Kết cấu thép nhà công nghiệp
Kết cấu thép của nhà công nghiệp gồm những cấu kiện bằng thép tạo nên sường chịu lực của nhà công nghiệp như:
- Khung
- Cột
- Mái
- Dầm đỡ cầu trục
- Và nhiều thành phần chi tiết khác……..
Nhà công hay nhà xưởng trong đó tiến hành các quá trình sản xuất nên có những đặc điểm riêng khác nhà dân dụng .
Loại nhà xưởng phổ biến nhất là nhà một tầng, với các yêu cầu đặc biệt:
- Nhịp nhà thường rộng
- Chiều cao lớn
- Có cầu trục hoạt động
Để tạo nên kết cấu chịu lực của nhà xưởng, hiện nay ở nước ta dùng chủ yếu hai loại vật liệu:
- Thép
- Bê tông cốt thép
Việc lựa chọn loại vật liệu dựa trên sự phân tích hợp lý về:
- Mặt kinh tế – kỹ thuật
- Căn cứ vào kích thước nhà
- Sức nâng của cầu trục
- Các yêu cầu của công nghệ sản xuất và cả vấn đề cung cấp vật tư
- Thời hạn xây dựng công trình
Vật liệu thép có tính cơ học cao, kết cấu thép nhẹ và khỏe nên nói chúng thép thích hợp nhất để làm kết cấu nhà xưởng. Nhưng thép cũng là vật liệu quý và còn hiếm phần lớn thép xây dựng của ta là nhập ngoại
Bê tông cốt thép hoàn toàn có thể ứng dụng trong nhiều loại kết cấu chịu lưc của nhà xưởng giá rẻ hơn, chống ăn mòn tốt hơn nhưng trọng lượng nặng, thời gian và công xây dựng thường lớn hơn so với dùng kết cấu bằng thép.
Việc cân nhắc dùng loại vật liệu nào cho các bộ phận của kết cấu nhà xưởng. Thép hay bê tông cốt thép hay hỗn hợp cả hai là vấn đề cần giải quyết ngay từ lúc chọn phương án kết cấu.
Công trình áp dụng kết cấu nhà công nghiệp
Nhà có độ cao lớn, nhịp rộng, bước cột lớn, cầu trục nặng – Do thép có tính năng cơ học cao.
Nhà có cầu trục hoạt động liên tục ( chế độ làm việc nặng hay rất nặng ) – Vì kết cấu thép làm việc chịu tác động lặp của tải trọng động lực được an toàn đảm bảo hơn các loại kết cấu khác.
Nhà trên nền đất lún không đều, vì kết cấu thép vẫn chịu lực tốt trong điều kiện móng lún không đều.
Khi xây dựng tại những vùng xa, điều kiện vận chuyển đến khó khăn. Kết cấu thép nhẹ, dễ vận chuyển.
Khi cần xây dựng nhanh, sớm đưa công trình vào sử dụng.
Ngoài ra kết cấu thép còn một số ưu điểm khác khi áp dụng vào nhà công nghiệp như:
- Làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao ( dưới 200 độ ) tốt hơn so với bê tông cốt thép
- Ít bị hư hại do các tác động cơ học.
- Tiện liên kết các thiết bị, đường ống.
- Dễ gia cố khi tải trọng tăng hoặc khi bị hư hại.
Xét riêng về mặt tiết kiệm vật liệu, kết cấu khung toàn thép áp dụng có lợi khi:
- Nhà xưởng cao ( chiều cao lòng nhà H>=15m, nhịp L rộng L>=24m ). Bước cột B lớn ( B>=12m , cầu trục nặng ( Q>=50 t )
Các trường hợp khác thì có thể dùng kết cấu khung hỗn hợp thép – bê tông hoặc kết cấu bê tông có thể cho giá thành vật liệu rẻ hơn.
Tuy nhiên, như trên đã nói tiêu chuẩn để lựa chọn vật liệu làm kết cấu không chỉ căn cứ vào giá tiền vật liệu, mà phải dựa trên các chỉ tiêu kinh tế đầy đủ hơn. Ở nước ta, phần lớn lượng thép cho kết cấu xây dựng là dươc áp dụng trong các nhà xưởng.
Các tiêu chí thiết kế kết cấu thép nhà công nghiệp
Kết cấu thép của nhà xưởng khi thiết kế phải đáp ứng được các tiêu chí:
- Mục đích sử dụng của công trình
- Phải an toàn, bền vững
- Cuối cùng là tính kinh tế
Trước hết, việc bố trí lưới cột trên mặt bằng, bố trí thiết bị nâng cẩu phải phù hợp với dây chuyền công nghệ, với vị trí các thiết bị sản xuất.
Khung nhà phải có đủ độ cứng cho cầu trục hoạt động bình thường.
Công trình phải có tuổi thọ, có độ bền lâu cần thiết phụ thuộc vào mức xâm thực của môi trường.
Ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự làm việc của kết cấu nhà là các cầu trục. Tải trọng cầu trục là loại tải trọng lặp, động lực, dễ gây hư hại và hao mòn cho kết cấu. Bởi vậy khi thiết kế cần chú ý đến cường độ hoạt động của cầu trục được gọi tên là chế độ làm việc của cầu trục.
Cầu trục nhà xưởng làm việc theo bốn chế độ sau ( không phụ thuộc sức trục ):
Chế độ nhẹ: Thời gian mở máy ít, rất hiếm khi cẩu vật nặng hết sức tải Q. Đó là cầu trục dùng để sửa chữa, lắp đặt thiết bị
- Chế độ vừa: Cầu trục của dây chuyền sản xuất hàng loạt nhỏ, của xưởng cơ khí lắp ráp.
- Chế độ nặng: Cầu trục của xưởng sản xuất hàng loạt lớn, của nhà kho, xưởng rèn dập.
- Chế độ rất nặng: Thời gian làm việc hầu như liên tục, thường xuyên cẩu vật có trọng lượng bằng với sức tải tối đa. Ví dụ của các xưởng luyện kim, cán thép.
Kết cấu của nhà xưởng có chế độ lam việc nặng hay rất nặng chịu những tác động xung kích liên tục, nên khi thiết kế phải chú ý đảm bảo những yêu cầu đặc biệt về tính toán và cấu tạo quy định trong quy phạm.
Yêu cầu kinh tế phải đảm bảo:
- Sao cho giá thành xây dựng thấp, bao gồm giá tiền vật liệu, giá của công chế tạo, vận chuyển, dựng lắp kết cấu.
- Rộng hơn phải xét thêm hiệu quả đem lại do việc rút ngắn thời gian xây dựng, xét các phí tổn bảo dưỡng công trình trong suốt thời kỳ sử dụng.
- Một biện pháp quan trọng để giảm giá thành xây dựng là tiêu chuẩn hóa kết cấu, một phương hướng cơ bản của thiết kế hiện nay. Kết cấu thép nhà xưởng có thể được tiêu chuẩn hóa toàn bộ sơ đồ kết cấu hoặc tiêu chuẩn hóa từng cấu kiện. Tiêu chuẩn hóa làm kết cấu giảm số lượng cấu kiện khác nhau, có thể sản xuất hàng loạt trên những dây chuyền riêng, có thể chuyên chở và dựng lắp bằng những thiết bị chuyên dùng.
Xét đầy đủ các yếu tố kinh tế khi thiết kế kết cấu nhà xưởng là vấn đề rất phức tạp, các yếu tố kinh tế thường trái ngược nhau. Giải pháp tối ưu là giải pháp đáp ứng tốt nhất mọi yếu tố đó, trên cơ sở so sánh các phương án mà chọn ra.