Địa hình miền Tây là đất phù sa, thời tiết ôn hòa, ít bão lụt nên truyền thống xây nhà cấp 4 đẹp miền Tây thường không cần làm chắc chắn như các vùng miền khác. Đặc biệt, khí hậu nơi đây quanh năm nắng nóng nên khi thiết kế cần chú ý làm kiến trúc thoáng mát. Thảm khảo bài viết dưới đây để có cho mình thêm nhiều thông tin về kiến trúc độc đáo nơi sông nước miền Tây.
1. Nhà cấp 4 đẹp miền Tây chống lũ – Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ không thể thiếu
Nhà sàn chống lũ mang lại một nét khác biệt riêng
Đặc trưng sống với lũ hàng năm, nhà sàn chống lũ là không thể thiếu ở vùng nông thôn miền Tây Nam Bộ. Nhà sàn chống lũ ở thường được xây dựng nổi ngay bên những dòng kênh ngầu đỏ phù sa, hay trên bờ ruộng ngập, thậm chí có những xóm nhà sàn quanh năm nổi lên giữa mênh mông sóng nước.
Khối nhà chính của nhà cấp 4 đẹp miền Tây nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đất và sông. Phần nhà cố định của khối nhà chính được đặt trên nền đất, với cốt cao độ khoảng 1m. Phần nhà nổi phía sau nằm hướng ra sông, khối nhà cửa hàng nằm bám sát đường bộ.
Mẫu nhà sàn chống lũ đẹp cho miền Tây
Thiết kế nhà từ lan can đến các khung cửa đều được chạm khắc công phu, với đường nét, góc cạnh khá cầu kỳ, tinh xảo. Chỉ cần nhìn vào cột chống sàn và nét trạm trổ là phân biệt được mức độ giàu nghèo của gia chủ.
Bên trong nhà sàn truyền thống của đồng bào Chăm miền Tây Nam Bộ hầu như không có bàn ghế mà chủ và khách thường ngồi xếp bằng chiếc trên chiếc chiếu trải ở hành lang trước gian trung tâm. Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ có đặc điểm là trong nhà sàn có khung cửa che màn được trang trí tùy theo mức độ giàu nghèo của chủ nhà, ngăn cách với gian nhà trong. Đây là khu vực hoàn toàn dành cho đàn bà, con gái sinh hoạt, khách không được tự ý vượt qua khung cửa có tấm màn che ấy.
2. Nhà cấp 4 đẹp miền Tây với thiết kế sân vườn rộng rãi
Thiết kế nhà cấp 4 với sân vườn rộng rãi
Có diện tích đất rộng là đặc trưng của những ngôi nhà miền Tây. Và cũng không bất ngờ khi nhiều gia chủ sở hữu diện tích đất rộng nhưng lại lựa chọn xây dựng nhà cấp 4 đẹp miền Tây với 2/3 diện tích đất để làm sân vườn. Căn nhà rộng rãi, đảm bảo tiện nghi lại thoáng mát và gần gũi với thiên nhiên khiến nhiều người ao ước.
Chủ nhà đã dành ra một khoảng sân rộng ở phía trước nhà để trồng cây cối. giữa là một lối đi nhỏ dẫn vào nhà. Tất cả sự kết hợp, sự phân chia hài hào của sảnh trước đã giúp cho căn nhà trở nên thoáng đãng, đẹp mắt và thu hút tầm nhìn của mọi người chiêm ngưỡng.
Tiểu cảnh phía trước nhà
Điều tuyệt vời nhất của thiết kế nhà cấp 4 miền Tây có lẽ là bức tường trong không gian nhà. Các kiến trúc sư đã sử dụng hàng ngàn viên gạch thông thoáng để tạo nên sự liên kết cho các không gian; đồng thời tạo sự mộc mạc, chân chất, tránh cảm giác gò bó, bí bách.
Không gian phòng ngủ của mẫu nhà cấp 4 đẹp miền Tây cũng đơn giản, chất phác như tính cách của những con người nơi đây. Phòng ngủ này được thiết kế hết sức nhẹ nhàng, giản dị. Chiếc giường gỗ kết hợp hài hòa với sàn gỗ tạo nên sự gần gũi, mộc mạc. Tường trắng kết hợp rèm cửa xanh ngọc bích như tạo nên một bức tranh hài hòa, tươi sáng.
3. Nhà lá chuẩn gu miệt vườn miền Tây
Nhà lá là kiểu kiến trúc nhà ở miền Tây truyền thống và rất phổ biến
Ai đã từng ghé qua vùng sông nước miền Tây chắc hẳn đều ấn tượng với những ngôi nhà lá đơn sơ, thoắt ẩn thoắt hiện trong những vườn cây trái dịu ngọt. Đó không chỉ là đặc trưng trong kiến trúc nhà cấp 4 đẹp miền Tây mà còn là nét đẹp văn hóa của con người nơi đây được lưu giữ từ bao đời trong nhịp chảy hiện đại.
Kiến trúc nhà ở miền Tây sông nước nổi bật nhờ những mái nhà được lợp bằng vật liệu chính là là dừa nước. Lá dừa nước là vật liệu cách rất tốt, phù hợp với khí hậu nắng nóng mưa nhiều ở nơi đây. Tuy nhiên, mỗi ngôi nhà trung bình 5 năm đều phải thay lá mới.
Sử dụng lá dừa nước để xây dựng nhà lá
Có một điều để lý giải tại sao kiến trúc nhà cấp 4 ở miền Tây lại phổ biến kiểu nhà lá, đó là miền Tây là đất sinh bùn, đất không đóng gạch và làm ngói được. Một ngôi nhà bê tông ở đó rất công phu tốn kém, có khi dành dụm cả đời mới làm nổi. Do đó, người dân nơi đây có xu hướng sử dụng những vật liệu tạm bợ để xây nhà, vì họ có mùa nước nổi.
Ngày nay đã có những biện pháp tiến bộ và điều kiện khá giả để mua gạch ngói làm nhà nhưng không phải tất cả người dân đều có điều kiện như thế.
4. Mô hình nhà bè – đặc trưng kiến trúc nhà cấp 4 đẹp miền Tây
Vùng sông nước nổi tiếng với kiến trúc nhà bè
Vùng sông nước vốn nổi tiếng với kiến trúc nhà bè và chợ nổi. Kiểu nhà bè di động này là những nhà bè kiên cố, vững chắc được làm từ những loại gỗ tốt nhất, phía trên là nơi để ở, sinh hoạt của gia đình, phía dưới quây lưới lại làm chuồng nuôi cá hoặc thiết kế làm quán tạp hóa, bán hoa quả, quán nhậu,…
Mô hình nhà “đặc sản” của miền Tây sông nước
Nhìn từ xa, làng bè một dãy nhưng không nhà nào giống nhà nào. Bè người nuôi cá làm ăn khá giả thì giá trị của chiếc bè lên đến hàng trăm triệu đồng, có khi cả tỉ đồng: cột săn, cây chắc, mái tôn cao cấp, phòng lạnh, máy điều hòa…
Kiến trúc nhà cấp 4 đẹp miền Tây gây ấn tượng bởi độ bền vững của mỗi nhà bè, có thể lên tới 40 – 50 năm.
5. Nhà mái thái lợp ngói đặc trưng của miền Tây Nam Bộ
Nhà cấp 4 đẹp mái Thái
Thiết kế nhà cấp 4 miền Tây mái thái lợp ngói được yêu thích nhờ sở hữu nhiều ưu điểm. Nhà mái Thái có khả năng chống nóng rất tốt nhờ vào sự tản nhiệt từ bên trong nhà ra ngoài môi trường. Ngoài ra thì khi gặp thời tiết mưa, nước sẽ có thể thoát một cách nhanh chóng, tránh tình trạng ứ đọng lại ở bên trên. Điều này giúp cho tình trạng ngấm hoặc là dột không bị xảy ra, tiết kiệm chi phí chống thấm và chống dột cho nhà.
Nhà mái Thái có thể được thiết kế và xây dựng phù hợp được với mọi loại diện tích từ nhỏ cho tới lớn. Đây cũng chính là điểm mạnh khiến cho loại nhà này được nhiều người lựa chọn cho kiến trúc nhà cấp 4 đẹp miền Tây.
Trên đây là những mẫu nhà cấp 4 đẹp miền Tây mà chúng tôi muốn giới thiệu tới quý độc giả. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn, thiết kế thi công nhà ở, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:
SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH
chủ đề liên quan