Rất nhiều mẹ bầu đã vô tình gặp phải trường hợp mang thai sau sinh mổ 10 tháng. Nhưng trong thời gian này vết thương ở tử cung trong lần mổ trước đó vẫn chưa hoàn toàn bình phục hẳn để đảm bảo an toàn cho lần mang thai tiếp theo.
Đối với cơ thể một người bình thường thì sẽ cần đến một khoảng thời gian hợp lý để giúp vết mổ trong lần mổ trước đó được bình phục. Một thời gian sau thì sức khỏe người mẹ mới đảm bảo mang thai được. Nhưng vẫn có những thai phụ mang thai sau sinh mổ 10 tháng. Vậy điều này có phù hợp hay gây nguy hiểm gì không?
1. Mang thai sau sinh mổ 10 tháng có phù hợp không?
Mang thai khi vừa sinh mổ có nguy hiểm không?
Các bác sĩ đã khuyến cáo thời gian mang thai lại sau khi đã sinh mổ là không nên dưới 2 năm vì những lý do sau:
- Cơ thể mẹ mất sức và mất máu khá nhiều sau sinh mổ nên sẽ cần đến thời gian nhất định để phục hồi được sức khỏe lại. Ngoài ra lúc này sức khỏe cũng mới đảm bảo được cho việc mang thai ở lần sau.
- Sau khi sinh mổ thì vết mổ ở phần tử cung cũng cần thời gian nhất định để phục hồi. Từ đó tránh được nguy cơ nứt vết mổ ở lần mang thai trước.
- Em bé sẽ cần được chăm sóc đầy đủ cũng như bú mẹ để cơ thể phát triển toàn diện. Nên nếu mẹ mang thai quá sớm sẽ gây một phần ảnh hưởng cho bé.
- Dù vết sẹo ở tử cung do mổ đã lành nhưng mô sẹo vẫn được hình thành từ các sợi collagen, không phải nhờ cơ. Độ bền chắc của tử cung sau khi sinh mổ 10 tháng cũng không thể quay lại tình trạng ban đầu. Vì thế, độ chịu lực và mức co giãn của tử cung, sự trương nở ở cơ tử cung vẫn khó có thể đảm bảo khi mẹ mang thai lần thứ 2.
- Vị trí vết rạch: Vết rạch dọc khi sinh sẽ mất thời gian hồi phục lâu hơn, gây nhiều đau đớn hơn so với vết rạch ngang. Nguy cơ bị bục vết mổ cũng cao hơn, ảnh hưởng đến tình trạng mang thai của mẹ.
- Thời gian này mẹ cũng sẽ không có được đủ thời gian để chăm sóc con nhỏ và dưỡng thai tốt hơn. Ngoài ra các vấn đề về kinh tế khác cũng sẽ gây tốn không ít chi phí.
Chính vì thế, đáp án của thắc mắc mang thai sau sinh mổ 10 tháng có được không chính là KHÔNG NÊN. Tuy nhiên, nếu mẹ đã mang thai thì mẹ vẫn có thể giữ lại thai. Điều quan trọng là mẹ bầu nên khám thai thường xuyên và tùy thuộc vào nhu cầu của gia đình để hỗ trợ chăm sóc bé.
2. Sau sinh mổ 10 tháng đã mang thai có gây nguy hiểm không?
2.1. Đối với mẹ
Khó khăn cho người mẹ trong chăm sóc con
- Nguy cơ hở vết sẹo mổ cũ: Đây là một trong những tai biến sản khoa khá nguy hiểm và cũng thường xảy ra ở những phụ nữ từng có sẹo mổ ở tử cung. Hiện tượng này cũng có thể xuất hiện trong quá trình sinh chuyển dạ khi cơn co mạnh.
- Vết mổ sẽ đau nhức trong quá trình mang thai: Vết mổ lúc này vẫn chưa lành hẳn nên sẽ có thể gây đau cho mẹ.
- Mẹ không có đủ sức khỏe và thời gian để vừa chăm con nhưng cũng vừa dưỡng thai.
- Nguy cơ thai bám vào sẹo mổ cũ: Tình trạng này rất nguy hiểm nhưng lại khá hiếm gặp. Thai khi ấy sẽ bám và làm tổ ở trên vết mổ cũ. Khi thai ở giai đoạn sớm sẽ gây ra tình trạng chảy máu và sẽ phải bỏ thai.
2.2. Với thai nhi
- Trẻ dễ gặp phải trường hợp sinh non cao hơn: Trẻ lúc này phát triển chưa đủ và cũng không lấy được nhiều dưỡng chất nên sẽ gặp phải nhiều căn bệnh hơn.
- Mang thai quá sớm sau khi sinh mổ cũng dễ khiến trẻ kém phát triển hơn, thiếu máu hay nguy hiểm hơn là tỷ lệ tử vong sơ sinh cao hơn.
- Với bé đang cho bú thì mẹ cũng sẽ có nguy cơ mất đi nguồn sữa. Hoặc bé cũng sẽ không nhận được sự chăm sóc đầy đủ từ mẹ.
3. Làm gì khi mang thai sau khi sinh mổ 10 tháng?
Mặc dù việc mang thai này có thể sẽ có nguy cơ ảnh hưởng thai nhi nhưng mẹ bầu vì thế cũng đừng quá lo lắng mà hãy thực hiện những lưu ý dưới đây:
- Khám sớm để có nguy cơ phát hiện thai và đánh giá sớm được nguy cơ của mẹ và bé.
- Thực hiện việc khám và theo dõi định kỳ tại cơ sở y tế có chuyên môn cao và được trang bị đầy đủ thiết bị y tế. Những điều này sẽ giúp xử lý kịp thời khi có phát sinh bất thường nào trong thai kỳ.
- Kiểm tra lại vết mổ cũ xem cơ thể mẹ có đảm bảo an toàn cho lần mang thai tiếp theo hay không.
- Nếu thai nhi nhỏ hơn 10 tuần tuổi phát triển bình thường thì việc cân nhắc tiếp tục hay không sẽ do người mẹ quyết định.
- Nếu thai nhi lớn hơn 12 tuần tuổi thì tốt nhất là sản phụ nên giữ thai. Việc phá thai sẽ có những quy định và cân nhắc riêng với người có sẹo mổ cũ nên điều này sẽ rất nguy hiểm.
Theo dõi thai nhi thường xuyên để sớm phát hiện nguy hiểm
- Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần theo dõi xem vết mổ cũ có gây đau đớn hay không. Nếu mẹ nhận thấy có điều gì bất thường ở tử cung, nhất là vị trí vết mổ cũ, chẳng hạn như đau liên tục trên xương mu hoặc đau nhói lên thì mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ.
- Khám thai đều đặn để còn theo dõi được tình trạng vết mổ cũ và sự phát triển của thai nhi. Điều này sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được những dấu hiệu để kịp thời can thiệp và tránh những diễn biến xấu nhất có thể xảy ra.
- Trong suốt thai kỳ, nhất là 3 tháng cuối thì nguy cơ nút vết mổ là cao nhất. Nên mẹ hãy thường xuyên theo dõi những dấu hiệu cơ thể nhiều hơn.
- Mẹ nên đến bệnh viện 10 ngày trước ngày dự sinh để được bác sĩ kiểm tra, theo dõi và tư vấn tốt nhất.
- Chủ động mổ lấy thai nhi khi thai bước sang tuần 39 để tránh được những diễn biến xấu nhất.
- Khi mổ lại lần sau, ngoài nguy cơ của phẫu thuật nói chung như tai biến của gây mê, gây tê, nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng thì mẹ còn có khả năng bị tổn thương các tạng trong ổ bụng, nhất là ở bàng quang.
4. Mang thai sau sinh mổ 6 tháng có phải bỏ thai không?
Khi phát hiện mình lại có thai quá sớm sau khi sinh mổ khiến nhiều bà mẹ vội vàng bỏ em bé dù vẫn muốn giữ bé để sinh. Đây là điều không cần thiết. Nếu thai nhi vẫn phát triển bình thường thì mẹ hoàn toàn có thể giữ bé lại. Việc gặp phải những nguy cơ cho sức khỏe của mẹ và bé không phải thai phụ nào cũng đối mặt. Tuy nhiên, chắc chắn rằng có thai lại quá sớm sau sinh mổ sẽ khiến mẹ và bé phải vượt qua một thai kỳ nguy hiểm.
Mẹ cần đến bác sĩ ngay khi phát hiện mang thai
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý việc tự ý thực hiện các thủ thuật, trong đó có nạo phá thai. Nếu vết sẹo mổ còn mới, chưa hoàn toàn lành lặn thì nạo phá thai là vô cùng nguy hiểm.
5. Mẹ mang thai sau sinh mổ 10 tháng cần lưu ý điều gì?
Sau khi sinh mổ 10 tháng, nếu mẹ vô tình mang thai thì cần chuẩn bị nhiều về mọi thứ. Ngay sau khi biết được mình đã mang thai, mẹ và người thân cần đến ngay cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại. Các bác sĩ sẽ xem xét vết thương sinh mổ lần trước của mẹ và dự đoán trước những nguy cơ rủi ro gặp phải trong thai kỳ. Từ đó, gia đình sẽ có sự chuẩn bị cần thiết và chu đáo cho lần mang thai này.
Nếu khả năng của mẹ trong lần mang thai sau khi sinh mổ được 10 tháng nằm trong giới hạn cho phép, mẹ bầu cần theo dõi thai kỳ sát sao. Những điều cần lưu ý dưới đây sẽ phần nào giúp mẹ hạn chế những biến cố xấu có khả năng gặp phải trong lần mang thai này:
- Gia đình cần có sự chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm lý, nhân lực và tài chính. Nếu có thể, mẹ bầu hãy nhờ sự giúp đỡ của người thân trong gia đình để sẵn sàng cho trường hợp cần thiết.
- Mẹ hãy cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ thông qua khẩu phần ăn uống đa dạng. Đôi lúc, cơ thể mẹ sẽ thiếu một số vi chất cần thiết. Các bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bổ sung thêm sau khi làm xét nghiệm.
- Mẹ cần kiểm soát và duy trì mức cân nặng phù hợp để không tăng nguy cơ gây nứt vỡ tử cung vì thai nhi quá lớn.
Mẹ cần duy trì mức cân nặng ổn định khi mang thai
- Mẹ cần làm việc vừa phải, không được mang vác vật nặng để không làm ảnh hưởng đến vết mổ cũ. Trong thai kỳ, mẹ cần ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, tránh xa căng thẳng.
- Mẹ có thể thực hiện những bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga để kiểm soát cân nặng, giúp cho bản thân không bị căng thẳng, giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong quá trình mang thai như chuột rút, đau lưng, mất ngủ…
- Mẹ cần phải đi khám thai và làm nhiều cuộc xét nghiệm hơn nếu lại mang thai sau 10 tháng sinh mổ. Mẹ hãy thường xuyên trao đổi với bác sĩ và tuân thủ đúng lịch khám thai được chỉ định.
- Việc mang thai sau khi sinh mổ được 10 tháng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm hơn so với mức bình thường. Do đó, mẹ hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra khi phát hiện bất cứ vấn đề bất thường nào.
- Mẹ hãy lựa chọn một cơ sở y tế, bệnh viện uy tín, có đội ngũ y bác sĩ với trình độ chuyên môn cao, trang bị nhiều dụng cụ y tế hiện đại, có chương trình thai sản trọn gói để nắm rõ tình hình mang thai, nhận được sự chăm sóc toàn diện suốt thai kỳ.
Việc mang thai sau sinh mổ 10 tháng nghe có vẻ bình thường nhưng nó lại vô tình ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm khác. Vì thế các cặp vợ chồng nên có những phương pháp tránh thai sau khi sinh phù hợp để hạn chế trường hợp này. Nhiều mẹ bị ảnh hưởng nặng hơn có thể sẽ vô tình gây ra nguy hiểm cho tính mạng cả mẹ và bé. Tuy nhiên nếu bạn đã lỡ có thai thì cũng đừng quá lo lắng mà hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn cụ thể hơn. Tham khảo thêm nhiều thông tin hơn về chăm sóc sức khỏe của mẹ bầu được cập nhật tại elipsport.vn nhé!
Trong thời gian thai kỳ bà bầu thường gặp những những vấn đề về sức khỏe. Ngoài nôn ói trong giai đoạn đầu của thai kỳ các bà bầu còn gặp phải tình trạng đau lưng phía bên phải hoặc bên trái, khi thai nhi càng lớn, trọng lượng cơ thể tăng cũng là lúc bạn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Chăm sóc tập luyện đúng cách không những giúp bà bầu có sức khoẻ tốt, tinh thần tốt mà còn giúp dễ sanh hơn. Hãy bắt đầu thói quen đi bộ nhẹ nhàng rất tốt cho vùng lưng và giảm đau lưng cùng may chay bo Elipsport. Ngồi ghế massage bật chế độ massage nhẹ nhàng sẽ giúp cho mẹ bầu thư giãn, giảm mỏi các cơ đặc biệt vùng lưng khi mang thai giúp ngủ ngon hơn.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Các bác sĩ đã khuyến cáo thời gian mang thai lại sau khi đã sinh mổ là không nên dưới 2 năm.
Mang thai mổ sau 10 tháng sẽ gây nguy hiểm một số mặt cả về mẹ lẫn thai nhi. Mẹ có nguy cơ hở vết sẹo mổ cũ, vết mổ sẽ đau nhức trong quá trình mang thai, nguy cơ thai bám vào sẹo mổ cũ. Thai nhi dễ gặp phải trường hợp sinh non cao hơn, trẻ kém phát triển hơn, thiếu máu hay nguy hiểm hơn là tỷ lệ tử vong sơ sinh cao hơn.
Tình trạng này rất nguy hiểm nhưng lại khá hiếm gặp. Thai khi ấy sẽ bám và làm tổ ở trên vết mổ cũ. Khi thai ở giai đoạn sớm sẽ gây ra tình trạng chảy máu và sẽ phải bỏ thai.
Mặc dù việc mang thai này có thể sẽ có nguy cơ ảnh hưởng thai nhi nhưng mẹ bầu vì thế cũng đừng quá lo lắng mà hãy Khám sớm để có nguy cơ phát hiện thai và đánh giá sớm được nguy cơ của mẹ và bé, thực hiện việc khám và theo dõi định kỳ tại cơ sở y tế có chuyên môn cao và được trang bị đầy đủ thiết bị y tế. Những điều này sẽ giúp xử lý kịp thời khi có phát sinh bất thường nào trong thai kỳ.
Nếu thai nhi lớn hơn 12 tuần tuổi thì tốt nhất là sản phụ nên giữ thai. Việc phá thai sẽ có những quy định và cân nhắc riêng với người có sẹo mổ cũ nên điều này sẽ rất nguy hiểm.