Hệ thống các thành phần biệt lập , trắc nghiệm ngữ văn lớp 9 2022 | Mytranshop.com

I. Lí thuyết 

STT

 Thành phần biệt lập

 

Khái niệm

Công dụng

Dấu hiệu

Ví dụ

1

 

Thành phần tình thái

 

Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu

 

 

Đánh giá sự vật, sự việc của người nói (viết) về nội dung được nói đến trong câu

 

Những từ chỉ mức độ

 

Chắc chắn, có lẽ, ắt hẳn,…

2

 

Thành phần cảm thán

 

Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói( vui , buồn, mừng, giận…)

 

 

Bộc lộ cảm xúc

 

Các từ ngữ cảm thán

 

Ồ, trời ơi, ôi,…

3

 

Thành phần gọi- đáp

 

Thành phần gọi- đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. Qua đó cũng thể hiện được thái độ của người nói(viết) với người nghe

(người đọc)

 

 

+ Duy trì cuộc giao tiếp

+ Thể hiện được thái độ của người nói(người viết) đối với người người nghe (người đọc)

 

Từ ngữ gọi đáp

 

Này, ơi, Thưa ông, thưa bà, …

4

 

Thành phần phụ chú

 

Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu

Bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu

 

Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc

 

đơn, giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy, sau dấu hai chấm.

 

Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

 

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Quá trình dựng nước và giữ nước, trắc nghiệm lịch sử lớp 10 2022 | Mytranshop.com

 II. Luyện tập – vận dụng 

1. Tự đặt các câu có sử dụng các thành phần biệt lập: thành phần phụ chú, thành phần gọi- đáp, thành phần tình thái, thành phần cảm thán. Xác định các thành phần đó

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

2. Xác định các thành phần biệt lập (gọi tên) và cho biết công dụng ý nghĩa của chúng trong từng câu sau đây

a.     Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

(Ca dao)

 b.  Cô bé nhà bên( có ai ngờ)

      Cũng vào du kích

      Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

      Mắt đen tròn ( thương thương quá đi thôi)

(Giang Nam – O du kích)

 c. Móng Cái- quê tôi là nơi đặt nét bút đầu tiên trên bản đồ hình chữ S Việt Nam

 d. Mày ơi, đi ăn chè với tao đi!

 e. Trời ơi, tôi không thể ngờ được rằng chính anh ta lại là hung thủ gây ra sự việc này.

 f.  Có lẽ tôi đã sai khi không chịu nghe lời ba mẹ

 g. Thi đại học, tôi đã đỗ thủ khoa năm ấy

 h. Với tôi, gia đình là quan trọng nhất

 i. Tôi yêu anh ấy, có lẽ vậy.

 k. Ôi, anh ấy ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ

 

 

 

Leave a Comment