Kinh nghiệm thiết kế kích thước giếng trời hợp lý, chuẩn phong thủy 2022 | Mytranshop.com

Giếng trời là một trong những không gian không những giúp ngôi nhà thông thoáng, dễ chịu mà còn mang đến vượng khí, cải thiện phong thủy cho mỗi gia đình. Vậy kích thước giếng trời hợp lý là bao nhiêu, thiết kế như thế nào là chuẩn. Trong bài viết dưới đây, Wedo sẽ cung cấp những thông tin cơ bản liên quan đến giếng trời để quý bạn đọc tham khảo và hiểu rõ hơn về hạng mục này.

Giếng trời là gì? Có nên thiết kế giếng trời trong nhà không?

Giếng trời là hình ảnh, một bộ phận quen thuộc trong kiến trúc của các ngôi nhà hiện đại. Đặc biệt những ngôi nhà phố bị vây kín xung quanh không có nhiều mặt thoáng thì thiết kế giếng trời rất quan trọng.

Giếng trời là một khoảng không gian từ mái thông xuống tầng trệt theo phương thẳng đứng, thiết kế này có thể có hoặc không có trong một ngôi nhà. Đây được xem như một tiêu chuẩn thiết kế, một giải pháp kiến trúc và đồng thời cũng là xu hướng trong xây dựng hiện nay.

Nhiều gia đình băn khoăn có nên thiết kế giếng trời hay không. Thực tế cho thấy thiết kế giếng trời trong nhà có rất nhiều lợi ích.

Đầu tiên đó là với những ngôi nhà nhỏ như nhà phố, nhà lô với tường vây kín xung quanh thì vấn đề thông gió và chiếu sáng tự nhiên cho ngôi nhà rất khó khăn. Lúc này giải pháp sử dụng giếng trời sẽ là phương án hiệu quả cả về mặt không gian lẫn thẩm mỹ và phong thủy cho ngôi nhà.

Giếng trời giúp không gian ngôi nhà của bạn trở nên thông thoáng hơn rất nhiều. Ngôi nhà của bạn sẽ có sự trao đổi hài hòa về hướng gió và lấy ánh sáng tự nhiên vào trong nhà, như vậy không gian sống sẽ luôn ôn hòa, tạo cảm giác thư thái cho người sử dụng cũng như hạn chế tình trạng ẩm mốc trong nhà.

Giếng trời cũng tạo sự lưu thông khí tốt cho ngôi nhà. Đặc biệt nếu không gian chật chội, giếng trời sẽ giúp ăn gian diện tích, bước vào trong nhà bạn sẽ thấy thư thái, thoải mái và rộng rãi hơn rất nhiều đó. Đó cũng là một trong những ưu điểm của giếng trời mà nhiều kiến trúc sư khuyên các gia đình nên áp dụng.

Như vậy nếu có thể, bạn nên thiết kế giếng trời cho ngôi nhà. Những ngôi nhà nhiều tầng, giếng trời sẽ giúp không gian tầng 1 không bị tối, thiếu ánh sáng tự nhiên. Vậy vị trí đặt giếng trời ở đâu, trang trí như thế nào và kích thước ra sao. Bạn có thể lưu ý một số thông tin dưới đây.

Những lưu ý khi đặt giếng trời

Kích thước giếng trời

Theo kinh nghiệm của kiến trúc sư, kích thước giếng trời hợp lý thông thường sẽ khoảng ừ 4 – 6m2. Đây là diện tích đã được tính toán kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến không gian chung của toàn bộ căn nhà. Cùng với đó sẽ tạo được sự thông thoáng, mát mẻ để tất cả không gian hài hòa với nhau.

Theo đó, mức độ ánh sáng và nhiệt độ của không gian của ngôi nhà sẽ chịu nhiều ảnh hưởng đến từ giếng trời. Kích thước giếng trời hợp lí theo quy luật sẽ phải nhỏ hơn 5% diện tích sàn ( đối với phòng có nhiều cửa sổ) và nhỏ hơn 15% tổng diện tích mặt sàn (phòng có ít của sổ).

kich-thuoc-gieng-troi-hop-ly-23Kích thước giếng trời phụ thuộc vào diện tích của ngôi nhà

Bên cạnh kích thước, diện tích tối thiểu của giếng trời cũng rất quan trọng. Diện tích tối thiểu sẽ là 450 x 450.

Ví dụ như đối với ngôi nhà có chiều dài từ 10m trở lên thì quý vị mới có thể lắp đặt giếng trời có độ rộng khoảng 1 – 2m và còn tùy thuộc vào độ cao của trần nhà để điều chỉnh kích thước (trần nhà càng cao thì kích thước giếng trời có thể điều chỉnh càng rộng).

Bạn có thể tham khảo thông số về kích thước cũng như diện tích của giếng trời mà chúng tôi gợi ý trên đây để có phương án xây dựng phù hợp nhất.

Vị trí giếng trời

Bên cạnh diện tích và kích thước, vị trí đặt giếng trời cũng rất quan trọng. Vị trí phù hợp sẽ tạo ánh sáng thông thủy cho ngôi nhà, đồng thời mang đến sự may mắn cho vận mệnh của gia chủ. Do vậy trước khi xây giếng trời bạn nên xác định rõ vị trí của giếng trời.

Đa phần, theo các chuyên gia phong thủy khuyên không nên đặt giếng trời ở vị trí hướng Bắc, còn lại những cung và hướng khác đều khá thuận lợi với vận mệnh của hầu hết các gia chủ, cải vận tăng tài lộc và sức khỏe cho gia đình.

Với ý nghĩa là nơi hấp thụ nguyên khí của vũ trụ nên giếng trời phải tránh tiếp Hình Sát mà phải tiếp Quý nhân, Mộc, Mã, Thái cực. Thái cực được xem là tôn quý nhất bởi một ngôi nhà hấp thụ được Thái cực sẽ giúp con người thông tuệ, minh mẫn, phát huy được sở trường vốn có và giải trừ tai họa bệnh tật.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Toàn Anh Sport-Cửa hàng dụng cụ thể thao, Quận 5 2022 | Mytranshop.com

Mặt khác giếng trời nên đặt ở vị trí tại trung cung để nguyên khí có điều kiện lan tỏa khắp nhà. Vì vậy vị trí giếng trời không nên đặt tại hướng Bắc, cung vị Khảm vì đó là phương thường có thực khí không tốt cho sức khỏe con người.

Ngoài ra vị trí của giếng trời không nên đi ngang qua cửa nhà vệ sinh. Nếu nếu ở vị trí này sẽ không tạo ra nguyên khí mà còn tạo ra luồng sát khí – Thiên trảm sát, không có lợi cho sức khỏe của con người.

Hình thể của giếng trời cũng nên phù hợp với hình thể của kiến trúc ngôi nhà, tạo tính tương sinh. Ví dụ ngôi nhà thuộc Kim thì giếng trời nên có hình Thổ, hình Kim (hình vuông hay tròn). Nhà có hình Hỏa, Mộc thì giếng trời nên có hình Mộc (hình chữ nhật)…

kich-thuoc-gieng-troi-hop-ly-24

Trang trí giếng trời

Trang trí giếng trời như thế nào hợp lý. Đầu tiên bạn phải nắm được cấu tạo của giếng trời. Bất kể giếng trời nào cũng có 3 phần cơ bản đó là:

Đáy giếng: Đây là phần ở tầng dưới cùng, dùng để trang trí tiểu cảnh, bố trí cây xanh, hòn non bộ kết hợp không gian tiếp khách cũng như làm phòng ăn.

Thân giếng: Có chức năng chiếu sáng cho các tầng bên trên

Đỉnh giếng: Có vai trò chiếu sáng và thông gió,có mái kính và hệ khung mái

Khi trang trí cần lưu ý đến từng bộ phận của giếng trời.

Với phần đỉnh giếng sẽ có hệ khung mái và mái kính kết hợp khung sắt bảo vệ. Vì vậy bạn có thể trang trí phần đỉnh giếng này bằng chính hệ khung mái và sắt này. Ánh nắng khi chiếu xuống sẽ tạo hình đổ bóng đẹp lên tường. Bạn có thể tô điểm thêm bằng cách sử dụng các vật dụng trang trí nhẹ nhàng, không tạo lực cho giếng trời nếu không sẽ rất nguy hiểm khi sử dụng.

Với phần diện xuyên tầng của giếng, bạn có thể xây, ốp trang trí và phối kết hợp treo cây xanh chiếu sáng.

Phần đáy giếng có thể tạo tiểu cảnh, kích thích luồng sinh khí thu được từ giếng trời. Bạn có thể thiết kế vườn nhân tạo, bể cá cảnh cũng rất phù hợp nhé.

Hướng dẫn cách thiết kế kích thước giếng trời hợp lý

Thiết kế giếng trời trong nhà

Giếng trời trong nhà được cách tân từ các kiểu giếng trời tròn thường gặp ở các kiến trúc Tây Âu. Các mẫu giếng trời trong nhà chủ yếu dùng để lấy ánh sáng chứ không có tác dụng thông gió như giếng trời sau nhà.

Đối với những ngôi nhà ống khá hẹp về không gian, giếng trời thường có hình trụ cùng với đó gia chủ sẽ đặt những chậu cây ở đáy giếng trời để giảm sự đơn điệu.

Khi thiết kế giếng trời trong nhà, thời tiết là một trong những yếu tố bạn nên lưu ý. Bạn cần thiết kế đảm bảo cho lượng nhiệt và lượng gió ra vào luôn được cân bằng, không quá nóng vào mùa hè và không quá lạnh vào mùa đông. Hơn nữa bạn cần đảm bảo không bị mưa hắt trong những ngày mưa kéo dài, nếu không sẽ gây hỏng đồ đạc bên trong. Do đó, bạn có thể tham khảo các bước xây dựng dưới đây.

Đầu tiên là gia cố thêm sát phần biên đỉnh giếng và chừa sắt chờ ở phía góc.

Thứ hai đó là xây tường bao quanh đỉnh giếng cao từ 15cm đến 1m6 tùy theo mong muốn của bạn. Tiếp đó đổ bê tông các trụ góc giếng với kích thước 15cm x 15cm.

Thứ ba đó là lớp trên cùng là vật liệu lấy sáng, bạn có thể sử dụng kính cường lực, mic từ polycacbonat, kính ép kithaglass. Khi bạn sử dụng những vật liệu này để làm giếng trời, bạn có thể dán thêm 1 hoặc 2 lớp phin lọc tia UV để tránh tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Thiết kế giếng trời trong nhà nên chú ý hệ thống thoát nước để không gây dột hay nước tràn vào nhà. Nếu ô thông gió là 1m x 1m thì tấm bê tông lấy sáng nên là 1,2m x 1,2m, điều này giúp nhà vừa mát gió lại tránh mưa tạt vào nhà. Tỷ lệ chiều cao lấy gió là 17cm, chiều che là 20cm sẽ tạo thành góc che 40 độ làm cho nước mưa rất khó hắt hoặc dột vào nhà. Một lời khuyên bổ ích nữa dành cho bạn đó là nên có tấm lưới hứng kính ngay dưới miệng giếng trời phòng trường hợp kính vỡ.

kich-thuoc-gieng-troi-hop-ly-25

Thiết kế giếng trời sau nhà

Giếng trời sau nhà được thiết kế theo phong cách tự do. Thiết kế giếng trời ở vị trí này không chỉ đơn giản là lấy ánh sáng mà còn tận dụng gió, mưa tự nhiên. Giếng trời sau nhà có ưu điểm vượt so với giếng trời trong nhà ở chỗ lấy gió đều, nên tốt cho sức khỏe hơn.

Với những hướng giếng thường có gió mạnh như hướng Tây Bắc, chúng ta có thể lắp thêm thiết bị phụ trợ điều tiết gió hoặc thu hẹp diện tích lấy gió của giếng.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Thẻ Đỏ Bóng Đá Phạt Bao Nhiêu Tiền? 2022 | Mytranshop.com

Hơn nữa với vị trí này, thiết kế giếng trời không mất quá nhiều chi phí mà vẫn đảm bảo được một không gian thiết kế ưng ý. Bạn có thể sử dụng tranh gốm, tranh cát, sỏi hoặc các mặt hàng thủ công mỹ nghệ để tiết kiệm chi phí lại có hiệu quả trang trí cao.

Về các bước thực hiện, giếng trời sau nhà giống với giếng trời trong nhà. Phần đáy giếng bạn có thể thiết kế vườn cây, hòn non bộ đều được nhé, vừa tạo không gian phong phú cho ngôi nhà, vừa giúp không gian trở nên sinh động hơn.

Những sai lầm biến giếng trời thành nơi gây tai hại cho ngôi nhà của bạn

Tường giếng trời phẳng nhẵn tạo tiếng ồn vang vọng

Theo thiết kế bạn sẽ thấy, bản chất của giếng trời là một cái ống,vì vậy âm thanh truyền trong giếng trời rất vang và rõ. Đó cũng là lý do nếu bạn đứng ở tầng dưới nói chuyện, người ở tầng trên sẽ nghe thấy. Điều này làm mất đi sự riêng tư cũng như ảnh hưởng đến phong thủy của ngôi nhà.

Vì vậy theo kiến trúc sư, để giảm thiểu tình trạng này cần làm các mặt tường trong giếng trời không nên làm phẳng, trơn tất cả. Cần có một số mảng nhám như dùng sơn gai, ốp đá tự nhiên, gạch thẻ, gạch tần để tiêu âm thanh, bạn nên lưu ý điều này khi thiết kế giếng trời nhé.

kich-thuoc-gieng-troi-hop-ly-26Giếng trời nên có mái che và hệ thống thoát nước tốt

Mái che giếng trời quá mỏng

Thứ hai đó là phần mái che của giếng trời. Bên cạnh kích thước giếng trời hợp lý, bạn cần chú ý đến mái che không được quá mỏng. Nếu không ánh sáng sẽ xuyên thẳng gây ảnh hưởng đến đồ đạc bên trong nhà như cầu thang, đồ dùng nội thất có thể bị phai màu.

Đặc biệt những đất nước có khí hậu nhiệt độ cao vào mùa hè như Việt Nam, bạn nên thiết kế thêm hệ thống rèm dưới mái giếng trời để chắn nắng và điều tiết ánh sáng trong nhà.

Hệ thống lan can thấp và khe hở rộng

Các khu thông tầng là khoảng không có chiều sâu hun hút nên gia chủ phải làm phần ngăn cách với giếng trời đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn. Nếu sử dụng lan can, gia chủ cần lưu ý chiều cao và khoảng cách khe hở. Với nhà có trẻ nhỏ, bạn cần thiết kế đảm bảo để trẻ không thể trèo qua phần ngăn cách này.

Treo đèn chùm ở giếng trời

Nhiều gia đình có ý tưởng treo đèn chùm hay những vật dụng trang trí tại khu vực giếng trời này. Tuy nhiên đây là ý tưởng không được kiến trúc sư khuyến khích khi trang trí giếng trời.

Bởi mục đích của giếng trời đó là tạo không gian thông thoáng cho ngôi nhà, vì vậy nếu treo các vật trang trí sẽ ảnh hưởng đến ánh sáng bên trong. Chưa kể đến đây là không gian sinh hoạt, thường xuyên qua lại. Vì vậy treo đèn chùm hay đồ vật nặng sẽ gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.

Giếng trời không có hệ thống thoát nước

Nhiều gia đình muốn tận dụng giếng trời để nhận gió mát, mưa rơi từ tự nhiên cho hệ thống cây xanh bên dưới, tạo không gian gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thiết kế như thế này cần đảm bảo đáy giếng phải được thoát nước tốt, phần sàn phải đủ rộng và khu vực xung quanh có che chắn để nước mưa không ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt xung quanh nhà của bạn.

Hệ thống cây cảnh phía dưới giếng trời

Nhiều gia đình bố trí giếng trời cao, rộng với đèn chiếu sáng, chi tiết trang trí, cây treo khá xa tầm với. Bởi vậy, khi có các sự cố cần thay thế, gia chủ sẽ buộc phải lắp đặt giàn giáo chỉ để thay một bóng đèn hỏng. Việc chăm sóc cho cây, lau chùi các bức tranh, phù điêu treo tường cũng rất khó khăn.

Các mẫu giếng trời đẹp cho mọi không gian

kich-thuoc-gieng-troi-hop-ly

Kiểu thiết kế giếng trời thông dụng của nhiều ngôi nhà phố hiện nay. Giếng trời tạo ánh sáng cho thang và không gian phòng ăn, phòng khách được kết hợp ánh sáng từ cửa chính, vì vậy toàn bộ ngôi nhà luôn sáng, thông thoáng và tràn ngập năng lượng.

kich-thuoc-gieng-troi-hop-ly-1

Giếng trời được thiết kế hoa văn tạo hiệu ứng phản chiếu độc đáo khi có ánh nắng mặt trời. Với thiết kế chia ô, kết hợp chuông gió treo ở giữa cũng là cách trang trí cho giếng trời trong ngôi nhà bạn trở nên bắt mắt hơn rất nhiều.

kich-thuoc-gieng-troi-hop-ly-2

Thiết kế giếng trời kết hợp tiểu cảnh như thế này cũng là ý tưởng hay phải không. Trong ngôi nhà này, kiến trúc sư đã thiết kế giếng trời bên hông nhà, trồng tiểu cảnh kết hợp tường và cửa kính xung quanh tạo không gian thu hút ánh sáng, trang trí cho ngôi nhà thêm phần bắt mắt.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Dòng điện xoay chiều 3 pha là gì? Công thức tính dòng điện xoay chiều 3 pha (Chuẩn Đét) 2022 | Mytranshop.com

kich-thuoc-gieng-troi-hop-ly-3

Sử dụng họa tiết dán kính như thế này cho phần kính của giếng trời, vừa giúp tạo không gian thẩm mỹ, vừa hạn chế tia UV từ ánh nắng mặt trời mà vẫn đảm bảo không gian thông thoáng cho ngôi nhà. Từ cầu thang cho đến tầng 1 đều được hưởng ánh sáng tự nhiên do giếng trời cung cấp.

kich-thuoc-gieng-troi-hop-ly-4

Thiết kế giếng trời hình tròn cũng là ý tưởng hay cho không gian trong nhà của bạn. Sử dụng họa tiết phối kết hợp từ khung thép tạo nên hiệu ứng độc đáo cho không gian khi có ánh nắng. Đây là cách trang trí ngôi nhà của bạn theo phong cách hiện đại nhưng vẫn đảm bảo phong thủy, bạn có thể tham khảo nhé.

kich-thuoc-gieng-troi-hop-ly-6

Những ngôi nhà chật hẹp hay thiết kế kiểu nhà ống như thế này nếu không có giếng trời sẽ rất bí bách và khó chịu. Nhờ có giếng trời, không gian trong nhà luôn có ánh sáng tự nhiên và có thể trồng thêm cây xanh để thanh lọc không khí như thế này cũng rất tốt cho sức khỏe.

Giếng trời đặt ở vị trí chiếu thẳng cầu thang vừa tạo không gian thông thoáng cho ngôi nhà, vừa đảm bảo tầng nào cũng có ánh sáng tự nhiên, hài hòa về thẩm mỹ và phong thủy mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình.

Thiết kế giếng trời bên cạnh cầu thang có hiệu ứng ánh sáng, vừa có thể tận dụng trồng cây xanh, vừa có thể trang trí không gian bên trong một cách hoàn hảo nhất.

kich-thuoc-gieng-troi-hop-ly-9

Ánh sáng tự nhiên từ giếng trời thiết kế giữa nhà, chiếu thẳng xuống căn nhà với thiết kế sơn màu trắng nhẹ nhàng. Phần tường được trang trí thêm cây xanh bắt mắt, tạo không gian ấn tượng và trong lành cho ngôi nhà.

Kích thước giếng trời hợp lý đó là không chiếm quá nhiều diện tích của ngôi nhà. Tận dụng khu vực giếng trời, chủ nhà trồng thêm tiểu cảnh, cây xanh và rải sỏi trông rất bắt mắt.

kich-thuoc-gieng-troi-hop-ly-11

Một thiết kế giếng trời sau ngôi nhà thay vì đặt bên trong nhà. Thiết kế như thế này sẽ tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên kết hợp ánh sáng và mưa, giúp cây tươi tốt hơn rất nhiều.

Không chỉ thiết kế cửa sổ bằng kính xung quanh ngôi nhà để lấy ánh sáng tự nhiên, kiến trúc sư còn thiết kế giếng trời từ trên xuống tạo hiệu ứng ánh sáng cho toàn bộ ngôi nhà. Căn phòng khách được trồng thêm tiểu cảnh phía dưới khu vực giếng trời, vì vậy rất hài hòa với tổng thể của ngôi nhà.

Giếng trời đặt trong phòng ăn thay vì phòng khách. Tuy nhiên ở đây, giếng trời đặt sát tường kết hợp khu vực trang trí bằng tượng và cây xanh, ánh đèn tạo hiệu ứng bắt mắt và trang trí ngôi nhà thêm phần hài hòa hơn.

Một kiểu thiết kế giếng trời theo phong cách phương Tây với thiết kế các ô cửa nhỏ trên mái. Bạn có thể áp dụng thiết kế này để không gian ngôi nhà của bạn trông lạ mắt hơn nhé.

Phòng ăn được tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên nhờ thiết kế lớp kính cho giếng trời. Bạn sẽ thấy sự thay đổi linh hoạt trong không gian mà vẫn đảm bảo sự tiện nghi trong sinh hoạt hàng ngày.

kich-thuoc-gieng-troi-hop-ly-16Thiết kế giếng trời trong phòng kháchkich-thuoc-gieng-troi-hop-ly-17

Khu vực nhà tắm vẫn có thể thiết kế giếng trời như thế này để tạo sự thông thoáng, tránh tình trạng ẩm mốc trong không gian này.

kich-thuoc-gieng-troi-hop-ly-18

Phòng ngủ cũng được tận dụng ánh sáng tự nhiên nhờ tường sử dụng ô cửa kính kết hợp mái có thiết kế giếng trời. Ánh sáng đầy đủ nhưng không hề ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn chút nào.

Phòng ăn tràn ngập ánh sáng tự nhiên, kết hợp trang trí đèn treo tạo hiệu ứng bắt mắt cho không gian. Thiết kế nội thất bằng chất liệu gỗ nhưng không bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài như ánh sáng, mang đến không gian thật sự bắt mắt cho ngôi nhà của bạn.

kich-thuoc-gieng-troi-hop-ly-20

Phòng trẻ em được thiết kế giếng trời như thế này cũng rất thích hợp phải không. Không gian học tập, vui chơi của trẻ luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên, giúp trẻ có không gian vui đùa thỏa thích.

kich-thuoc-gieng-troi-hop-ly-21kich-thuoc-gieng-troi-hop-ly-22

Thông thường giếng trời tận dụng ánh sáng tự nhiên cho phòng khách, giúp toàn bộ ngôi nhà của bạn trở nên thông thoáng và dễ chịu khi bước chân vào.

Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ kích thước giếng trời hợp lý, vị trí đặt giếng trời phù hợp và quan trọng trang trí như thế nào cho hợp phong thủy. Nếu cần tư vấn cũng như thiết kế giếng trời cho ngôi nhà, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới hotline 0915 799 979 để được đội ngũ kiến trúc sư Wedo hỗ trợ tốt nhất.

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:

SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH

chủ đề liên quan

Leave a Comment