Xin giấy phép xây dựng là một thủ tục không thể bỏ qua khi bạn có dự định xây nhà/công trình. Xin giấy phép xây dựng là thủ tục đầu tiên bắt buộc phải thực hiện. Thủ tục và quy trình xin giấy phép xây dựng ngoài những quy định chung còn có những quy định cụ thể tùy theo địa phương. Trong những thủ tục về xin giấy phép xây dựng, lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở là vấn đề được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm.
Vậy, lệ phí xin giấy phép xây dựng bao gồm những loại gì? Những đối tượng nào phải nộp lệ phí xin giấy phép xây dựng? Phí này do cơ quan nào thu? Lệ phí này nộp ở đâu và chi phí hết bao nhiêu? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên.
Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà
Các loại lệ phí xin giấy phép xây dựng
Như đã nói ở trên, xin giấy phép xây dựng là một thủ tục hành chính bắt buộc thực hiện trước khi xây dựng nhà. Khi xin giấy phép xây dựng, cùng với hồ sơ, bạn phải nộp các loại lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở sau:
- Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
- Lệ phí xin giấy phép xây dựng các công trình khác
- Các trường hợp gia hạn giấy phép xây dựng
Các khoản lệ phí xin giấy phép xây dựng này được quy định tịa Thông tư 02/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính.
Ngoài ra, lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở trên thực tế có thể cộng thêm các khoản chi phí khác như công thẩm định, kiểm tra…
Các loại lệ phí xin giấy phép xây dựng phải nộp
Đối tượng phải đóng lệ phí xin giấy phép xây dựng
Các công trình xây dựng phải xin giấy phép xây dựng theo quy định bắt buộc phải nộp lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở. Đó là các công trình xây dựng bao gồm xây mới, mở rộng, trùng tu, tôn tạo, sửa chữa, cải tạo được quy định tại Khoản 1 Điều 89 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.
Nghị định này cũng chỉ rõ các công trình được miễn giấy phép xây dựng:
a) Công trình do thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và các công trình trực tiếp bảo vệ an ninh, quốc phòng.
b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Công trình xây dựng trong khu công nghiệp tập trung và công trình thuộc dự án BOT.
c) Công trình thuộc dự án phát triển kết cấu hạ tầng, dự án phát triển đô thị mới, các dự án thành phần trong khu đô thị mới đã có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt theo đúng quy định của pháp luật.
d) Công trình thuộc dự án đầu tư nhóm B, C có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã được phê duyệt sau khu có văn bản thẩm định của cơ quan chức năng quản lý xây dựng của cấp quyết định đầu tư hoặc Sở Xây dựng hoặc Sở có xây dựng chuyên ngành.
g) Công trình nhà ở của dân thuộc đối tượng được miễn cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 3b Điều 39 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ.
Như vậy, đối tượng phải đóng lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở là các chủ đầu tư các công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng quy định ở trên.
Các trường hợp phải xin giấy phép xây dựng phải nộp lệ phí xin giấy phép xây dựng
Tổ chức thu, nộp và quản lý lệ phí xin giấy phép xây dựng
– Cơ quan cấp giấy phép xây dựng quy định tại Điều 41 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ nêu trên có nhiệm vụ tổ chức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Thông tư này (dưới đây gọi chung là cơ quan thu).
– Lệ phí cấp giấy phép xây dựng thu bằng tiền Việt Nam. Hàng ngày hoặc chậm nhất là 5 ngày một lần, cơ quan thu phải nộp số tiền lệ phí đã thu được vào tài khoản tạm giữ tiền thu lệ phí của cơ quan thu mở tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Hàng tháng chậm nhất là ngày 10, cơ quan thu phải kê khai, nộp 90% (chín mươi phần trăm) tổng số tiền lệ phí thu được của tháng trước vào ngân sách nhà nước theo chương,loại, khoản tương ứng, mục 046 Mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành.
– Cơ quan thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm thu, nộp và quản lý sử dụng tiền lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo đúng Thông tư số 54/1999/TT-BTC ngày 10/05/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/01/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước. Cơ quan thu được tạm trích 10% (mười phần trăm) tổng số tiền lệ phí thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để chi phí cho việc cấp giấy phép và thu lệ phí như sau:
- Chi phí in (mua) giấy phép.
- Chi phí tiền công và phụ cấp theo tiền công quy định.
- Chi phí vật tư văn phòng.
- Chi phí sửa chữa tài sản máy móc, công cụ phục vụ công tác thu.
Trích quỹ khen thưởng cho cán bộ, công nhân viên thực hiện thu nộp lệ phí, bình quân một người một năm không quá ba tháng lương thực hiện.
Tổng số tiền được trích sau khi trừ số thực chi theo đúng nội dung quy định trên đây, cuối năm nếu chưa sử dụng hết thì phải nộp hết số còn lại vào ngân sách nhà nước.
– Cơ quan thuế địa phương nơi cơ quan thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng đóng trụ sở có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định tại Thông tư này và Thông tư số 54/1999/TT-BTC ngày 10/05/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/01/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.
Tổ chức thu và quản lý lệ phí xin giấy phép xây dựng
Mức thu lệ phí xin giấy phép xây dựng
– Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở đối với mỗi loại công trình có sự khác nhau:
+ Lệ phí xin giấy phép xây dựng mới
- Đối với nhà ở riêng lẻ của nhân dân: 50.000 vnđ/ giấy phép
- Các công trình khác: 100.000 vnđ/ giấy phép
+ Lệ phí gia hạn giấy phép xây dựng: 10.000 vnđ
– Biểu mức thu lệ phí xin giấy phép xây dựng một số tỉnh thành tiêu biểu:
+ Lệ phí xin giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ của nhân dân:
- Hà Nội: 75.000vnđ/giấy phép
- Tp.Hồ Chí Minh : 50.000vnđ/giấy phép
- Đà Nẵng: 50.000vnđ/giấy phép
- Hải Phòng: 50.000vnđ/giấy phép
+ Lệ phí xin giấy phép xây dựng mới các công tình khác:
- Hà Nội: 150.000vnđ/giấy phép
- Hải Phòng: 100.000vnđ/giấy phép
+ Lệ phí gia hạn giấy phép xây dựng:
- Hà Nội: 15.000vnđ/giấy phép
- Hải Phòng: 10.000vnđ/giấy phép
Khi nào nộp lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở?
Nộp lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở là một phần quan trọng trong quy trình, thủ tục xin giấy phép. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo danh mục dưới đây:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ
– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 tại Thông tư 15/2016/TT-BXD
– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
a) Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
b) Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;
c) Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.
Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Khoản này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
– Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.
– Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng:
Quy trình cấp giấy phép xây dựng (Điều 102 Luật Xây dựng):
Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.
Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
Bước 3: Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định tại Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
– Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;
Bước 4: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.
Bước 5: Chủ đầu tư nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.
Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở:
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn.
Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn ( Điều 102 Luật xây dựng 2014).
Thời gian giải quyết hồ sơ xin phép xây dựng
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng hiện hành:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Quảng cáo/Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)
Kính gửi: …………………………………
1. Thông tin về chủ đầu tư:
– Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): …………………………………………………………………..
– Người đại diện: …………………………………… Chức vụ (nếu có): ………………………
– Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………..
– Số nhà: ………………… Đường/phố ………………. Phường/xã …………………………
– Quận/huyện Tỉnh/thành phố: ………………………………………………………………….
– Số điện thoại: …………………………………………………………………………………..
2. Thông tin công trình:
– Địa Điểm xây dựng: ……………………………………………………………………………..
– Lô đất số: ………………………. Diện tích ………………. m2.
– Tại số nhà: ………………………. Đường/phố ………………………
– Phường/xã ………………………………….. Quận/huyện …………………………………..
– Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………
3. Nội dung đề nghị cấp phép:
3.1. Đối với công trình không theo tuyến:
– Loại công trình: ………………………………….. Cấp công trình: ……………………………
– Diện tích xây dựng: ……… m2.
– Cốt xây dựng: ……… m
– Tổng diện tích sàn: …………m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
– Chiều cao công trình: ……..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:
– Loại công trình: ……………………………. Cấp công trình: …………………………………
– Tổng chiều dài công trình: …………….. m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).
– Cốt của công trình: ………..m (ghi rõ cốt qua từng khu vực)
– Chiều cao tĩnh không của tuyến: …….. m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực).
– Độ sâu công trình: ………….m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực)
3.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng:
– Loại công trình: ……………………. Cấp công trình: ………………………………..
– Diện tích xây dựng: ……….m2.
– Cốt xây dựng: …………m
– Chiều cao công trình: ……..m
3.4. Đối với công trình quảng cáo:
– Loại công trình: …………………………….. Cấp công trình: ………………………………
– Diện tích xây dựng: ……………..m2.
– Cốt xây dựng: …………..m
– Chiều cao công trình: ……………….m
– Nội dung quảng cáo: …………………….
3.5. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:
– Cấp công trình: ………………..
– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………m2.
– Tổng diện tích sàn: ………..m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
– Chiều cao công trình: ………..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
– Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.6. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:
– Loại công trình: …………………………… Cấp công trình: ……………………….
– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……….m2.
– Tổng diện tích sàn: ……….m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
– Chiều cao công trình: …….m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.7. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến:
– Giai đoạn 1:
+ Loại công trình: ………………………. Cấp công trình: ………………………
+ Diện tích xây dựng: …….m2.
+ Cốt xây dựng: ………m
+ Chiều sâu công trình: ………m (tính từ cốt xây dựng)
– Giai đoạn 2:
+ Tổng diện tích sàn: ……..m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
+ Chiều cao công trình: ………m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
+ Số tầng: ……..(ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.8. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị:
– Loại công trình: …………………. Cấp công trình: ……………………
– Tổng chiều dài công trình theo giai đoạn: ………m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).
– Cốt của công trình: ……..m (qua các khu vực theo từng giai đoạn)
– Chiều cao tĩnh không của tuyến: ……..m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực theo từng giai đoạn).
– Độ sâu công trình: ………m (ghi rõ độ sâu qua các khu vực theo từng giai đoạn)
3.9. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:
– Tên dự án: ……………………………………
+ Đã được: ……….phê duyệt, theo Quyết định số: ……. ngày …………
– Gồm: (n) công trình
Trong đó:
+ Công trình số (1-n): (tên công trình)
* Loại công trình: ………………………….. Cấp công trình: ……………………………
* Các thông tin chủ yếu của công trình: …………………………………………
3.10. Đối với trường hợp di dời công trình:
– Công trình cần di dời:
– Loại công trình: ………………………………. Cấp công trình: ……………………..
– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……………………………………………m2.
– Tổng diện tích sàn: …………………………………………………………………m2.
– Chiều cao công trình: ………………………………………………………………m2.
– Địa Điểm công trình di dời đến: ……………………………………………………..
– Lô đất số: …………………………… Diện tích …………………………………m2.
– Tại: ………………………………………… Đường: ………………………………..
– Phường (xã) ………………………………. Quận (huyện) ……………………….
– Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………….
– Số tầng: ……………………………………………………………………………..
4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ………………………………………
– Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………
– Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số …………. Cấp ngày …………..
– Tên chủ nhiệm thiết kế: ……………………………………………………………
– Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ………do ………….. Cấp ngày: …………………..
– Địa chỉ: …………………………………………………………………………
– Điện thoại: ………………………………………………………
– Giấy phép hành nghề số (nếu có): …………………cấp ngày …………………..
5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………… tháng.
6. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
1 –
2 –
…… ngày ……tháng ….. năm ……
Người làm đơn/Đại diện chủ đầu tư
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)
Trên đây, Wedo đã chia sẻ với Quý bạn đọc và Quý khách hàng về lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở cùng việc chuẩn bị thành phần hồ sơ xin giấy phép cũng như trình tự các bước xin phép, thời gian xin phép và mẫu đơn xin cấp phép mới nhất. Mọi thắc mắc, mời Quý bạn đọc và Quý khách hàng liên hệ trực tiếp với Wedo để nhận được tư vấn sớm nhất!
Trân trọng./.
GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:
SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH
chủ đề liên quan