Hoa bách hợp là một loài hoa đẹp mang ý nghĩa hòa thuận và tốt lành. Nhiều người thường chọn loại hoa này như một món quà ngụ ý cho lời chúc may mắn đến người nhận. Ngoài ra cái tên Bách Hợp thường được đặt cho con gái nhằm mong muốn con cái cát tường.
Ý nghĩa của bách hợp là gì?
1. Ý nghĩa tượng trưng của hoa bách hợp
Hoa bách hợp hay còn gọi là hoa loa kèn, hoa huệ tây và lily là loài hoa có nguồn gốc từ Nhật Bản và một số nước châu Âu. Từ năm 1945, bách hợp lần đầu đến Việt Nam và trồng tại Đà Lạt.
1.1. Trinh trắng và đức hạnh
Bách hợp là loài hoa có ý nghĩa to lớn trong Cơ Đốc Giáo. Hoa là biểu hiện cho sự trinh trắng và đức hạnh của người phụ nữ. Trong kinh thánh có đề cập đến hoa Lily hay bách hợp với cái tên hết sức mĩ miều “vị tông đồ khoác áo choàng trắng hy vọng”. Bách hợp thường được dâng hiến cho Đức Mẹ Đồng Trinh.
1.2. Hạnh phúc, hòa hợp
Cái tên bách hợp của hoa còn có ý nghĩa sâu sắc trong tình cảm. Bách hợp là trăm năm hạnh phúc. Nhiều người quan niệm rằng trong ngày đám cưới trang trí loài hoa này đại diện cho cặp uyên ương trăm năm, sống tới đầu bạc răng long không xa rời.
Hình tượng bách hợp còn được lưu truyền thông qua những kí hiệu cách điệu. Thông thường biểu tượng bách hợp cách điệu đại diện cho dòng họ quyền lực hoặc hoàng gia. Vì vậy ngoài mặt ý nghĩa hòa hợp, trong sáng, hoa bách hợp còn có ý nghĩa sang trọng, quý phái và uy quyền.
Những ý nghĩa trên chỉ mang tính tổng quan về ý nghĩa của bách hợp, thực tế bách hợp có khá nhiều loại khác nhau và mỗi loại lại có một ý nghĩa riêng biệt của bản thân.
Chẳng hạn bách hợp trắng là đại diện của sự thanh cao, kiêu sa và nét trong sáng, đức hạnh của người con gái. Trong khi đó bách hợp vàng lại là đại diện của lòng biết ơn và hạnh phúc. Bách hợp vàng còn chỉ những người đàn ông ga lăng luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Mặt khác bách hợp cam là loài hoa chỉ sự phản bội trong tình yêu, và sự căm hờn thù hận trong tình cảm. Còn bông bách hợp tiger hay Lily Tiger, loài hoa này có ý nghĩa sự giàu sang và kiêu hãnh.
2. Công dụng của hoa bách hợp trong y học
Không chỉ có ý nghĩa nhân văn, loài hoa này còn có tác dụng tuyệt vời trong y học và ẩm thực. Nó có thể chữa một số loại bệnh như mất ngủ, nóng lòng bàn chân, táo bón hay đổ mồ hôi trộm,… Có thể nói hình tượng hoa Lily không phải tại bất kỳ quốc gia nào cũng có, tuy nhiên ý nghĩa của nó tại mỗi nơi lại mỗi khác.
2.1. Đặc điểm của cây bách hợp
Cây bách hợp là loại cây thuộc họ thân thảo có chiều cao khoảng từ 0.5 – 1m. Bách hợp có thân màu trắng đục hoặc phớt hồng, thân cây khá dễ gãy. Lá cây mọc so le với độ dài từ 2 – 15cm. Bông bách hợp thường mọc ở đầu cành, hoa to có độ dài lên đến 16cm.
Quả bách hợp là nhóm quả năng có nhiều hạt nhỏ hình trái xoan đựng trong 3 ngăn. Ngày nay bách hợp có nhiều tại Trung Quốc và một số vùng núi cao ở Việt Nam.
Trong y học, phần vảy củ của bách hợp thường được sấy khô rồi sử dụng như một loại thảo dược.
Đặc điểm của cây hoa loa kèn
Thu hái sơ chế: Thường thu hoạch vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Phần củ của hoa bách hợp được tận dụng trong nhiều bài thuốc
Thông thường vào đầu mùa thu hoạch là vào giao mùa giữa mùa hè và mùa thu, củ bách hợp được tận dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Người dân đào bách hợp về rửa sạch rồi lấy củ. Tách riêng vẩy bách hợp nhúng nước sôi khoảng 5 phút rồi đem phơi hoặc sấy khô là dùng được.
Cách bảo quản của bách hợp phơi khô khá đơn giản, bạn chỉ cần hạn chế cho củ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bảo quản nơi thoáng mát. Bách hợp là một vị thuốc thiên tính ngọt mát. Bên trong cây bách hợp có các thành phần như tinh bột, lipid, protid, alcaloid và vitamin C.
2.2. Tác dụng dược lý và chủ trị của hoa bách hợp
Tác dụng của vị thuốc từ bông bách hợp nằm ở khả năng thuận phế, tiêu đờm, lợi tiểu và thanh nhiệt hiệu quả. Bách hợp có tác dụng vượt trội trong việc cải thiện tình trạng điều trị lao phổi, các bệnh thần kinh suy nhược hay các loại bệnh phù thủng, tim đập nhanh.
2.3. Cách dùng và liều lượng
Bách hợp thường được uống dưới dạng bột hoặc sắc thuốc. Đối với các bệnh ho và đau ngực, nên dùng nguyên liệu tươi để ép lấy nước uống đẩy nhanh hiệu quả. Mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng khoảng 20g bách hợp là đủ.
Mặc dù bách hợp gần như không có độc tính, song đối với một số người do cơ địa việc sử dụng bách hợp sẽ dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe.
3. Bài thuốc sử dụng cây hoa bách hợp
Cây bách hợp được sử dụng để làm nguyên liệu cho một số liều thuốc bổ có tác dụng cải thiện sức khỏe cơ thể. Sau đây là một số công thức sử dụng bách hợp cải thiện sức khỏe:
3.1. Điều trị cho các trường hợp ho lâu, hồi hộp, buồn bực, mất ngủ
Đầu tiên bạn chuẩn bị 20g cánh hoa của cây cùng 20g sinh địa, 20g mạch môn và 5g tâm sen. Sau khi cho hết tất cả nguyên liệu đã sắc vào trong nước, bạn uống hết ngay trong ngày. Tác dụng của bài thuốc này là thuận phổi trừ ho lâu, hồi hộp, hoặc mất ngủ.
Một cách khác bạn chuẩn bị 4g bách hợp với đương quy, bạch thược, xuyên bối mẫu, thục địa, huyền sâm, sinh địa, cam thảo, mạch môn và cát cánh mỗi loại theo liều lượng vừa đủ để sắc thành thuốc uống trong một ngày. Cách này có thể giảm trình trạng thổ huyết, đau ngực.
3.2. Điều trị viêm phế quản
Để chữa viêm phế quản, bạn có thể chuẩn bị 30g hoa với 15g ý dĩ nhân, 10g mạch môn, 10g thiên môn đông, 8g bách bộ, 12g tang bạch bì. Bạn cho nguyên liệu đã sắc vào khoảng 1 lít nước và nấu đến khi nước rút còn khoảng 400 ml thì tắt bếp. Tương tự như các phương thuốc trên, bạn chỉ nên sử dụng thuốc hết trong ngày.
Đối với trường hợp đại tiện ra máu, bạn sao hạt bách hợp tẩm rượu sao cho vàng. Phương thuốc này chỉ nên dùng từ 6 – 12 giờ để uống mỗi ngày.
3.3. Kháng virus HIV
Nhiều người nghĩ rằng tác dụng HIV thật sự khá hi hữu, tuy nhiên theo các nghiên cứu và chứng minh, bách hợp thực sự có khả năng làm giảm hoạt động của virus HIV. Nguyên nhân xuất phát từ các hoạt chất colchicine, chất béo và protein bên trong bách hợp.
Đầu tiên bạn chuẩn bị khoảng 10g huyền sâm, 10g mạch môn, 10g bạch thược, 20g tiên hạc thảo, 20g bạch hoa xà thiệt thảo, 10g cát cánh, 15g hoa bách hợp, 15g sinh địa, 20g tiên hạc thảo. Tiếp theo bạn cho tất cả các thuốc trên vào nồi thuốc rồi nấu uống mỗi ngày.
Ngoài ra những bài thuốc đơn giản này, bách hợp còn được ứng dụng trong vô số các bài thuốc dân gian khác. Bạn có thể tham khảo thêm các bài thuốc bách hợp khác có tác dụng chữa các bệnh phổi.
Một số bài thuốc từ bách hợp
4. Một số món ăn làm từ hoa bách hợp
Bên cạnh công dụng trong y học, Bách hợp còn được biết đến là một món ăn thích hợp để tạo nên những món ăn ngon miệng. Sau đây là một số món ăn đơn giản dễ làm nhưng không kém phần ngon miệng từ bách hợp
4.1. Canh bách hợp đậu xanh
Canh bách hợp đậu xanh có tác dụng thanh độc giải nhiệt hiệu quả. Tác dụng an thần và điều chỉnh tinh thần vui vẻ của canh này cũng rất được nhiều người đánh giá cao.
Bạn chuẩn bị khoảng 1 hạt bách hợp tươi cùng 2 lạng đậu xanh và 2 thìa đường phèn để nấu canh. Đậu xanh vo sạch cho vào nồi cùng với 6 bát nước. Bách hợp tươi được nhặt bỏ nhánh được bỏ vào ngay khi đậu xanh chín. Đợi khoảng 3 phút sau khi cho bách hợp vào rồi tắt bếp.
4.2. Canh bách hợp ngân hạnh
Canh bách hợp ngân hạnh có tác dụng bổ tim, an thần trị ho hiệu quả, đặc biệt canh còn có tác dụng với phụ nữ có tinh thần lo lắng, căng thẳng. Cách làm canh này khá đơn giản ít tốn nguyên liệu. Bạn chỉ cần chuẩn bị 4 lạng ngân hạnh tươi, 1 hạt bách hợp, 6 hạt táo đỏ, 1 thìa to đường phèn.
Sau khi có đủ các nguyên liệu trên, bạn cho rửa ngân hạnh tươi rồi cho ngân hạnh đã rửa cùng với táo đỏ và đổ 6 bát nước vào nồi rồi đun lửa to. Đợi đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa khoảng 20 phút.
Bách hợp sau khi được bỏ nhánh già và rửa sạch thì được cho vào nồi đun nhỏ lửa. Sau đó bạn cho thêm đường phèn chờ đến khi sôi đều là được. Đối với loại canh này bạn có thể ăn nóng liền hoặc ướp lạnh đều ngon.
4.3. Bách hợp xào thịt bò
Công dụng chính của món bách hợp xào thịt bò là giúp lưu thông khí huyết và cải thiện hệ tiêu hóa, bổ tim, bổ phổi. Tương tự như món rau xào thịt bò thông thường, bạn chuẩn bị 4 lạng thịt bò thăn cùng 2 nhánh hành, các loại gia vị, dầu ăn. Ngoài ra bạn chuẩn bị thêm 1 hạt bách hợp.
Sau khi bách hợp được bỏ nhánh già đi và rửa sạch, thì được tách thành từng nhánh. Thịt bò được thái lát ướp sẵn với xì dầu, bột và hành. Sau khi bếp nóng, bạn cho dầu ăn vào trước rồi cho thịt bò vào xào. Hành được cho vào sâu đến khi có mùi thơm thì cho nhánh bách hợp vào. Bạn nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi chờ đến khi bách hợp trở nên trong suốt thì tắt bếp.
5. Kiêng kị khi dùng hoa bách hợp
Mặc dù là một loại cây thuốc gần như không có tác dụng phụ, tuy nhiên bách hợp vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định trong một số trường hợp như dùng bách hợp đối với người bị tiêu chảy, ho do phong hàn. Ngoài ra phụ nữ có thai cũng chỉ được sử dụng loài hoa này khi có sự đồng ý của bác sĩ.
Ngoài ra nếu bạn có tiền sử mắc một số bệnh dị ứng với các loại thảo dược hay có sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng,… tốt nhất bạn nên tìm đến lời khuyên của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cách sử dụng hoa bách hợp.
Lưu ý khi sử dụng bách hợp
Tóm lại hoa bách hợp là loài hoa đẹp và đầy ý nghĩa. Ý nghĩa của nó không chỉ bao gồm mang tính hình tượng, hoa này còn là công dụng to lớn trong y học và trong cuộc sống sinh hoạt.
Trong cuộc sống hiện nay, với các mầm mống bệnh tật và dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Chúng ta hiểu rõ hơn tầm quan trọng của sức khỏe. Nó như là tấm khiêng bảo vệ chúng ta khỏi những tác động của môi trường hãy cùng Elipsport tạo nên một nền tảng sức khỏe vững chắc qua các thiết bị hỗ trợ tập thể dục như may chay bo dien, xe đạp tập gym tại nhà và thiết bị chăm sóc sức khỏe như ghế massage giúp bạn khỏe toàn diện từ đầu đến chân. Hãy đến Elipsport để nâng cao sức khỏe và sống tốt hơn, thành công hơn.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”