Lý giải hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa là như thế nào? 2022 | Mytranshop.com

Bạn hẳn sẽ rất hoang mang khi đang ngủ trưa mà gặp tình trạng bị bóng đè. Các nhà khoa học đã giải thích hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa thế nào và cách khắc phục ra sao? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này.

Đã bao giờ bạn phải đối mặt với cảm giác có ai đó đè chặt lên ngực khi đang ngủ trưa chưa? Bạn hẳn sẽ thấy không thể thở được nhưng lại không thể nào chống cự. Đây chính là hiện tượng bóng đè mà dân gian thường quan niệm rằng nó gắn với thế lực ma quỷ xung quanh. Đây là tình trạng vô cùng phổ biến và khoa học sẽ lý giải cho bạn hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa cũng như các kiến thức sức khỏe liên quan trong bài viết này.

1. Hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa là gì?

hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa

Hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa là gì?

Hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa nói riêng và bóng đè nói chung có tên tiếng Anh là sleep paralysis, nghĩa là chứng liệt thân khi ngủ. Khi mắc phải tình trạng này, toàn thân bạn sẽ không thể cử động được dù tinh thần vẫn tỉnh táo. Bóng đè là hiện tượng xảy ra khi cơ thể chuyển giao giữa các giai đoạn thức và ngủ, bạn sẽ không thể nói năng hay di chuyển gì được trong vòng vài giây hoặc lên đến vài phút.

2. Dấu hiệu nhận biết khi bạn bị bóng đè

Khi bị bóng đè, bạn vẫn sẽ nhận thức được môi trường xung quanh nhưng tạm thời sẽ không thể nói chuyện hay di chuyển được. Bạn sẽ cảm thấy những dấu hiệu sau đây khi thức dậy hoặc đi ngủ:

  • Đổ mồ hôi
  • Cảm thấy sợ hãi cực độ
  • Không thể hít thở sâu
  • Đau đầu hoặc đau nhức toàn thân
  • Cảm giác như ngực thắt lại
  • Nhiều trường hợp không thể mở mắt
  • Tưởng tượng có ai đó trong phòng và muốn làm hại đến mình

Tuy rằng hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa diễn ra chỉ từ vài giây đến vài phút nhưng sau khi kết thúc, nó sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng bất an và khó ngủ lại.

3. Giải thích hiện tượng bóng đè khi ngủ

Các nhà khoa học đã tìm ra được nguyên nhân tại sao bị bóng đè khi ngủ phổ biến. Chúng bao gồm:

3.1. Rối loạn trong giai đoạn giấc ngủ

hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa

Rối loạn trong giai đoạn giấc ngủ khiến bạn bị bóng đè

Dân gian vẫn quan niệm rằng hiện tượng bóng đè khi ngủ là một hiện tượng huyền bí, siêu nhiên do thần thánh hoặc ma quỷ gây ra. Thức tế thì nó xảy ra khi một phần của giai đoạn giấc ngủ REM (giai đoạn cử động mắt nhanh hay giai đoạn ngủ mơ) diễn ra khi bạn vẫn còn đang thức. Giai đoạn cử động mắt nhanh xuất hiện khi não bộ hoạt động tích cực và thường có giấc mơ. Trừ mắt và cơ còn cử động trong lúc thở thì cơ thể bạn không cử động sẽ ngăn cản bạn không làm hại chính mình trong lúc mơ. Dù hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chính xác tại sao giai đoạn ngủ REM lại đôi lúc xảy ra khi bạn còn thức nhưng nó có thể là do bạn không ngủ đủ giấc, thời gian ngủ bị xáo trộn hoặc do bạn mắc chứng ngủ rủ.

3.2. Tâm lý bị chấn thương

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Clete Kushida thuộc Trung tâm Y tế Sleep Stanford ở Redwood, California (Hoa Kỳ) thì hiện tượng bóng đè cũng có thể là triệu chứng của một số căn bệnh tâm thần. Những người bị trầm cảm hoặc bị chấn thương tâm lý cũng được ghi nhận rằng tần suất họ bị bóng đè khá cao.

Thêm vào đó, hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa cũng thường khởi nguồn từ áp lực công việc hay căng thẳng về tâm lý. Nếu có thói quen sử dụng nhiều đồ uống có cồn hoặc hút thuốc là thì bạn cũng có khả năng cao bị ảo giác khi ngủ và mắc phải hiện tượng bóng đè.

4. Những đối tượng nào có thể bị bóng đè?

hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa

Ai có thể bị bóng đè?

Nếu bạn cũng tin rằng chỉ những người yếu bóng vía mới hay bị bóng đè thì đây là suy nghĩ chưa hẳn là đúng. Khoa học đã ghi nhận rằng có khoảng 4/10 người sẽ trải qua hiện tượng bóng đè. Bóng đè thường phổ biến ở những người trong độ tuổi thanh thiếu niên và có thể di truyền trong gia đình. Có một vài yếu tố được xem là có liên quan đến hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa bao gồm:

  • Tình trạng thiếu ngủ
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Chuột rút chân ban đêm
  • Sử dụng chất gây nghiện quá mức
  • Thường xuyên căng thẳng
  • Liên tục thay đổi giờ giấc ngủ
  • Tác dụng của thuốc điều trị, chẳng hạn như thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý.

5. Hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa có nguy hiểm không?

Thông thường, hiện tượng bóng đè sẽ đi kèm theo các rối loạn giấc ngủ khác, một trong số đó là chứng ngủ rũ. Tình trạng này dùng để chỉ một dạng rối loạn thần kinh gây ảnh hưởng xấu đến sự kiểm soát giấc ngủ và sự tỉnh táo làm cho bạn bị buồn ngủ quá mức vào ban ngày, không thể kiểm soát được cơn buồn ngủ.

Tuy rằng bóng đè không gây nguy hiểm nhưng người bị bóng đè sẽ cảm thấy sợ hãi và hoang mang. Có nhiều người chỉ bị bóng đè khoảng 1, 2 lần trong suốt cuộc đời nhưng trái lại, một số người gặp phải hiện tượng này vài lần mỗi tháng hoặc thậm chí là tần suất dày đặc hơn.

6. Những cách không bị bóng đè khi ngủ

hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa

Ngủ đúng giờ sẽ giảm khả năng bạn bị bóng đè

Trong hầu hết các trường hợp, người bị bóng đè sẽ tự khỏi bệnh mà không cần phải tìm cách để điều trị. Mặc dù vậy, tìm ra phương pháp để tác động vào nguyên nhân gây ra hiện tượng bóng đè khi ngủ sẽ khiến cho bạn bớt cảm thấy lo lắng hơn nhiều lần.

  • Cần điều chỉnh lại giấc ngủ cho hợp lý: Mỗi đêm, bạn hãy ngủ đủ giấc từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Việc không thường xuyên thay đổi giờ giấc ngủ sẽ giúp cho giấc ngủ của bạn luôn ổn định, từ đó cải thiện sức khỏe.
  • Giảm thiểu sự căng thẳng trong cuộc sống: Điều chỉnh lại thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho hợp lý sẽ giúp bản thân bạn lấy lại sự cân bằng. Bạn hãy tìm nhiều giải pháp thư giãn tại chỗ, chẳng hạn như nghe nhạc hay đọc sách hoặc tạo cho mình một khoảng thời gian xả stress bằng việc đi nghỉ mát.
  • Tạo cho mình tư thế ngủ thoải mái bằng cách nằm nghiêng bên phải, chân hơi co lại, tay duỗi ra, đầu không bị vẹo lệch.
  • Giữ cho phòng ngủ thông thoáng khí, tránh bị tù túng.
  • Không đọc truyện kiếm hiệp, ma quỷ, xem phim kinh dị trước khi ngủ.
  • Điều trị các chứng rối loạn giấc ngủ: Nhằm chấm dứt cảm giác sợ hãi khi bị bóng đè, bạn hãy điều trị nó tận gốc, điều này đồng nghĩa với việc chữa dứt điểm chứng rối loạn giấc ngủ mà bản thân bạn có thể đang gặp phải.

Tình trạng bóng đè khi ngủ sẽ không còn là nỗi sợ hãi hay ám ảnh nếu như bạn biết rõ hiện tượng này và hiểu được cách xử lý khi nó xảy ra. Bạn hãy đảm bảo giờ giấc sinh hoạt của mình khoa học hợp lý, có lối sống lành mạnh để tránh gặp phải những nguy cơ liên quan đến giấc ngủ. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa. Chúc bạn luôn có giấc ngủ ngon và sâu, không gặp vấn đề gì trong khi ngủ.

Giấc ngủ vô cùng quan trọng với cơ chế hoạt động của cơ thể con người. Nếu gặp các vấn đề về giấc ngủ tại sao bạn không thử ngồi ghế massage trước khi ngủ, bạn sẽ thấy đều khác biệt mà chiếc ghế chăm sóc sức khỏe này mang lại vô cùng quý báo cho sức khỏe của bạn.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa nói riêng và bóng đè nói chung có tên tiếng Anh là sleep paralysis, nghĩa là chứng liệt thân khi ngủ. Khi mắc phải tình trạng này, toàn thân bạn sẽ không thể cử động được dù tinh thần vẫn tỉnh táo. Bóng đè là hiện tượng xảy ra khi cơ thể chuyển giao giữa các giai đoạn thức và ngủ, bạn sẽ không thể nói năng hay di chuyển gì được trong vòng vài giây hoặc lên đến vài phút.

Khi bị bóng đè, bạn vẫn sẽ nhận thức được môi trường xung quanh nhưng tạm thời sẽ không thể nói chuyện hay di chuyển được. Bạn sẽ cảm thấy những dấu hiệu sau đây khi thức dậy hoặc đi ngủ: Đổ mồ hôi; Cảm thấy sợ hãi cực độ; Không thể hít thở sâu; Đau đầu hoặc đau nhức toàn thân; Cảm giác như ngực thắt lại; Nhiều trường hợp không thể mở mắt; Tưởng tượng có ai đó trong phòng và muốn làm hại đến mình

Các nhà khoa học đã tìm ra được nguyên nhân tại sao bị bóng đè khi ngủ phổ biến bao gồm: Rối loạn trong giai đoạn giấc ngủ hoặc do tâm lý bị chấn thương.

Khoa học đã ghi nhận rằng có khoảng 4/10 người sẽ trải qua hiện tượng bóng đè. Bóng đè thường phổ biến ở những người trong độ tuổi thanh thiếu niên và có thể di truyền trong gia đình.

Không. Thông thường, hiện tượng bóng đè sẽ đi kèm theo các rối loạn giấc ngủ khác, một trong số đó là chứng ngủ rũ. Tuy rằng bóng đè không gây nguy hiểm nhưng người bị bóng đè sẽ cảm thấy sợ hãi và hoang mang.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cách uống Lysine bột thế nào? Bổ sung Lysine cho trẻ đúng cách 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment