Hướng dẫn giải bài tập chi tiết, trắc nghiệm sinh học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1: Nguyên phân và giảm phân bình thường

Dạng 1.1: Nhận biết các kì trong nguyên phân, giảm phân

Phương pháp

– Dựa vào đặc điểm về hình thái, số lượng NST, số lượng cromatit, số tâm động và hoạt động của NST ở từng kì của quá trình nguyên phân và giảm phân để nhận biết tế bào đang ở kì nào trong nguyên phân và giảm phân.

Ví dụ mẫu

Trong 4 hình minh họa dưới đây, hình minh họa tế bào đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là

A. hình 1.                   B. hình 2.                   C. hình 3.                   D. hình 4.

Hướng dẫn giải

Căn cứ vào trạng thái và hoạt động của NST nhận thấy:

– Hình A: Tế bào đang ở kì đầu của quá trình nguyên phân. Các NST bắt đầu co xoắn.

– Hình B: Tế bào đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân. Các NST xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

– Hình C: Tế bào đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. Mỗi cromatit của NST kép tách nhau ra và di chuyển về hai cực của tế bào.

– Hình D: Tế bào đang ở kì cuối của quá trình nguyên phân. Đang xảy ra sự phân chia tế bào chất.

=> Đáp án C.

Dạng 1.2: Xác định số NST, số cromatit, số tâm động trong 1 tế bào qua từng kì

Phương pháp

– Số NST, số cromatit và số tâm động trong 1 tế bào chứa 2n NST qua các kì của nguyên phân

Các kì

Số NST đơn

NST kép

Số crômatit

Số tâm động

Trung gian

0

2n

4n

2n

Kì đầu

0

2n

4n

2n

Kì giữa

0

2n

4n

2n

Kì sau

4n

0

0

4n

Kì cuối (khi TBC chưa phân chia xong)

4n

0

0

4n

Kì cuối (khi TBC đã phân chia xong)

2n/1TB

0

0

2n/1TB

– Số NST, số cromatit và số tâm động trong 1 tế bào chứa 2n NST qua các kì của giảm phân

Các kì

Số NST đơn

NST kép

Cromatit

Tâm động

Trung gian

0

2n

4n

2n

Kì đầu I

0

2n

4n

2n

Kì giữa I

0

2n

4n

2n

Kì sau I

0

2n

4n

2n

Kì cuối I
(khi TBC chưa phân chia xong)

0

2n

4n

2n

Kì cuối I
(khi TBC đã phân chia xong)

0

n

2n

n

Trung gian

0

n

2n

n

Kì đầu II

0

n

2n

n

Kì giữa II

0

n

2n

n

Kì sau II

2n

0

0

2n

Kì cuối II
(khi TBC chưa phân chia xong)

2n

0

0

2n

Kì cuối II
(khi TBC đã phân chia xong)

n/1TB

0

0

n/1TB

Ví dụ mẫu

Ở lúa nước 2n = 24, số NST có trong 1 tế bào ở cuối kỳ đầu của nguyên phân là

A. 0.                       B. 12.                     C. 24.                    D. 48.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Chương Thành phần hóa học của tế bào, trắc nghiệm sinh học lớp 10, có đáp án và lời giải 2022 | Mytranshop.com

Hướng dẫn giải

Số NST trong mỗi tế bào ở cuối kỳ đầu của quá trình nguyên phân là: 2n kép.

=> Số NST có trong 1 tế bào ở cuối kỳ đầu của quá trình nguyên phân là: 24.

=> Đáp án C

Dạng 1.3: Xác định số NST trong tế bào ban đầu.

Ví dụ mẫu

Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Số lượng NST có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là

A. 3n = 36.             B. 2n = 16.                 C. 2n = 26.                  D. 3n = 24. 

Hướng dẫn giải:

Số loại giao tử là: 2n = 256 => n = 8.

Số lượng NST có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là:

384 : 24 = 24 = 3n

=> Đáp án D.

Dạng 1.4: Xác định loại giao tử được tạo thành qua giảm phân

Phương pháp

∙ Số loại giao tử tạo ra từ một tế bào:

– Một tế bào sinh tinh tham gia giảm phân chỉ tạo ra tối đa 2 loại giao tử.

– Một tế bào sinh trứng tham gia giảm phân chỉ tạo ra tối đa 1 loại giao tử.

∙ Số loại giao tử tạo ra từ 1 số tế bào hoặc 1 cơ thể:

– Trong trường hợp không có trao đổi chéo:

Số loại giao tử = 2n (n là số cặp NST tương đồng).

– Trong trường hợp có trao đổi chéo:

+ Số loại giao tử khi có trao đổi chéo 1 điểm:

k cặp NST trao đổi chéo 1 điểm sẽ tạo ra 4k loại giao tử

(n – k) cặp NST còn lại của loài không trao đổi chéo sẽ tạo ra 2n–k loại giao tử.

=> Số loại giao tử tạo ra khi có trao đổi chéo tại 1 điểm  = 2n–k x 4k = 2n–k x 22k = 2n+k  

+ Số loại giao tử khi có trao đổi chéo 2 điểm kép:

1 cặp NST trao đổi chéo 2 điểm kép sẽ tạo 8 loại giao tử (2 giao tử bình thường, 2 giao tử cho TĐC tại điểm 1, 2 giao tử do TĐC tại điểm 2, 2 giao tử do trao đổi chéo đồng thời tại điểm 1 và 2)

k cặp NST trao đổi chéo 2 điểm kép sẽ tạo ra 8k loại giao tử.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Ăn bún có béo không? Có nên giảm cân bằng bún tại nhà 2022 | Mytranshop.com

(n – k) cặp NST còn lại của loài không trao đổi chéo sẽ tạo ra 2n–k loại giao tử.

→ Số loại giao tử khi có trao đổi chéo 2 điểm kép = 2n–k.8k = 2n–k.2k .2k.2k = 2n+2k.

Ví dụ mẫu

VD1: Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb tham gia quá trình giảm phân tạo giao tử. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Số loại giao tử tối đa có thể tạo ra là

A. 1.              B. 2.                C. 3.                  D. 4.

Hướng dẫn giải

Một tế bào tham gia giảm phân chỉ tạo ra tối đa 2 loại giao tử. Một tế bào có kiểu gen AaBb qua giảm phân chỉ tạo ra 2 loại giao tử là: AB, ab hoặc aB, Ab.

VD2: Một cơ thể có kiểu gen là AB/ab tham gia quá trình giảm phân tạo giao tử có xảy ra trao đổi chéo. Số loại giao tử tối đa tạo ra là

A. 1.                B. 2.                 C. 3.                 D. 4.

Hướng dẫn giải

Trong quá trình giảm phân có xảy ra trao đổi chéo nên cơ thể có kiểu gen AB/ab sẽ tạo ra tối đa 4 loại giao tử là: AB, ab, Ab và aB.

=> Đáp án D.

Dạng 2: Nguyên phân và giảm phân không bình thường

Dạng 2.1: Xác định số NST trong tế bào

Ví dụ mẫu

Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp NST số 2 đã tạo ra tối đa 128 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (tế bào M) của một cây (cây A) cùng loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 14 NST đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

(1) Cây B có bộ NST 2n = 14.

(2) Tế bào M có thể đang ở kì sau của quá trình giảm phân II.

(3) Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ NST lệch bội (2n+1).

(4) Cây A có thể là thể ba.

A. 2.                  B. 1.                  C. 3.                 D. 4.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  20 ý tưởng thiết kế nội thất phòng khách biệt thự đẹp nhất năm 2019 2022 | Mytranshop.com

Hướng dẫn giải

(1) Sai. Số loại giao tử của loài B là: 2n + 1 = 128 => 2n = 12.

(2) Đúng. Cây A cùng loài, tế bào M đang có 14 NST phân li về 2 cực => Tế bào M đang ở kì sau của giảm phân II.

(3) Sai. Kết thúc giảm phân, tế bào M sẽ tạo ra tế bào con đơn bội n + 1 = 7.

(4) Đúng. Cây A có thể là thể ba, khi kết thức giảm phân I, 1 tế bào sẽ có 7NST kép => Kỳ sau II có 14 NST đơn.

=> Đáp án A.

Dạng 2.2: Xác định bộ NST trong tế bào con được tạo ra trong trường hợp 1 hoặc 1 số cặp hoặc tất cả các cặp không phân li trong nguyên phân, giảm phân

Ví dụ mẫu

VD1: Ở một loài có bộ NST 2n= 4. Ký hiệu A, a là cặp NST thứ nhất; B, b là cặp NST thứ hai. Quá trình nguyên phân của một tế bào của loài này xảy ra rối loạn do thoi vô sắc không hình thành. Bộ NST của tế bào con được tạo ra sau quá trình nguyên phân trên là

A. AaBb.             B. AAaaBBbb.             C. aabb và AABB.                D. AAbb và aaBB.

Hướng dẫn giải

Khi thoi vô sắc không hình thành, các NST đã được nhân được nhân đôi ở kì trung gian không được phân li => Bộ NST của tế bào con được tạo ra sau quá trình nguyên phân trên là: AAaaBBbb.

=> Đáp án B.

VD2: Cơ thể có kiểu gen Aa tham gia quá trình giảm phân tạo giao tử. Trong quá trình giảm phân, một số tế bào giảm phân không bình thường nhiễm sắc thể mang gen a không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Cơ thể nói trên có thể tạo ra các loại giao tử là

A. Aa, A, a.            B. A, a, aa, O.           C. A, a, AA, O.                    D. AA, aa, O.

Hướng dẫn giải:

– Các tế bào giảm phân bình thường sẽ tạo ra các giao tử là: A và a.

– Các tế bào có cặp NST mang gen a không phân li trong giảm phân II sẽ tạo ra các giao tử là: A, aa và O.

=> Cơ thể nói trên có thể tạo ra các giao tử là: A, a, aa, O.

=> Đáp án B.

Leave a Comment