Lực từ. Cảm ứng từ, trắc nghiệm vật lý lớp 11 2022 | Mytranshop.com

A.LÍ THUYẾT

I.Lực từ

1 .Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đặt trong từ trường

– Điểm đặt: tại trung điểm của đoạn dây dẫn mang dòng điện

– Phương :Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và cảm ứng từ tại điểm khảo sát.

– Chiều lực từ: Qui tắc bàn tay trái:

Đặt bàn tay trái duỗi thẳng để các đường cảm ứng từ xuyên vào lòng bàn tay và chiều từ cổ tay đến ngón tay trùng với chiều dòng điện. Khi đó ngón tay cái choãi ra 900 sẽ chỉ chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn.

– Độ lớn : Công thức định luật Ampe

F = B.I.l sinα

Trong đó:

F: độ lớn của lực từ tác dụng lên dòng điện có độ dài l ( N ).

I: cường độ dòng điện qua l đặt vuông góc với hướng của từ trường tại điểm đó (A)

B: độ lớn của cảm ứng từ của từ trường tại điểm khảo sát (T ).

α: là góc hợp bởi giữa dây dẫn và đường sức

2. Lực tương tác giữa hai dây dẫn đặt song song

+ Phương: Nằm trên mặt phẳng của dây dẫn và vuông góc với dây dẫn

+ Chiều:

– Nếu hai dòng điện cùng chiều: thì hút nhau

– Nếu hai dòng điện ngược chiều: thì đẩy nhau

+ Độ lớn: Lực tác dụng lên một đoạn có chiều dài l: F12 = F21 =displaystyle {{2.10}^{-7}}frac{{{I}_{1}}{{I}_{2}}}{r}l

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Bài tập với dây kéo lò xo đa năng hiệu quả 2022 | Mytranshop.com

Lên 1m chiều dài là : F = displaystyle {{2.10}^{-7}}frac{{{I}_{1}}{{I}_{2}}}{r}

Trong đó I1, I2 là cường độ dòng điện (A); r là khỏang cách hai dây dẫn m

II.Cảm ứng từ

– Định nghĩa: Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường là đại lượng đặc trưng cho mật độ mạnh yếu của từ trường và được đo bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm đó và tích của cường độ dòng điện và chiều dài đoạn dây dẫn đó

Công thức: displaystyle B=frac{F}{Il}

Trong đó:

F: độ lớn của lực từ tác dụng lên dòng điện có độ dài l ( N ).

I: cường độ dòng điện qua l đặt vuông góc với hướng của từ trường tại điểm đó(A).

B: độ lớn của cảm ứng từ của từ trường tại điểm khảo sát (T ).

– Phương : Trùng với trục của nam châm thử tại điểm đó

– Chiều: Được quy ước là chiều vào Nam ra Bắc của nam châm thử tại điểm đó

B.BÀI TẬP

DẠNG 1: LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN MỘT ĐOẠN DÂY DẪN VÀ ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG

Bài tập về cân bằng của một thanh được treo nằm ngang bởi hai dây treo trong từ trường?

I.Phương pháp

1. Xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn

+ Điểm đặt: tại trung điểm của đoạn dây dẫn mang dòng điện

+ Phương :Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và cảm ứng từ tại điểm khảo sát.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Thịt Nướng Bao Nhiêu Calo? Ăn Thịt Nướng Có Béo Không? 2022 | Mytranshop.com

+ Chiều lực từ: Qui tắc bàn tay trái:

+ Độ lớn : Công thức định luật Ampe
F = B.I.l sinα

Trong trường hợp dây dẫn vuông góc với các đường sức: F = B.I.l

2. Điều kiện cân bằng

Fhl = 0 <=> displaystyle 2overrightarrow{T}+overrightarrow{P}+overrightarrow{F}=0

¨ Chú ý:

<1>Có hai trường hợp

+TH1: B ^ mp treo đoạn dây dẫn: lực từ thẳng đứng => Khi cân bằng các dây treo vẫn thẳng đứng

+TH2: B// mp treo doạn dây dẫn: Lực từ nằm ngang=> Khi cân bằng dây treo bị nghiêng đi(Vẽ lại hình)

Trường hợp 1 Trường hợp 2

 

 

 

 

 

 

 

<2> Xem lại bài toán điều kiện dây trùng, dây đứt

DẠNG 2: LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA 2 HAY NHIỀU DÂY DẪN ĐẶT SONG SONG

I. Phương pháp

Bước1: Xác định lực từ tác dụng lên từng đoạn dây .

+ Độ lớn: Lực tác dụng lên một đoạn có chiều dài l: F12 = F21 =displaystyle {{2.10}^{-7}}frac{{{I}_{1}}{{I}_{2}}}{r}l

Lên 1m chiều dài là : F = displaystyle {{2.10}^{-7}}frac{{{I}_{1}}{{I}_{2}}}{r}

+ Phương: Nằm trên mặt phẳng vuông góc với dây dẫn

+ Chiều:

– Nếu hai dòng điện cùng chiều: thì hút nhau

– Nếu hai dòng điện ngược chiều: thì đẩy nhau

Bước 2: Áp dụng nguyên lý chồng chất ta có :

¨Chú ý: nếu trước đó có câu tính B sau đó tìm F thì nên áp dụng công thức F = B.I.l

Leave a Comment