mát”. Hình ảnh âm thanh ấy gợi lên cảnh chiều tàn tạ đang buông xuống. Cảnh phố huyện hiện lên tàn tạ mang sự héo úa rơi rụng của chiều tàn. Tuy nhiên ta vẫn thấy ở đó một bức họa đồng quê vô cùng giản dị mộc mạc và chân quê. Nhưng nó mang một nỗi buồn man mác của sự úa tàn. Phố huyện giống như một miền đời bị lãng quên nơi bùn lầy nước đọng.

→ Bức hoạ đồng quê quen thuộc, bình dị, thơ mộng, gợi cảm, mang cốt cách Việt Nam.

– Câu văn: dịu êm, nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu, uyển chuyển, tinh tế.

→ Người đọc nhìn, nghe, xúc cảm trước một bức tranh quê rất Việt Nam.

b. Cảnh chợ tàn

–    Cảnh tượng:

• chợ tàn và trên đất chỉ còn những rác rưởi vỏ bưởi vỏ thị, mấy cô bán hàng còn đứng lại nói chuyện thêm một chút rồi mới về → gợi nhịp sống thường ngày.

• Một mùi âm ẩm bốc lên như mùi của đất quê hương này vậy.

– Con người: 

• mấy đứa trẻ nhà nghèo lom khom nhặt nhạnh những thanh củi thanh tre những gì còn có thể dùng được. 

• Bà cụ Thi Điên thì lảo đảo bước ra mua rượu rồi lại lảo đảo đi vào bóng tối.

• Mẹ con chí Tý bắt đầu dọn hàng.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Mẫu Bản vẽ nhà 2 tầng 4x20 tối ưu hóa công năng nhất hiện nay 2022 | Mytranshop.com

→ Cảnh tượng tàn tạ kết thúc một ngày, những con người bắt đầu xuất hiện làm những công việc quen thuộc hàng ngày. Bằng giọng văn nhẹ nhàng êm ái nhà văn đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên và bức tranh con người nơi phố huyện nghèo.

2. Cảnh phố huyện khi đêm đến

a. Thiên nhiên

– Nhà văn bắt đầu bằng một câu văn êm ả: “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngơ con dần dần chứa đầy bóng tối.”

– Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối:

+ “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”.

+ “Tối hết con đường thẳm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”.

→ Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện.

– Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, bé nhỏ:

+ Một khe sáng ở một vài cửa hàng.

+ Quầng sáng thân mật quanh ngọn đèn chị Tí.

+ Một chấm lửa nhỏ trong bếp lửa bác Siêu.

+ Ngọn đèn của Liên “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”.

→ Đó là thứ ánh sáng yếu ớt, le lói như những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện.

→ Ánh sáng và bóng tối tương phản nhau:

Bóng tối bao trùm, dày đặc >< ánh sáng mỏng manh, nhỏ bé.

→ Biểu trưng cho những kiếp người nhỏ bé sống leo lét, tàn lụi trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.

b. Con người

Vẫn những hành động quen thuộc:

– Mẹ con chị Tý bắt đầu dọn hàng, dọn thì cứ dọn đấy nhưng chắc gì đã có ai vào uống nước.

– Gia đình nhà bác Xẩm: thằng con trai thì nằm bò ra đất nghịch đất cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe, thỉnh thoảng góp vào bầu trời tối bằng những nốt nhạc bần bật .

– Bác Siêu: bác Siêu bán phở mà ở nơi đây thì phở của bác là một món quà xa xỉ.

– Chị em Liên cũng mở quán để giúp mẹ kiếm thêm được đồng nào hay đông ấy.

→ Tần ấy con người chường mình ra để kiếm sống, trong một sân khấu họ không có lấy một khuôn mặt, họ có thể đổi vai cho nhau được nhưng không ai đổi phận cho ai được. Họ vẫn cầm cự để sống chứ không phải đang sống, họ vẫn mong đợi một điều gì tươi sáng đến với họ -> nhà văn đã hướng nhân vật mình về tương lai.

→ Sống quẩn quanh, đơn điệu không lối thoát.

+ Vẫn suy nghĩ và mong đợi như mọi ngày: Mong những người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ vào hàng uống bát che tươi  và hút điếu thuốc lào.

+ Vẫn mơ ước: “chừng ấy người trong bóng tối dang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống  nghèo khổ hàng ngày của họ”

→ Ước mơ mơ hồ: tình cảnh tội nghiệp của những người sống mà không biết số phận mình sẽ ra sao.

Giọng văn: chậm buồn, tha thiết thể hiện niềm cảm thương của Thạch Lam với những người nghèo khổ.

→ Bóng tối đã che lấp đi ánh sáng của đôi mắt họ, gương mặt họ lẫn vào cùng bóng tối, con người thực chất chỉ là một cái bóng vật vờ lay lắt mong manh, cuộc sống mưu sinh chật vật khốn cùng, mòn mỏi.

→ Những nét vẽ về âm thanh, ánh sáng và con người trong bức tranh phố huyện của tác giả như rời rạc nhưng lại hoà quyện cộng hưởng trong 1 hệ thống u buồn, trầm mặc, xót xa.

3. Cảnh chuyến tàu đêm đến

– Đối với những người phố huyện thì chuyến tàu đêm là niềm hi vọng để có thể kiếm thêm vài hào nước, hào phở.

– Đối với chị em Liên nó mang lại những kí ức xa xăm về một hà Nội nhiều ánh đèn và những que kem xanh đỏ.

* Cảnh tàu đến: Hình ảnh đoàn tàu mang lại thế giới khác:

– Nó như một con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm, đem đén cho phố huyện ánh sáng xa lạ của thế giới thành thị

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Những mẫu lông mày ngang Hàn Quốc theo xu hướng mới nhất 2022 | Mytranshop.com

– Ánh sáng lấp lánh của những ngọn đèn sau cửa kính, ánh sáng loang loáng trên các tay vịn đủ sức xoá đi dù chỉ trong giây lát

– Âm thanh mãnh liệt của tiếng còi tầu, của bánh xe rít trên đường ray và tiếng ồn ào của hành khách đủ sức át đi bản hoà tấu đều đều, buồn tẻ đơn điệu của phố huyện

→ con tàu tác động vào lòng người 1 ấn tượng mạnh mẽ. đưa cả phố huyện ra khỏi cảnh sống tù đọng, u uẩn → con tàu trở thành một nhu cầu thường ngày của người dân phố huyện.

* Tàu đi:

– Để lại sự nuối tiếc cho những con người nơi phố huyện và hai đứa trẻ:

+ Để lại những đốm than đỏ.

+ Chấm xanh treo trên toa sau cùng xa mãi

+ Khuất sau rặng tre.

→ Chuyến tàu đêm thể hiện một niềm mơ ước về một tương lai tươi sáng của chừng ấy con người nơi phố huyện

3. Nhân vật Liên

a. Hoàn cảnh

– Liên và An từng có cuộc sống tuổi thơ hạnh phúc, vui vẻ nhưng rồi gia đình xa sút bố Liên mất việc… nên 2 chị em phải về quê ở với mẹ, hai chị em trông coi của hàng tạp hoá

b. Tâm trạng của Liên

– Khi phố huyện về chiều: Liên buồn man mác nhưng cô không thu mình lại trong nỗi cô đơn tuyệt vọng mà mở rộng tâm hồn để quan sát, cảm nhận mọi sự vật -> tình yêu thương của nhân vật đối với mảnh đất quê hương

– Đối với những người dân nghèo nơi phố huyện: cảm thông, thương yêu và trân trọng họ, cô hiểu rõ từng hoàn cảnh gia đình.

– Đối với công việc gia đình và câu em: Liên là người chi chững chạc, đảm đang biết chăm sóc em và biết sắp xếp, thu vén công việc gia đình

– Khi tàu đến:

+ Hành động: dắt em đứng dậy, dõi mắt nhìn theo đoàn tàu, không đáp lời em, lặng theo mơ tưởng: “Hà Nội xa xăm”

→ tâm trạng: khao khát, đón chờ đoàn tàu vì nó đem đến chi Liên một thế giới khác, đem đến cho Liên những khoảng khắc bừng sáng, hấp dẫn, đặc biệt nó đánh thức trong lòng Liên những kỉ niệm đẹp về Hà Nội.

4. Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng

a. Biểu tượng bóng tối và ngọn đèn dầu nơi phố huyện

* Biểu tượng bóng tối.

– Lặp hơn 20 lần trong tác phẩm.

→ bóng tối bao trùm tất cả, tràn ngập trong tác phẩm, tạo nên một bức tranh u tối.

– Cái màn đêm ấy tưởng chừng như có thể sắt ra từng miếng, đè nặng lên cả tác phẩm tạo một không gian tù đọng, gợi cảm giác ngột ngạt.

– Bóng tối được miêu tả nhiều trạng thái khác nhau, có mặt suốt từ đầu đến cuối tác phẩm.

→ Gợi cho người đọc thấy một kiếp sống bế tắc, quẩn quanh của người dân phố huyện nói riêng và nhân dân trước cách mạng tháng Tám nói

→ Đó là biểu tượng của những tâm trạng vô vọng, nỗi u hoài trong tâm thức của một kiếp người.

– Bóng tối ấy có liên quan đến từng con người có một cuộc đời vất vả, lam lũ:

+ Tối đến mẹ con chị Tý dọn hàng nước.

+ Đêm về bác phở Siêu xuất hiện.

+ Trong bóng tối gia đình bác hát Sẩm kiếm ăn.

+ Khi bóng tối tràn ngập là lúc bà cụ Thi điên đến mua rượu uống.

+ Đêm nào Liên cũng ngồi lặng ngắm phố huyện và chờ tàu.

→ Bóng tối trở thành biểu tượng nghệ thuật gợi nhiều cảm xúc cho người đọc.

* Biểu tượng ngọn đèn dầu nơi phố huyện

– Ngọn đèn dầu được nhắc hơn 10 lần trong tác phẩm.

→ Tất cả không đủ chiếu sáng, không đủ sức phá tan màn đêm, mà ngược lại nó càng làm cho đêm tối trở nên mênh mông hơn, càng ngợi sự tàn tạ, hắt hiu, buồn đến nao lòng.

– Ngọn đèn dầu là biểu tượng về kiếp sống nhỏ nhoi, vô danh vô nghĩa, lay lắt. Một kiếp sống leo lét mỏi mòn trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ, không hạnh phúc, không tương lai, cuộc sống như cát bụi. Cuộc sống ấy cứ ngày càng một đè nặng lên đôi vai mỗi con người nơi phố huyện.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Mụn mủ có nên nặn không? Cần lưu ý gì khi nặn mụn mủ? 2022 | Mytranshop.com

– Cả một bức tranh đen tối. Những hột sáng của ngọn đèn dầu hắt ra giống như những lỗ thủng trên một bức tranh toàn màu đen.

→ Chị em Liên cảm nhận chiều quê: Cảnh vật tuy buồn nhưng thân thuộc, gần gũi. Liên và An lặng lẽ ngắm các vì sao, lặng lẽ quan sát những gì diễn ra ở phố huyện và xót xa cảm thông, chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi sống lay lắt trong bóng tối của cơ cực đói nghèo.

→ Nỗi buồn cùng bóng tối đã tràn ngập trong đôi mắt Liên, nhưng trong tâm hồn cô bé vẫn dành chỗ cho một mong ước, một sự đợi chờ trong đêm.

b. Biểu tượng chuyến tàu đêm qua phố huyện.

– Hình ảnh con tàu lặp 10 lần trong tác phẩm.

→ Đó là  biểu tượng cho một cuộc sống sôi động, nhộn nhịp, vui vẻ, hiện đại. Dù chỉ trong giây lát nó cũng đưa cả phố huyện thoát ra khỏi cuộc sống tù đọng, u ẩn, bế tắc.

– Chuyến tàu đêm qua phố huyện là niềm vui duy nhất trong ngày của chị em Liên.

+ Mang đến một thế giới khác: ánh sáng xa lạ, âm thanh nao nức, tiếng ồn ào của khách…khác và đối lập với nhịp điệu buồn tẻ nơi phố huyện.

+ Chuyến tàu ở Hà Nội về: trở đầy ký ức tuổi thơ của hai chị em Liên, mang theo một thứ ánh sáng duy nhất, như con thoi xuyên thủng màn đêm, dù chỉ trong chốc lát cũng đủ xua tan cái ánh sáng mờ ảo nơi phố huyện.

– Việc chờ tàu trở thành một nhu cầu như cơm ăn nước uống hàng ngày của chị em Liên. Liên chờ tàu không phải vì mục đích tầm thường là đợi khách mua hàng mà vì mục đích khác:

+ Được nhìn thấy những gì khác với cuộc đời mà hai chị em Liên đang sống.

+ Con tàu mang đến một kỷ niệm, đánh thức hồi ức về kỷ nịêm mà chị em cô đã từng được sống.

+ Giúp Liên nhìn thầy rõ hơn sự ngưng đọng tù túng của cuộc sống phủ đầy bóng tối hèn mọn, nghèo nàn  của cuộc đời mình

– Liên là người giàu lòng thương yêu, hiếu thảo và đảm đang. Cô là người duy nhất trong phố huyện biết ước mơ có ý thức về cuộc sống. Cô mỏi mòn trong chờ đợi.

→ Đây chính là giá trị nhân đạo trong tác phẩm.

5. Tư tưởng tác phẩm.

– Tiếng nói xót thương đối với những kiếp người nghèo đói cơ cực, sống quẩn quanh bế tắc, không ánh sáng, không tương lai, cuộc sống như cát bụi ở phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám.

Qua những cuộc đời đó Thạch Lam làm sống dậy những số phận của một thời, họ không hẳn là những kiếp người bị áp bức bóc lột, nhưng từ cuộc đời họ Thạch Lam gợi  cho người đọc sự thương cảm, sự trân trọng ước mong vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.Vì vậy tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo.

6. Đặc sắc nghệ thuật.

– Truyện trữ tình, truyện không có truyện .

– Thông qua các biểu tượng thể hiện một tâm trạng, đằng sau tâm trạng gửi gắm một tư tưởng.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua tác động của ngoại cảnh trong một thời gian và không gian nghệ thuật hẹp nhưng cụ thể.

– Ngôn ngữ sát thực, súc tích và giàu tính biểu cảm.

– Hình ảnh cái tôi tác giả thấp thoáng đằng sau các hình tượng- một cái tôi nhân hậu, giàu tình thương, nhỏ nhẹ và dịu dàng, tâm hồn nhậy cảm với cái buồn nỗi khổ của những người dân nghèo trong xã hội cũ.

Leave a Comment