Sản phẩm bán chạy tại cửa hàng
Massage là một liệu pháp giúp chăm sóc và thư giãn cơ thể được nhiều người ưa chuộng. Thế nhưng các mẹ bầu quan ngại không biết có nên đi massage hay không. Liệu mẹ bầu đi massage có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bài viết này giúp bạn trả lời thắc mắc đó.
Trong quá trình mang thai, sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể thường khiến cho các mẹ bị đau nhức, mệt mỏi, đặc biệt là thời gian 3 tháng đầu và ở tháng cuối thai kỳ. Vậy có cách nào giúp giảm sự đau nhức, mệt mỏi khi mang thai hay không? Liệu bà bầu có được đi massage hay không?
1. Phụ nữ mang thai có nên đi massage hay không?
Mẹ bầu có thể đi massage để thư giãn cơ thể
Một số quan niệm cho rằng, mẹ bầu nên hạn chế dùng các dịch vụ làm đẹp hoặc sử dụng mỹ phẩm trong quá trình mang thai để bé yêu không bị ảnh hưởng. Tuy điều này cũng không sai nhưng mẹ vẫn có thể tham gia các buổi massage, thư giãn nhẹ nhàng tại các spa chuyên dành cho mẹ bầu. Theo ý kiến của các chuyên gia, việc massage toàn thân hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nếu được áp dụng đúng phương pháp. Chẳng những thế, nó còn sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe bao gồm:
- Đào thải độc tố bên trong cơ thể, giúp hệ tuần hoàn lưu thông ổn định, lượng oxy trong máu tăng lên 15% so với thông thường.
- Xua tan căng thẳng mệt mỏi, tăng cường sức khỏe, rút ngắn thời gian chuyển dạ, giúp mẹ sau sinh nhanh chóng phục hồi vóc dáng.
- Giảm cảm giác đau lưng, phù nề chân: Khi mang thai, cân nặng của mẹ tăng nhanh sẽ khiến tử cung gây áp lực lên mạch máu khiến cho sự lưu thông máu bị giảm, cơ thể mẹ bầu vì vậy mà bị sưng nề, đau lưng, nhất là ở bàn chân và vùng chân. bà bầu cũng nên massage chân để giảm chân đau nhức, phù nề, giảm chứng chuột rút, co thắt cơ bắp.
- Giảm triệu chứng táo bón thường xuất hiện ở bà bầu. Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp với thể trạng của mẹ và bé.
2. Massage đúng cách cho mẹ bầu như thế nào?
Mẹ bầu trên 3 tháng mới được massage
Để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, mẹ cần được massage đúng cách với những điều cần lưu ý sau:
- Mẹ bầu mang thai dưới 3 tháng hoặc trên 8 tháng thì chỉ nên massage chân. Việc massage toàn thân chỉ được áp dụng cho các mẹ mang thai từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 8.
- Tần suất massage cho bà bầu là mỗi tuần 1 lần.
- Mẹ đang mang thai có nên massage bấm huyệt không? Đáp án là tuyể đối không. Nếu như massage bấm huyệt trên cơ thể bà bầu thì sẽ tạo ra các cơn đau thắt. Bên cạnh đó, không được massage vùng bụng và ngực của mẹ bầu để tránh gây nên cơn gò tử cung gây sinh non, sảy thai. Mẹ bầu cũng cần lưu ý không nên thực hiện động tác gập bụng hay bẻ lưng khi massage. Những động tác massage cho bà bầu cũng nên chậm rãi, nhẹ nhàng, xoa từ vùng lưng dần xuống thắt lưng hoặc vùng hông.
- Khi phụ nữ mang thai massage thì cần nằm với tư thế ngửa, kết hợp nằm nghiêng, tuyệt đối không được nằm sấp để tránh không tạo áp lực nên thai nhi.
- Những điều cần lưu ý khi massage cho mẹ bầu: Không nên ngâm tắm thảo dược hay xông hơi để tránh không bị sức nóng của nhiệt gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Quá trình mang thai là khá nhạy cảm nên mẹ bầu hãy lựa chọn kem massage có chiết xuất từ tự nhiên, chẳng hạn như kem xoa bóp từ dầu dừa với tác dụng làm mờ vết rạn da. Mẹ bầu hãy chọn massage tại những nơi uy tín, đảm bảo chất lượng tốt.
3. Massage có làm ảnh hưởng đến thai nhi không?
Massage đúng kỹ thuật sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi
Nếu như massage đúng kỹ thuật thì sẽ không gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Chưa kể nếu như massage đúng cách, thai nhi sẽ được hỗ trợ tăng cường cung cấp oxy, cho bé yêu tăng cân tốt hơn. Ngoài ra, điều này còn giúp cho quá trình trử dạ diễn ra nhanh chóng, giảm bớt đau đớn khi mẹ sinh bé.
4. Mẹ bầu nên massage vào thời điểm nào là phù hợp?
Thời điểm mẹ bầu nên massage chính là vào tam cá nguyệt thứ hai, tức là từ tháng thứ 4. Lúc này, mẹ đã không bị những triệu chứng mang thai như ói mửa, mệt mỏi ban đầu, em bé cũng đã ổn định hơn trong bụng mẹ. Giai đoạn từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 32 của thai kỳ chính là lúc phù hợp nhất mẹ bầu nên đi massage. Tuy nhiên, để đảm bảo việc massage diễn ra an toàn, hiệu quả cao thì mẹ bầu nên chọn các cơ sở uy tín, chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, có sử dụng các sản phẩm organic.
5. Mẹ bầu có thể ngồi ghế massage toàn thân được hay không?
Mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng ghế massage toàn thân
Ngồi ghế massage toàn thân trong thời gian mang thai sẽ mang lại những lợi ích như:
- Giảm đau chân, đau lưng, giúp máu lưu thông tốt, hạn chế tình trạng chân phù nề.
- Thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng, cho mẹ thoát khỏi cơ thể nhức mỏi khi mang thai.
- Mang đến cho mẹ tâm lý tốt nhất để mẹ luôn vui vẻ.
Tuy nhiên, ghế massage toàn thân chỉ nên được dùng sau khi mẹ bước qua tam cá nguyệt thứ nhất. Ngoài ra, mẹ cũng không nên ngồi ghế khi bước vào tam cá nguyệt thứ ba. Mẹ không nên ngồi liên tục trong khoảng thời gian dài, mỗi ngày chỉ nên ngồi 2 lần và mỗi lần từ 15 đến 20 phút.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ hiểu được việc massage để không ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ hãy tham khảo các mẫu ghế massage được sản xuất bởi Tập đoàn ELIP – Thương hiệu Elipsport để tìm được một sản phẩm chất lượng nhất chăm sóc sức khỏe của bản thân. Chúc mẹ chóng thoát khỏi các căng thẳng, mệt mỏi trong suốt thời gian mang thai và có sức khỏe đón chào bé yêu chào đời!
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Có. Mẹ vẫn có thể tham gia các buổi massage, thư giãn nhẹ nhàng tại các spa chuyên dành cho mẹ bầu. Theo ý kiến của các chuyên gia, việc massage toàn thân hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nếu được áp dụng đúng phương pháp.
Đào thải độc tố bên trong cơ thể, giúp hệ tuần hoàn lưu thông ổn định, xua tan căng thẳng mệt mỏi, tăng cường sức khỏe, rút ngắn thời gian chuyển dạ, giúp mẹ sau sinh nhanh chóng phục hồi vóc dáng, giảm cảm giác đau lưng, phù nề chân, giảm triệu chứng táo bón thường xuất hiện ở bà bầu.
Mẹ bầu mang thai dưới 3 tháng hoặc trên 8 tháng thì chỉ nên massage chân.Tần suất massage cho bà bầu là mỗi tuần 1 lần. Khi phụ nữ mang thai massage thì cần nằm với tư thế ngửa, kết hợp nằm nghiêng, tuyệt đối không được nằm sấp để tránh không tạo áp lực nên thai nhi.
Không. Nếu như massage đúng kỹ thuật thì sẽ không gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Chưa kể nếu như massage đúng cách, thai nhi sẽ được hỗ trợ tăng cường cung cấp oxy, cho bé yêu tăng cân tốt hơn. Ngoài ra, điều này còn giúp cho quá trình trở dạ diễn ra nhanh chóng, giảm bớt đau đớn khi mẹ sinh bé.
Có thể. Ngồi ghế massage toàn thân trong thời gian mang thai sẽ mang lại những lợi ích như: Giảm đau chân, đau lưng, giúp máu lưu thông tốt, hạn chế tình trạng chân phù nề; Thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng, cho mẹ thoát khỏi cơ thể nhức mỏi khi mang thai; Mang đến cho mẹ tâm lý tốt nhất để mẹ luôn vui vẻ. Tuy nhiên, ghế massage toàn thân chỉ nên được dùng sau khi mẹ bước qua tam cá nguyệt thứ nhất. Ngoài ra, mẹ cũng không nên ngồi ghế khi bước vào tam cá nguyệt thứ ba. Mẹ không nên ngồi liên tục trong khoảng thời gian dài, mỗi ngày chỉ nên ngồi 2 lần và mỗi lần từ 15 đến 20 phút.