Cửa nhà trong địa lý được phân ra làm hai loại là cửa chính và cửa phụ. Cửa là khoảng không gian thông giữa trong nhà và ngoài nhà. Tuy nhiên bạn đã biết kích thước cửa chính chuẩn phong thủy là bao nhiêu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những yếu tố tác động đến cửa nhà. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức khoa học để hoàn thiện không gian ngôi nhà của mình nhé.
Mối quan hệ giữa cửa chính và hướng nhà
Cửa chính là hướng nhà có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ nhau và có những ảnh hưởng quan trọng đến việc tiếp nhận dòng vượng khí lưu thông trong không gian.
Cửa chính
Cửa chính là cửa ở phía trước nhà mà căn cứ vào cửa đó để xác định hướng nhà. Một ngôi nhà có thể có 2 đến 3 cửa chính, các cửa chính đều ở phía trước nhà và cùng một hướng.
Cửa chính là cửa ở phía trước mặt tiền công trình
Xét về yếu tố địa lý, có hai tiêu chuẩn để xác định cửa là hướng cửa và vị trí của cửa, gọi tắt là hướng và vị.
Hướng cửa là chiều thẳng góc với chiều ngang của cửa và hướng từ trong ra ngoài, Hướng cửa lấy bát quái để đặt tên như Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc; hay Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Nhà ở theo hướng nào thì các nhà địa lý dùng theo hướng đó gọi là “trạch”.
Thí dụ nhà hướng Khảm (Bắc) gọi là Khảm trạch, nhà ở hướng Chấn (Đông) gọi là Chấn trạch,… Chi tiết hơn một hướng bát quái có thể phân làm 3 hướng sơn vị.
Thí dụ hướng Chấn có thể phân ra, 3 hướng Giáp, Mão, Ất; hướng Càn có thể phân ra 3 hướng Tuất, Càn, Hợi, … Hướng của cửa không nhất thiết phải đi qua tâm nhà. Vị của cửa là vị trí của cửa ở tường nhà và nằm trên trục từ tâm nhà đến sơn vị được xác định trên là kinh.
Hướng nhà
Hướng nhà là hướng đi từ tâm nhà đến thẳng góc với tường phía trước của nhà, tức là tướng có cửa chính. Như vậy hướng của cửa chính là hướng của nhà.
Hướng nhà được xem là căn cứ để xác định cửa chính
Người ta dùng hướng nhà theo bát quái phối hợp với mệnh cung của chủ nhà tính theo bát quái (Càn, Khảm, Chấn…) để tính bát san (Sinh, Khiis, Ngũ quĩ, Phục vị…) và dùng vị của cửa chính để tính kiết hung theo hệ phúc đức 24 cung. Căn cứ vào hướng nhà tức là hướng cửa để xác định đại hung hay đại kiết. Căn cức vào 24 cung của hệ phúc đức để xác định tiểu hung hay tiểu kiết.
Quan hệ giữa hướng nhà và vị cửa
Các nhà nghiên cứu địa lý cho rằng sự chuyển động của mặt trăng tạo ra sự hung hại cho chủ nhà khu hướng nhà và vị của cửa có quan hệ như sau gọi là phạm huỳnh tuyền và bát sát:
-
Bát sát
- Nếu hướng nhà là Cấn mà vị của cửa chính vào cung Dần
- Nếu hướng nhà là Chấn mà vị của cửa phụ vào cung Thân
- Nếu hướng nhà là Tốn mà vị của cửa phụ vào cung Dậu
- Nếu hướng nhà là Ly mà vị của cửa phụ vào cung Hợi
- Nếu hướng nhà là Khôn mà vị của cửa phụ vào cung Mão
- Nếu hướng nhà là Đoài mà vị của cửa phụ vào cung Tỵ
- Nếu hướng nhà là Càn mà vị của cửa phụ vào cung Ngọ
- Nếu hướng nhà là Khảm mà vị của cửa phụ vào cung Thìn
Đó là quan hệ bát sát giữa các hướng nhà và vị của cửa
Ngoài ra quan hệ bát sát như trên còn được áp dụng cho quan hệ giữa hướng nhà và vị của cổng, vị của giếng nước, đường đi.
Cửa chính được xác định căn cứ theo hướng và vị
-
Huỳnh tuyến
- Nếu hướng nhà là Càn (riêng sơn càn) mà vị của cửa vào cung Nhâm hay cung Tân là phạm huỳnh tuyến
- Nếu hướng nhà là Tân (thuộc hướng đoài) hoặc hướng nhà là Nhâm (thuộc hướng khảm) và vị của cửa vào sơn càn
- Nếu hướng nhà là Cấn (riêng sơn cấn) mà vị của cửa (cả cửa chính và cửa phụ) vào cung quý hay cung giáp
- Nếu hướng nhà là Quý (thuộc hướng khảm) hoặc hướng nhà là giáp (thuộc hướng chấn) mà vị của cửa vào sơn cấn
- Nếu hướng nhà Tốn (riêng sơn tốn) mà vị của cửa chính hay phụ vào sơn ất hoặc sơn bính
- Nếu hướng nhà là ất (thuộc hướng chấn) hoặc hướng nhà là bính (thuộc hướng ly) mà vị của cửa vào sơn tốn
- Nếu hướng nhà là Khôn (riêng sơn khôn) mà vị của cửa vào sơn định (thuộc hướng ly) hoặc sơn canh (thuộc hướng đoài)
- Nếu hướng nhà là Đinh hoặc Canh mà vị của cửa vào cung Khôn
Đó là quan hệ huynh tuyến giữa các hướng nhà và các vị trí của cửa chính hoặc cửa phụ
Quan hệ bát sát và quan hệ huỳnh tuyến đều là quan hệ hung hại
Kích thước cửa chính nên rộng bao nhiêu
Dựa theo thước Lỗ Ban, người ta xác định kích thước cửa chính với từng loại cánh cụ thể như sau:
Kích thước cửa chính 1 cánh
Cửa đi 1 cánh là loại cửa khá phổ biến và nhiều nhất trong ngôi nhà, đó có thể là cửa thông phòng, cửa ra ban công, cửa ra sân sau. Cửa chính 1 cánh thì ít được sử dụng hơn, tuy nhiên không phải là không có trong các mẫu thiết kế nhà. Kích thước thông thủy (kích thước lọt sáng) đẹp nhất cho loại cửa này là 81cm x 212cm. Khoảng xê dịch cho phép là rộng từ 80.5cm đến 81.5cm, chiều cao từ 210.8cm đến 214.2cm.
Kích thước cửa chính 1 cánh thông thường là 81x212cm
Độ dày khuôn cửa phổ biến thường là 4,5cm hoặc 6cm. Lựa chọn khuôn cửa có độ dày như thế nào thì bạn chỉ việc cộng thêm kích thước khuôn cửa trái và khuôn cửa phải vào chiều rộng và cộng thêm kích thước bên trên vào chiều dài cửa.
Cụ thể:
+ Chiều rộng = 81cm + 4.5cm + 4.5cm = 90cm
+ Chiều dài = 212cm + 4.5cm bên trên = 216.5cm
+ Chiều rộng = 81cm + 6cm + 6cm = 93cm
+ Chiều dài = 212cm + 6cm bên trên = 218cm
Kích thước cửa chính 2 cánh
Cửa chính 2 cánh được phân chia cụ thể thành các loại cửa sau với những thông số kích thước cụ thể:
Kích thước cửa hai cánh lệch nhau (1 cánh to, 1 cánh bé)
Mẫu cửa này thường thấy trong những căn hộ chung cư hoặc những ngôi nhà phải yêu cầu làm cuare lệch để phù hợp với kiến trúc. Kích thước thông thủy (kích thước lọt sáng) phổ biến của mẫu cửa này là 109cm x 212cm. Khoảng xê dịch cho phép của chiều rộng là 105.5cm đến 109cm. Kích thước bề rộng của hai cánh lệch tương ứng là 69cm + 40cm.
Mẫu kích thước cửa 2 cánh lệch nhau
Cửa hai cánh cũng có thể thiết kế theo kích thước thông thủy 126cm x 212cm, khoảng xê dịch chiều rộng từ 125cm đến 128.5cm. Kích thước chiều rộng hai cánh lệch tương ứng là 81cm + 45cm.
Kích thước thông thủy không phải là kích thước phủ bì. Kích thước phủ bì phải cộng thêm độ dày khuôn cửa. Độ dày khuôn cửa thông thường là 4.5cm hoặc 6cm, chỉ cần cộng thêm vào kích thước thông thủy (khuôn hai bên trái và phải) và kích thước bên trên sẽ ra kích thước phù bì.
Độ dày khuôn cửa phổ biến thường là 4,5cm hoặc 6cm. Lựa chọn khuôn cửa có độ dày như thế nào thì bạn chỉ việc cộng thêm kích thước khuôn cửa trái và khuôn cửa phải vào chiều rộng và cộng thêm kích thước bên trên vào chiều dài cửa.
Cụ thể:
+ Chiều rộng = 109cm + 4.5cm + 4.5cm = 118cm
+ Chiều rộng = 126cm + 4.5cm + 4.5cm = 135cm
+ Chiều dài = 212cm + 4.5cm bên trên = 216.5cm
+ Chiều rộng = 109cm + 6cm + 6cm = 121cm
+ Chiều rộng = 126cm + 6cm + 6cm = 138cm
+ Chiều dài = 212cm + 6cm bên trên = 218cm
Kích thước cửa 2 cánh cân bằng
Cửa chính với kiểu cửa 2 cánh cân bằng nhau là một trong những mẫu cửa khá phổ biến trong nhiều công trình. Kích thước cửa chính 2 cánh cân chiều rộng phổ biến thường dùng là 109cm, 126cm, 153cm, 176cm x chiều dài là 212cm.
Mẫu cửa chính có hai cánh cân bằng nhau
Độ dày khuôn cửa phổ biến thường là 4,5cm hoặc 6cm. Lựa chọn khuôn cửa có độ dày như thế nào thì bạn chỉ việc cộng thêm kích thước khuôn cửa trái và khuôn cửa phải vào chiều rộng và cộng thêm kích thước bên trên vào chiều dài cửa.
Cụ thể:
+ Chiều rộng = 109cm + 4.5cm + 4.5cm = 118cm
+ Chiều rộng = 126cm + 4.5cm + 4.5cm = 135cm
+ Chiều rộng = 153cm + 4.5cm + 4.5cm = 162cm
+ Chiều rộng = 176cm + 4.5cm + 4.5cm = 185cm
+ Chiều dài = 212cm + 4.5cm bên trên = 216.5cm
+ Chiều rộng = 109cm + 6cm + 6cm = 121cm
+ Chiều rộng = 126cm + 6cm + 6cm = 138cm
+ Chiều rộng = 153cm + 6cm + 6cm = 165cm
+ Chiều rộng = 176cm + 6cm + 6cm = 188cm
+ Chiều dài = 212cm + 6cm bên trên = 218cm
Kích thước cửa chính 4 cánh
Kích thước cửa 4 cánh không bằng nhau (2 cửa chính và cửa phụ)
Kích thước chiều rộng của cửa 4 cánh thường là 176cm, 211cm x chiều dài 212cm.
Độ dày khuôn cửa phổ biến thường là 4,5cm hoặc 6cm. Lựa chọn khuôn cửa có độ dày như thế nào thì bạn chỉ việc cộng thêm kích thước khuôn cửa trái và khuôn cửa phải vào chiều rộng và cộng thêm kích thước bên trên vào chiều dài cửa.
Mẫu kích thước cửa 4 cánh không cân bằng
Cụ thể:
+ Chiều rộng = 176cm + 4.5cm + 4.5cm = 185cm
+ Chiều rộng = 211cm + 4.5cm + 4.5cm = 220cm
+ Chiều dài = 212cm + 4.5cm bên trên = 216.5cm
+ Chiều rộng = 176cm + 6cm + 6cm = 188cm
+ Chiều rộng = 211cm + 6cm + 6cm = 223cm
+ Chiều dài = 212cm + 6cm bên trên = 218cm
Kích thước cửa 4 cánh bằng nhau
Kích thước cửa 4 cánh bằng nhau thường dùng có chiều rộng trong khoảng 236cm, 255cm, 262cm, 282cm, 341cm, 360cm x chiều dài 212cm.
Độ dày khuôn cửa phổ biến thường là 4,5cm hoặc 6cm. Lựa chọn khuôn cửa có độ dày như thế nào thì bạn chỉ việc cộng thêm kích thước khuôn cửa trái và khuôn cửa phải vào chiều rộng và cộng thêm kích thước bên trên vào chiều dài cửa.
Mẫu cửa có kích thước cửa chính 4 cánh bằng nhau
Cụ thể:
+ Chiều rộng = 236cm + 4.5cm + 4.5cm = 245cm
+ Chiều rộng = 255cm + 4.5cm + 4.5cm = 264cm
+ Chiều rộng = 262cm + 4.5cm + 4.5cm = 271cm
+ Chiều rộng = 282cm + 4.5cm + 4.5cm = 291cm
+ Chiều rộng = 341cm + 4.5cm + 4.5cm = 350cm
+ Chiều rộng = 360cm + 4.5cm + 4.5cm = 369cm
+ Chiều dài = 212cm + 4.5cm bên trên = 216.5cm
+ Chiều rộng = 236cm + 6cm + 6cm = 248cm
+ Chiều rộng = 255cm + 6cm + 6cm = 267cm
+ Chiều rộng = 262cm + 6cm + 6cm = 274cm
+ Chiều rộng = 282cm + 6cm + 6cm = 294cm
+ Chiều rộng = 341cm + 6cm + 6cm = 353cm
+ Chiều rộng = 360cm + 6cm + 6cm = 372cm
+ Chiều dài = 212cm + 6cm bên trên = 218cm
Kích thước cửa chính được xem là không gian kết nối quan trọng và mang yếu tố phong thủy, ảnh hưởng đến không gian sống phía trong, ảnh hưởng quan trọng đến cung tài lộc và sự may mắn của gia chủ. Nếu như quý khách hàng cũng như quý bạn đọc chưa biết mẫu thiết kế nhà của mình nên dùng mẫu cửa gì, kích thước cửa ra sao, hãy liên hệ để được kiến trúc sư của chúng tôi tư vấn chi tiết và cụ thể hơn.
Ngoài việc tư vấn mẫu cửa, kích thước cửa chuẩn thước Lỗ Ban, chúng tôi còn tư vấn thiết kế nhà, thiết kế nội thất, thiết kế thi công ngoại, nội thất, thi công xây dựng… Hãy liên hệ ngay để nhận được lịch tư vẫn miễn phí.
GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:
SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH
chủ đề liên quan