Hatha yoga là gì? Hatha yoga được biết đến như một nền tảng của tất cả các hình thức yoga còn lại. Hãy cùng giáo viên yoga nhiều năm kinh nghiệm tìm hiểu khái niệm, cách tập, mục đích cũng như các tư thế phổ biến của loại hình yoga này ngay sau đây. Sau khi đọc xong bài viết này, hy vọng bạn sẽ tiếp tục có thêm kiến thức về một trường phái không thể bỏ qua nếu bạn quan tâm đến yoga.
Một lối sống lành mạnh là một trụ cột của trạng thái thể chất và tinh thần của một cá nhân. Do đó mà việc truyền bá tầm quan trọng của sức khỏe toàn diện bằng cách luyện tập yoga đang ngày càng trở nên phổ biến. Cung cấp hướng dẫn và giúp đỡ thông qua việc thực hành yoga giúp giải độc cơ thể khỏi các tạp chất và mang lại cảm giác hài hòa trong cuộc sống. Chính vì vậy, việc hiểu về yoga, cách tập như thế nào để đạt được những lợi ích đó là rất cần thiết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng thầy giáo Yoga đến từ Ấn Độ – thầy Ram tìm hiểu về loại hình hatha yoga là gì.
Hatha yoga là gì qua chia sẻ của thầy giáo yoga Ram
(Nguồn: Youtube Yoga Tại Nhà)
1. Hatha yoga là gì?
Hatha yoga là một nhánh của môn yoga. Phân tích từ hatha trong tiếng Phạn thì ha có nghĩa là năng lượng Mặt Trời và tha đại diện là năng lượng Mặt Trăng. Như vậy, hatha có nghĩa là năng lượng Mặt Trời và năng lượng Mặt Trăng.
Cơ thể con người là sự kết hợp của năng lượng mặt trời và năng lượng mặt trăng. Năng lượng mặt trời là sự sống của con người. Và năng lượng mặt trăng đại diện cho cảm xúc, cảm nhận trong cuộc sống này. Mục đích của chuỗi Hatha yoga là gì? Đó chính là giúp người tập cân bằng 2 nguồn năng lượng này trong cơ thể trong hệ sống của con người. Bằng cách cân bằng 2 nguồn năng lượng này, chúng ta có thể sống một cuộc sống hạnh phúc.
Hatha yoga là loại hình yoga phổ biến
2. Điều gì khiến Hatha yoga trở nên đặc biệt?
Còn có một nghĩa nữa của hatha, đó là hatha có nghĩa là giữ nguyên hơi thở và và thở ra, giữ cho tư thế đứng lâu theo khả năng của bạn. Bạn không nên làm tổn thương chính mình nhưng nên kiên nhẫn, làm càng lâu theo khả năng của bạn càng tốt.
Toàn bộ tâm trí bạn nên tập trung vào các phần cụ thể mà các bạn đang cảm thấy căng, đau. Để biết được bạn có đang cảm thấy căng, đau, thì hãy đặt toàn bộ sự chú tâm của bạn vào hơi thở. Để hơi thở được tự nhiên, bình thường, dù là thở nhanh, thở chậm.
Điều quan trọng nhất khi bạn đang thực hiện các tư thế, nếu bạn không cảm nhận được hơi thở của mình trong khi đang thực hiện yoga, thì đó không gọi là tập yoga. Mà chỉ được gọi là tập thể dục mà thôi.
Hatha yoga còn bao hàm ý nghĩ của sự cân bằng giữa ý chí và trí tuệ. Đối với từng cá nhân, ngay khi việc luyện tập đạt tới sự cân bằng và kiểm soát tuyệt đối giữa ý chí và trí tuệ, ý thức sẽ được đánh thức. Đơn giản thì nó ám chỉ sự khám phá bình an, mãn nguyện nội tại và sự thông suốt về trí óc. Tâm hồn bạn sẽ tồn tại trong thế giới với cảm giác về sự tôn thần và sự thông suốt. Đây cũng chính là ý nghĩa tinh thần cốt lõi của Hatha yoga.
Yoga không phải là tập thể dục mà là một nghệ thuật cổ xưa của Ấn Độ. Để nuôi dưỡng đời sống con người, nuôi dưỡng sức khỏe con người, hạnh phúc, bình an trong tâm trí và trí tuệ tâm linh. Và cuối cùng tạo ra sự giác ngộ.
Đặc điểm của Hatha yoga
3. Các lợi ích không thể bỏ qua của Hatha yoga là gì?
Ngoài việc giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, Hatha yoga cũng mang lại sự thoải mái và khả năng trị liệu nhiều vấn đề sức khỏe. Mặc dù đôi khi bộ môn này được dạy theo những cách mà người ta mong muốn. Nhưng những lợi ích sức khỏe của nó là không thể phủ nhận, dù bạn sống ở đâu và làm gì. Hiện nay số lượng người tập Hatha yoga đang tăng lên nhanh chóng. Điều này có thể đơn giản là bởi vì cộng đồng đang dần bắt đầu nhận ra chiều sâu và chiều hướng của nó tốt như thế nào cho cả tâm trí lẫn cơ thể.
3.1. Thả lỏng và thư giãn tâm trí
Cũng như các hình thức yoga khác, tâm trí bạn sẽ hoàn toàn thả lỏng khi bạn tập luyện Hatha yoga. Khi đó bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ điều gì từ thế giới bên ngoài. Bạn trở nên ý thức hơn về thói quen suy nghĩ cũng như cách phản ứng với các tình huống. Qua đó bạn có thể đánh giá được những điều đó là đúng hay sai.
Thực hành Hatha yoga còn có thể giúp giảm lo lắng hàng ngày và các triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, nó có thể không hiệu quả đối với các tình trạng sức khỏe tâm thần đã được chẩn đoán lâm sàng. 68 nghiên cứu đã công bố về yoga không tìm thấy bằng chứng thuyết phục để hỗ trợ hiệu quả của nó trong việc kiểm soát rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc PTSD.
3.2. Thức tỉnh tâm linh
Bằng cách giải phóng năng lượng và cân bằng các khía cạnh đối nghịch của con người, lợi ích của các bài tập Hatha yoga là gì? Đó là chúng được xây dựng rõ ràng và cụ thể. Khi nguồn năng lượng cơ thể được mở ra cũng chính là lúc sự đối lập của mặt trăng và mặt trời được cân bằng. Lúc này bạn sẽ được thức tỉnh tâm linh.
Trong một cuộc khảo sát năm 2018 với 1.820 người trưởng thành trẻ tuổi được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Dinh dưỡng Hành vi và Hoạt động Thể chất , những người tham gia tập Hatha yoga đã có động lực để tham gia vào các hình thức hoạt động khác và ăn uống lành mạnh hơn.
Kéo giãn cơ thể, giải phóng căng thẳng
3.3. Trị liệu sức khỏe
- Các tư thế của Hatha yoga có đặc điểm chung là sự nhẹ nhàng, giúp kéo giãn cột sống làm giảm đau cổ mãn tính.
- Những tư thế đảo ngược, uốn cong về phía trước và phía sau trong chuỗi hatha yoga (sẽ được hướng dẫn bên dưới) giúp người tập yoga giữ bình tĩnh và giảm viêm xoang.
- Những tư thế khác có thể làm giảm bớt sự lo lắng, hen suyễn, hội chứng ống cổ tay, mất ngủ, đau thần kinh tọa và hàng loạt các vấn đề khác.
- Hatha yoga còn hỗ trợ các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt và vô sinh.
- Có rất nhiều bằng chứng cho thấy yoga có lợi cho bệnh viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và đau cơ xơ hóa.
- Trường Cao đẳng Bác sĩ Hoa Kỳ khuyến nghị Hatha yoga như một phương pháp không dùng thuốc để điều trị đau lưng. Một 2018 đánh giá của tám nghiên cứu do Cơ quan nghiên cứu y tế và chất lượng tìm thấy yoga cải thiện đau lưng thấp và chức năng với lợi ích cả ngắn hạn và trung hạn.
- Yoga có thể làm giảm các triệu chứng thể chất và tâm lý của thời kỳ mãn kinh, theo đánh giá của NCCIH trên hơn 1.300 người tham gia nghiên cứu.
3.4. Giảm cân và giữ dáng
Theo đuổi bộ môn hatha yoga không làm tiêu hao nhiều calo như các môn thể dục thể thao cường độ cao khác. Tuy nhiên bạn vẫn có thể giảm cân khi luyện tập thường xuyên bộ môn này. Lý do là bởi, hatha yoga tác động tới tâm trí, tâm hồn của người tập theo hướng tích cực. Để bạn tự động theo đuổi một lối sống lành mạnh hơn, để giảm cân, cải thiện vóc dáng và khỏe đẹp từ tận sâu bên trong.
4. Các phương thức Hatha yoga phổ biến
4.1. Tập luyện sức mạnh (Ashtanga yoga)
Ashtanga yoga thuộc Hatha yoga là gì? Đây là phương thức Hatha yoga mang tính thể thao nhiều nhất. Nó tập trung vào việc căng duỗi tăng cường và tạo sức mạnh cho cơ bắp. Phòng tập Ashtanga yoga phải luôn được đặt ở nhiệt độ 20 – 40 độ C để giữ cho cơ bắp luôn mềm mại.
Tư thế cái cây trong hatha yoga
4.2. Tập luyện sức mạnh nâng cao (Power yoga)
Bắt nguồn từ Ashtanga yoga, cách tiếp cận loại hình Hatha yoga này nhấn mạnh vào việc xây dựng các tư thế yoga nâng cao để làm săn chắc cơ và tăng tính linh hoạt. Tuy nhiên, bạn không tuân theo một chuỗi các tư thế được thiết lập sẵn như trong Ashtanga mà mỗi lớp học sẽ thay đổi tư thế khác nhau.
4.3. Các tư thế kéo giãn sâu (Yin yoga)
Khi luyện tập Yin yoga bạn phải giữ các tư thế trong khoảng thời gian từ 45 giây đến năm phút. Điều này khuyến khích sự kéo giãn sâu vào các mô liên kết của cơ bắp người thực hiện.
4.4. Các tư thế thẳng hàng và chính xác (Iyengar yoga)
Người tập phương thức này trong Hatha yoga là gì? Đó là các yogi tận dụng những đồ dùng để chống kê như những tảng kê, ghế và dây để làm cho cơ thể thẳng hàng đúng mức cũng như từng bộ phận trên cơ thể phải thật sự đặt chính xác ở vị trí quy định.
4.5. Các tư thế chuyển động mượt mà (Viniyoga)
Khi luyện Viniyoga, người tập sẽ thực hiện các tư thế một cách nhẹ nhàng và thư giãn. Thay vì cố gắng ép tư thế phải thật hoàn hảo, bạn chỉ cần tập sao cho phù hợp với khả năng của bản thân là được.
4.6. Tập – Thở – Thư giãn – Ăn uống – Suy nghĩ đúng cách (Sivananda yoga)
Phương thức Sivananda yoga thuộc Hatha yoga này không chỉ chú trọng vào các tư thế như những loại hình trên đây mà còn chú trọng vào tâm trí. Cụ thể, Sivananda yoga được thực hiện dựa trên 5 nguyên tắc: tập đúng cách, thở đúng cách, thư giãn đúng cách, chế độ ăn uống đúng cách và suy nghĩ theo chiều hướng tích cực. Sivananda yoga bao gồm 12 tư thế cơ bản và phát triển thành nhiều tư thế nâng cao khác.
Cụ thể, một buổi tập hatha yoga loại hình này thường bắt đầu với việc các học viên nghỉ ngơi trong tư thế xác chết, tiếp tục thực hiện bài tập thở. Tiếp theo là 6 – 8 vòng bài tập yoga chào mặt trời. Một buổi tập Sivananda yoga trung bình từ 90 – 120 phút.
Tập trung cảm nhận hơi thở trong khi tập Hatha yoga là điều quan trọng nhất
5. Bộ bài tập hatha yoga cho người mới tới nâng cao
Qua khái niệm trên đây, có thể bạn vẫn còn cảm thấy đôi chút mơ hồ về Hatha yoga. Vậy thì, cùng tìm hiểu một buổi học Hatha yoga cụ thể qua hướng dẫn của thầy giáo Ram ngay sau đây.
Trong những bài tập này, bạn cần chú ý nhiều nhất tới hơi thở. Tiếp đến là các tư thế yoga, còn được gọi là tư thế hoặc asana là một loạt các chuyển động giúp cải thiện sự cân bằng, tính linh hoạt và sức mạnh. Hatha được coi là một môn yoga nhẹ nhàng tập trung vào các tư thế tĩnh và rất tốt cho người mới bắt đầu. Tuy nhiên, dù nhẹ nhàng nhưng nó vẫn có thể thử thách cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu bất kỳ lúc nào trong lớp học, một tư thế nào đó quá khó, người hướng dẫn có thể cung cấp cho bạn một tư thế sửa đổi đơn giản hơn.
5.1. Chuỗi bài tập khởi động
Tác dụng của chuỗi bài tập hatha yoga là gì? Theo thầy giáo Ram thì chúng có ích cho vùng đùi, vùng dây chằng. Giúp bạn mở căng các khớp hông. Tăng cường sức mạnh của bạn.
5.1.1. Bài tập thở
- Ngồi thẳng lưng, nhắm mắt lại, duỗi thẳng khuỷu tay, duỗi thẳng các ngón tay.
- Hít vào thật chậm và sâu.
- Thở ra từ từ.
- Hít và chầm chậm.
- Thở ra thật chậm và sâu.
- Một lần nữa, hít thật chậm và sâu.
- Và từ từ thở ra.
- Bây giờ, hãy để cho hơi thở được bình thường, nhẹ nhàng. Tập trung tâm trí vào giữa trán trong vài giây.
Bắt đầu buổi tập hatha yoga bằng việc ngồi thiền
5.1.2. Bài tập yoga kéo giãn cánh tay
- Từ từ mở mắt bạn ra.
- Hít vào, từ từ nâng tay cao lên và thở ra, hai tay chắp trước ngực.
- Hít vào, nâng tay cao lên và thở ra, hạ tay xuống.
- Hãy đứng lên, và chúng ta bắt đầu làm nóng cơ thể.
- Hai chân đặt gần nhau một chút, nhưng không quá sát nhau, từ từ nâng tay lên, đan tay vào nhau, mở rộng bàn tay lên, duỗi căng toàn bộ cơ thể. Nâng gói chân lên và giữ trọng lượng cơ thể trên các đầu ngón chân.
- Thở ra, hạ chân xuống, tay đặt sau gáy.
- Thực hiện lặp lại 10 lần.
- Ở lần cuối cùng, duỗi căng toàn bộ cơ thể trong 10 giây. Người mới bắt đầu nhìn thẳng phía trước. Người tập cấp độ nâng cao nhìn lên theo mắt.
Bài tập kéo giãn đầu buổi hatha yoga
5.1.3. Bài tập hatha yoga kéo giãn lưng
- Rung chân thả lỏng rồi đặt tay lên eo, hít vào, đẩy ngực về phía trước, mở vai, khuỷu tay hướng ra sau. Từ từ gập người về phía trước sao cho lưng song song với sàn nhà.
- Hít vào nâng người lên. Thở ra, ưỡn người ra phía sau.
- Hít vào nâng người lên. Thở ra, gập người ra phía trước.
- Thực hiện lập lại 10 lần.
- Ở lần cuối cùng, gập người về phía trước, bạn duỗi thẳng tay ở phía sau rồi hạ thấp đầu xuống phía sàn nhà và giữ trong 10 giây.
- Sau đó, ưỡn người ra phía sau hết cỡ có thể, mắt nhìn về phía sau. Giữ trong 5 giây.
- Hít vào, đưa người thẳng trở lại. Thở ra.
Tư thế cúi người và ưỡn lưng
5.1.4. Bài tập yoga kéo giãn eo
- Hít vào, nâng 2 tay lên cao.
- Thở ra, từ từ nghiêng người sang bên phải càng sâu càng tốt.
- Hít vào, nâng người thẳng trở lại.
- Thở ra, từ từ nghiêng người sang bên trái càng sâu càng tốt.
- Thực hiện lặp lại 10 lần. Ở lần cuối cùng, từ từ nghiêng người sang bên phải giữ trong 10 giây. Tương tự bên trái.
- Sau đó, hít vào, nâng người thẳng trở lại.
5.1.5. Bài tập yoga kéo giãn cột sống
- Đứng thẳng, dang hai tay sang hai bên, mở vai, hít vào.
- Thở ra, đặt bàn tay trái trên vai phải, tay phải vòng sau lưng để đặt lên eo trái, xoắn cột sống, nhìn ra sau.
- Hít vào, trở lại tư thế người thẳng chính diện.
- Thở ra, đặt bàn tay phải trên vai trái, xoắn cột sống, nhìn ra sau.
- Thực hiện lặp lại 10 lần.
- Và ở lần cuối cùng, bạn thực hiện giữ 10 giây cho cả 2 bên trái phải như những bài tập trước.
Tư thế nghiêng người và xoay hông
5.1.6. Bài tập kéo giãn chân
- Từ từ giang 2 chân rộng ra khoảng gần 1m. Từ từ xoay 2 bàn chân hướng ra ngoài, càng nhiều càng tốt (theo khả năng và cập độ của bạn).
- Hít vào từ từ nâng 2 tay lên song song ngang vai.
- Thở ra, hạ đầu gối, nâng 2 cánh tay lên cao. Người mới nhìn về phía trước, người nâng cao nhìn lên theo các ngón tay.
- Hít vào, đứng thẳng.
- Thực hiện 10 lần lặp lại.
- Ở lần cuối cùng, giữ lại 10 giây khi nâng 2 tay lên cao.
- Hít vào, lần lượt xoay các ngón chân về phía trước. Nhảy ra, trở lại vị trí đứng thẳng với 2 chân đặt gần nhau.
- Rung chân thả lỏng, thư giãn bắp đùi của bạn.
5.2. Chuỗi yoga chào mặt trời
5.2.1. Bài tập thở
- 2 chân đặt gần nhau, hít vào, nâng cánh tay lên cao, chắp 2 bàn tay lại.
- Thở ra, hạ 2 tay xuống trước ngực.
- Nhắm mắt lại, hạ cằm xuống.
- Quan sát hơi thở trong vài giây.
- Từ từ mở mắt ra, nâng cằm, nhìn thẳng.
- Hít vào nâng 2 cánh tay lên cao.
- Thở ra, hạ 2 tay xuống trước ngực.
- Nhắm mắt lại, hạ cằm xuống.
- Chú tâm vào hơi thở, cảm nhận hơi thở trong 10 giây.
- Từ từ mở mắt ra, nâng cằm, nhìn thẳng.
5.2.2. Uốn lưng – cúi gập người – tấm ván
- Hít vào từ từ nâng cánh tay lên cao, cánh tay song song với nhau, lòng bàn tay hướng vào nhau.
- Đẩy hông về phía trước, ưỡn cong người ra sau. Mắt nhìn lên.
- Thở ra, từ từ đẩy 2 cánh tay về phía trước, cố gắng hạ tay cạnh 2 chân. Cố gắng để trán chạm đầu gối nếu bạn có thể.
- Hít vào, cằm ngước lên, đưa chân phải ra sau, đầu gối phải, nhìn về phía sau.
- Từ từ đưa chân trái ra phía sau.
- Hai chân duỗi thẳng phía sau để tạo thành tư thế tấm ván. Nhìn về phía trước nếu bạn có thể.
5.2.3. Tư thế rắn hổ mang
- Từ từ thả đầu gối xuống, gập khuỷu tay để hạ ngực và tay chạm sàn.
- Hít vào, từ từ nâng phần trên của bạn lên, duỗi căng các ngón chân ra phía sau, vai mở, khuỷu tay thẳng, nhìn lên trên.
- Chống các ngón chân thẳng lên, từ từ đẩy hông lên cao, ép gót chân xuống sàn để vào tư thế chó cúi mặt.
- Từ từ đưa chân phải về giữa 2 bàn tay, ép hông xuống, ngước cằm lên.
- Thở ra, nâng chân trái về phía trước, nâng người lên, chạm trán chạm 2 đầu gối hoặc xương cẳng chân.
- Hít vào, đứng thẳng lên, ưỡn người về phía sau hết cỡ có thể.
- Thực hiện tương tự cho chân còn lại và thực hiện thêm 10 lần lặp lại như vậy.
- Ở lần cuối cùng, mỗi một tư thế bạn giữ lại 5 giây.
Một vài động tác trong chuỗi bài tập hatha yoga
5.2.4. Chuỗi tư thế chiến binh
- Từ tư thế chó cúi mặt cuối cùng của bàn tập trước, bạn hít vào, đưa chân phải về giữa 2 tay.
- Thở ra, hạ gót chân trái chạm sàn, nâng cánh tay trái lên, nâng toàn bộ cơ thể lên để đưa người vào tư thế chiến binh 1.
- Giữ trong 10 giây.
- Người mới bắt đầu từ từ hạ khuỷu tay phải lên đùi phải, mở vai và nhìn lên. Người cấp độ cao duỗi thẳng tay phải chạm sàn.
- Giữ trong 6 giây.
- Hít vào, từ từ giữ đầu gối bên phải thẳng.
- Người mới bắt đầu dùng tay phải từ từ nằm lấy cổ chân. Còn người cấp độ cao thả tay phải chạm sàn.
- Giữ trong 6 giây.
- Thở ra, thả 2 tay xuống sàn. Nhìn về phía trước.
- Thở ra, đưa chân phải ra sau, ép người xuống. Đẩy hông lên cao để về thế chó cúi mặt.
- Giữ trong 6 giây.
- Bây giờ bạn thực hiện tương tự với bên chân còn lại.
5.2.5. Tư thế tam giác
- Từ tư thế chó cúi mặt cuối cùng của bàn tập trước, bạn hít vào, đưa chân phải vào giữa 2 cánh tay, đặt tay phải vào giữa chân phải và tay trái.
- Thở ra, ép hông xuống, cố gắng nhìn lên.
- Người tập cấp độ cao có thể nâng cánh tay phải lên. Giữ trong 5 giây.
- Thở ra, thả tay xuống. Thả gót chân trái chạm sàn và giữ cho đầu gối phải thẳng.
- Người tập cấp độ cao đưa 2 cánh tay ra sau, 2 bàn tay đan vào nhau. Cố gắng chạm trán trên gối, giữ trong 6 giây.
5.2.6. Tư thế chó cúi mặt
- Hít vào, thả tay xuống, gập đầu gối phải, ép hông xuống, nhìn về phía trước.
- Thở ra, đưa chân phải ra sau, trở về tư thế chó cúi mặt. Giữ trong 6 giây.
- Thực hiện tương tự cho bên còn lại.
- Từ tư thế chó cúi mặt cuối cùng của bàn tập trước, bạn hít vào, thả đầu gối xuống, đẩy hông về phía sau để vào thế em bé.
- Hạ trán xuống sàn.
- Thở thật tự nhiên.
- Thư giãn trong vài giây.
- Từ từ đẩy hông về phía trước. Nhìn về phía trước ở tư thế con mèo. Cằm ngước lên, nhìn lên. Còn người ở cấp độ nâng cao đưa người vào tư thế chó cúi mặt và nâng chân phải lên cao.
- Sau đó, thở ra, đưa chân phải về phía khuỷu tay phải rồi lại duỗi ra phía sau.
- Lặp lại chu trình này trong 10 lần và giữ lại 10 giây ở lần thực hiện cuối cùng.
- Thở ra, đưa đầu gối lại chạm sàn còn người nâng cao đưa đầu gối chạm trán.
- Thực hiện tương tự cho chân còn lại.
Các tư thế chó cúi mặt
5.3. Thư giãn cuối buổi tập
- Nằm ngửa trên sàn nhà, co 2 đầu gối lại, dùng 2 bàn tay ôm lấy 2 đầu gối và lắc lư qua lại 10 lần.
- Tiếp đến, bạn gập cả 2 chân sang trái rồi giữ 5 giây và gập cả 2 chân sang phải rồi giữ 5 giây.
- Duỗi thẳng 2 chân, duỗi thẳng 2 tay 2 bên người, nhắm mắt lại, thả lỏng cơ thể toàn toàn để đưa người vào tư thế xác chết.
- Nằm hít thở, cảm nhận hơi thở tại đây trong 10 giây hoặc lâu hơn.
- Bạn có thể xoay các ngón chân, các ngón tay.
- Nắm 2 bàn tay vào nhau, vươn tay qua đầu và chạm sàn nhà phía trên.
- Co 2 đầu gối, nghiêng người sang trái, giữ vài giây rồi ngồi thẳng người lên.
- Nhắm mắt lại, khoanh 2 chân vào nhau. Đặt 2 bàn tay trên đầu gối.
- Hít thở sâu.
- Chắp 2 tay lại trước ngực và như vậy, bạn đã hoàn thành xong bài tập hatha yoga hôm nay để hiểu hơn về hatha yoga là gì.
Thư giãn cơ thể ở tư thế xác chết
Khi tìm hiểu Hatha yoga là gì trước khi quyết định luyện tập chúng thì bạn cần nắm rõ các phương thức tập luyện. Đồng thời bạn cũng hãy xét lại bản thân xem mình muốn gì. Có như vậy thì hiệu quả tập luyện mới đạt được theo mong muốn của bạn. Ngoài yoga, bạn có thể tham khảo các thiết bị tập luyện ghế massage, máy chạy bộ, xe đạp tập của thương hiệu thể thao Elipsport.
Đôi khi các bài tập yoga gặp nhiều khó khăn khi bạn phải tập một mình, bạn cần có huấn luyện viên chuyên nghiệp để hướng dẫn và xem xét các tư thế tập có đúng chuẩn không? Để thuê một huấn luyện viên chuyên nghiệp rất tốn kém. Chúng tôi gợi ý thêm những cách rèn luyện nâng cao sức khỏe đó chính là chạy bộ và đạp xe. Để việc tập luyện trở nên dễ dàng bạn nên sở hữu một chiếc may chay bo tại nhà và chiếc xe đạp tập gym tại nhà. 2 thiết bị này sẽ khiến bạn đam mê việc tập thể dục nhiều hơn. Từ đó sức khỏe ngày càng tốt và thành công hơn. Ngoài ra sức khỏe tinh thần cũng nên được chú trọng, vì vậy việc sử dụng thêm một chiếc ghế mát xa sẽ xua tan những mệt nhọc, căng thẳng một cách dễ dàng.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Trong tiếng Phạn, Hatha có nghĩa là Mặt Trời (hat) và Mặt Trăng (ha). Ghép lại thì Hatha yoga có nghĩa là hình thức yoga mang lại sự cân bằng giữa mặt trời và mặt trăng trong bạn, tức là sự cân bằng giữa căng và giãn, vận động và nghỉ ngơi.
Tập Hatha yoga rất tốt nhưng tùy theo sở thích của mỗi người để quyết định có nên tập không. Lý do là bởi một lớp học Hatha luôn có tiết tấu chậm hoặc chỉ bao gồm các động tác đơn giản. Nếu bạn yêu thích tập luyện với nhịp độ nhanh hơn, thể thao hơn thì vinyasa hoặc yoga sức mạnh sẽ phù hợp hơn là Hatha yoga.
Hatha được coi là một môn yoga nhẹ nhàng tập trung vào các tư thế tĩnh và rất tốt cho người mới bắt đầu. Trong khi mỗi lớp học khác nhau tùy thuộc vào người hướng dẫn, hầu hết các lớp học kéo dài từ 45 phút đến 90 phút.
Hatha yoga bao gồm mười lăm tư thế chính, bảy tư thế ngồi và tám tư thế không ngồi, cũng như sự kết hợp của các tư thế bổ sung, tổng cộng 84 tư thế Hatha yoga.
Vinyasa yoga là loại hình phổ biến nhất, được nhiều người biết đến nhất. Vinyasa yoga là một nhánh của Hatha yoga. Nên có thể nói Vinyasa yoga là Hatha yoga nhưng Hatha yoga không phải là Vinyasa yoga mà nó bao hàm nghĩa rộng hơn với nhiều phương pháp tập hơn.