Mất ngủ nhiều ngày liên tục không chỉ gây ảnh hưởng đến công việc của bạn, mà còn làm cho sức khỏe bản thân bị giảm sút nghiêm trọng. Phải làm gì để chấm dứt tình trạng này?
Mất ngủ là một trong những căn bệnh rất thường gặp hiện nay. Theo thống kê có khoảng 30% người trưởng thành thường xuyên gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Tình trạng mất ngủ nhiều ngày liên tục sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, đời sống của người bệnh. Chính vì thế, tìm hiểu rõ nguyên nhân để có hướng giải quyết mang lại giấc ngủ ngon là điều mong mỏi của tất cả những người bệnh.
1. Khái niệm về mất ngủ? Tác hại của việc mất ngủ nhiều ngày liên tục
1.1. Mất ngủ là gì?
Ngủ là một hoạt động tự nhiên theo định kỳ của cơ thể, là khoảng thời gian giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Mất ngủ là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ. Cụ thể, người bệnh sẽ có giấc ngủ kém, thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, tỉnh dậy nhiều lần, giấc ngủ không sâu,…
Có 2 dạng mất ngủ thường gặp là mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính. Mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ tạm thời, xuất hiện trong vài đêm hoặc vài tuần. Còn mất ngủ mãn tính là là tình trạng mất ngủ nhiều ngày liên tục, kéo dài trên 1 tháng, người bệnh chỉ ngủ được 3 – 4 tiếng mỗi ngày và mất 30 phút đến hơn 1 tiếng để có thể đi vào giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, hay thức dậy giữa chừng.
Mất ngủ nhiều ngày liên tục là căn bệnh phổ biến
1.2. Tác hại của việc mất ngủ nhiều ngày liên tục
Chỉ cần 1 đêm mất ngủ, bạn sẽ cảm nhận được những ảnh hưởng xấu vào ngay ngày hôm sau như người thiếu sức sống, mệt mỏi, mất tập trung,… Còn nếu trường hợp bạn bị mất ngủ nhiều ngày liền thì sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
- Rối loạn tâm lý: Việc mất ngủ khiến người bệnh rơi vào trạng thái lo âu, suy nghĩ tiêu cực, thần kinh suy nhược, ít giao tiếp, dần dẫn dẫn đến trầm cảm.
- Làm teo não, tăng nguy cơ đột quỵ: Mất ngủ nhiều ngày làm teo não đến 25% và những người ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm, thì nguy cơ đột quỵ tăng gấp 8 lần so với người bình thường.
- Gây béo phì: Khó ngủ làm thay đổi hoạt động của não bộ, khiến người bệnh nhanh đói và thường xuyên thèm ăn.
- Da kém mịn màng, săn chắc: Ngủ không đủ giấc khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol, phá vỡ cấu trúc collagen làm cho da trở nên khô, đen sạm và chảy xệ hoặc có thể gây ra viêm da, nổi mụn.
- Gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch: Khó ngủ, hay tỉnh giấc khiến hệ thần kinh căng thẳng tạo áp lực cho tim. Nhịp tim và huyết áp tăng cao gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Suy giảm sinh lý, gây ung thư: Tác hại của việc mất ngủ là làm giảm nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới khiến sinh lý đáng mày râu sụt giảm. Mặt khác, ngủ ít hay giấc ngủ bị gián đoạn khiến nguy cơ ung thư cao hơn, đặc biệt là ung thư vú, ung thư đại tràng.
2. Biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến mất ngủ nhiều ngày liên tục
2.1. Những biểu hiện của bệnh mất ngủ
Bệnh mất ngủ rất dễ để nhận biết, tùy vào từng mức độ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, dù thế nào cũng nên chú ý nhận biết được tình trạng mất ngủ sớm, để có phương pháp điều trị phù hợp, không để mất ngủ nhiều ngày liền gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Trằn trọc, liên tục thao thức, khó đi vào giấc ngủ.
- Thường xuyên tỉnh giấc vào giữa đêm hay rạng sáng và khó có thể ngủ lại.
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy.
- Thường xuyên trong tình trạng uể oải, khó chịu, mất tập trung, không tỉnh táo ,lo âu… vào ban ngày.
Mất ngủ khiến người ủ rũ, mệt mỏi
2.2. Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ kéo dài
Khi đã nắm bắt được các triệu chứng của bệnh, điều quan trọng là tìm ra được nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ, có thể là do bệnh lý hoặc do các yếu tố khác quan.
- Suy nhược thần kinh: Áp lực trong công việc và cuộc sống khiến bạn bị stress, căng thẳng,… dẫn đến suy nhược, trầm cảm.
- Sử dụng các chất kích thích: Việc sử dụng rượu, bia, cà phê,… trước khi ngủ cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của bạn.
- Môi trường ô nhiễm, ồn ào: Không gian ngủ bí bách, bừa bãi, với nhiều tiếng động sẽ khiến bạn không thể tập trung cho giấc ngủ.
- Thay đổi nhịp sinh học: Thay đổi múi giờ hay thay đổi lịch làm việc ngày sang tối,… làm ảnh hưởng, thay đổi thói quen hàng ngày của bạn.
- Thói quen sinh hoạt: Ăn quá no, sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều,… là những lối sống thiếu khoa học gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Các bệnh lý thông thường: Một số bệnh như xương khớp, tiểu đường, viêm dạ dày,hô hấp,… thường gây ra các triệu chứng khó chịu vào ban đêm làm giấc ngủ không được trọn vẹn.
3. Cách điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả
3.1. Ngâm chân trước khi đi ngủ với gừng tươi giúp dễ ngủ
Cả hai chân, đặc biệt là khu vực lòng bàn chân được ví như “trái tim thứ hai của cơ thể”. Đây là nơi chứa hơn 60 huyệt đạo quan trọng liên kết với nhiều đầu dây thần kinh tác động lên hệ thần kinh. Do đó, ngâm chân trước khi đi ngủ với các loại thảo dược được coi là một liệu pháp hữu hiệu để cải thiện giấc ngủ.
Chuẩn bị: 100g gừng rửa sạch, giã nát, muối trắng và 2 lít nước.
- Cho gừng và một thìa muối trắng vào nước sôi khoảng 5 – 7 phút rồi tắt lửa.
- Tắt bếp, để nước nguội bớt còn hơi ấm thì đổ ra chậu và bắt đầu ngâm chân.
- Ngâm chân khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ.
3.2. Cố gắng thiết lập một chế độ ngủ, sinh hoạt điều độ
Mất ngủ nhiều đêm liên tục là tình trạng trằn trọc, rối loạn giấc ngủ, ngủ không đủ và sâu. Điều này sẽ góp ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
Tạo thói quen ngủ nghỉ sao cho hợp lý là giải pháp quan trọng nhất để khắc phục tình trạng này. Một số người cho rằng ngủ muộn để cơ thể dễ đi vào giấc ngủ sâu. Tuy nhiên, trong thực tế. Đây chính là một sai lầm. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và chỉ ra rằng thời gian đi ngủ hợp lý là 21 – 22 giờ. Lúc này cơ thể chìm vào giấc ngủ muộn hơn khoảng 1 – 2 giờ.
Thiết lập chế độ nghỉ ngơi
Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp các cơ quan có đủ thời gian để hoàn thành quá trình giải độc cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái. Với cách chữa mất ngủ không dùng thuốc này, cơ thể bạn sẽ phát triển một kế hoạch ngủ hợp lý và lành mạnh về lâu dài.
3.3. Không ăn trước khi ngủ
Nếu như bạn ăn trước khi ngủ, việc này kích hoạt hệ thống tiêu hóa. Lúc này cơ thể không chấp nhận việc bạn có thể ngủ sâu. Tương tự, khi bạn uống nhiều nước trước khi đi ngủ, bàng quang của bạn sẽ đầy và bạn sẽ phải đi vệ sinh qua đêm. Chắc chắn bạn sẽ không thể ngủ ngon trong tình trạng như vậy.
3.4. Hạn chế hết mức ánh sáng xanh ảnh hưởng đến giấc
Ánh sáng xanh ở đây là ánh sáng có vùng ánh sáng nhìn thấy. Chúng thuộc trong quang phổ có bước sóng từ 450nm đến 495nm. Ánh sáng xanh bao gồm ánh sáng từ điện thoại, tivi, máy tính và các thiết bị điện tử. Theo nghiên cứu khoa học, những đợt ánh sáng xanh ngắn ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của bạn. Điều này có thể gây mỏi mắt, rối loạn mắt và rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi ngủ để cơ thể dễ ngủ hơn.
3.5. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên là hình thức không chỉ là rèn luyện sức khỏe. Mà đó còn là liều thuốc giúp bạn chữa trị mất ngủ hiệu quả nhất. Tập thể dục ở đây sẽ giúp cơ thể năng động hơn, khí huyết được lưu thông. Chính những điều này sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Ngoài việc tập thể dục hàng ngày, chạy bộ đều đặn và tạo thành một thói quen cũng là biện pháp hữu hiệu để có giấc ngủ ngon và sâu.
3.6. Không sử dụng chất kích thích
Có lẽ đây là một trong những điều bạn phải nhớ nếu như muốn trị mất ngủ hiệu quả. Rượu, bia, cà phê hay các chất kích thích khác rất dễ gây ra sự hưng phấn trung khu thần kinh. Từ đó khiến cơ thể không còn tỉnh táo. Tập thói ăn uống quen lành mạnh với thức uống lành mạnh hoặc một ly nước ấm. Những việc nhỏ này lại có thể giúp cơ thể thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Đồng thời đây cũng là cách giúp bạn chữa mất ngủ không cần thuốc.
Tránh xa chất kích thích
Hi vọng, qua những hiểu biết về bệnh mất ngủ nhiều ngày liên tục mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ phần nào giúp bạn cải thiện giấc ngủ hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thiết bị chăm sóc sức khỏe hỗ trợ tích cực trong việc mang lại giấc ngủ ngon của Tập đoàn thể thao Elipsport như ghe massage, máy chạy bộ điện, xe đạp tập, đệm massage,…
Mất ngủ sẽ khiến đồng hồ sinh học của bạn bị rối loạn, để lấy lại đồng hồ sinh học biện pháp nhất thiết phải thực hiện đó là tập thể dục. Bạn có thể tham khảo máy chạy bộ giá rẻ chất lượng bên bỉ để có thể tập luyện ngay tại nhà hoặc chiếc xe đạp tập tại chỗ cũng rất tiện lợi. Đặc biệt hơn, nếu có điều kiện bạn có thể trải nghiệm thả lỏng cơ thể trên chiếc ghế massage toàn thân, liệu pháp massage thư giản được các chuyên gia của Elipsport sẽ giúp bạn ngủ sâu, ngủ ngon hơn.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”