Một số hợp chất của Crom, trắc nghiệm hóa học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

1. Hợp chất crom (III)

 

1.1. Crom (III) oxit (Cr2O3)

– Là chất rắn, màu lục thẫm, không tan trong nước.

– Cr2O3 là một oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc

                 Cr2O3 + 6H+ → 2Cr3+ + 3H2O

                 Cr2O3 + 2OH- + 3H2O → 2[Cr(OH)4]- (hoặc CrO2-)

– Cr2O3 được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

1.2. Crom (III) hiđroxit (Cr(OH)3)

– Là chất rắn, màu lục xám, không tan trong nước.

– Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính, tan được trong dung dịch axit và dung dịch kiềm

                 Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH)4] (hay NaCrO2 + 2H2O)

                 Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O

– Điều chế Cr(OH)3

                 CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3 + 3NaCl

1.3. Muối crom (III) 

– Vì ở trạng thái oxi hóa trung gian, ion Cr3+ trong dung dịch vừa có tính oxi hóa (trong môi trường axit), vừa có tính khử (trong môi trường kiềm)

                2Cr3+ + Zn → 2Cr2+ + Zn+

                2CrO2- + 3Br2 + 8OH- → 2CrO42- + 6Br- + 4H2O

Hoặc:        2Cr3+ + 3Br2 + 16OH- → 2CrO42- + 6Br- + 8H2O

– Muối crom (III) có ý nghĩa quan trọng trong thực tế, phèn crom-kali K2SO4.Cr2(SO4)3.2H2O dùng để thuộc da, làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.

 

2. Hợp chất crom (VI)

 

2.1. Crom (VI) oxit (CrO3)

– Là chất rắn, màu đỏ thẫm

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cửa Hàng Bán Ghế Massage Thuận An Bình Dương 2022 | Mytranshop.com

– CrO3 là một oxit axit, tác dụng với nước tạo thành axit cromic H2CrO4 và axit đicromic H2Cr2O7

               CrO3 + H2O → H2CrO4

               2CrO3 + H2O → H2Cr2O7

Các axit này chỉ tồn tại trong dung dịch.

– Tính chất oxit axit của CrO3 được thể hiện rõ qua phản ứng với kiềm

               CrO3 + 2NaOH →  Na2CrO4 + H2O

– CrO3 có tính oxi hoá mạnh, bốc cháy khi tiếp xúc với C, S, P, C2H5OH,…

2.2. Muối cromat (CrO42-) đicromat (Cr2O72-)

– Các muối cromat và đicromat là những hợp chất bền hơn so với các axit cromic và đicromic.

– Các muối cromat và đicromat có tính oxi hóa mạnh, đặc biệt trong môi trường axit.

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

K2Cr2O7  + 3SO2 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

K2Cr2O7  + 6KI + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 + 7H2O

– Muối CrO42-: có màu vàng, muối Cr2O72- có màu da cam. Hai muối này tồn tại trong dung dịch ở trạng thái cân bằng, tuỳ thuộc vào pH của môi trường

2CrO42- + 2H+    Cr2O72- + H2O
màu vàng   màu da cam

Qua cân bằng hoá học trên, ta nhận thấy:

+ Thêm OH- thì cân bằng chuyển dịch về bên trái làm loãng nồng độ ion CrO42- 

                 Cr2O72- + 2OH- → 2CrO42- + H2O

⇒ dung dịch chuyển từ màu cam sang màu vàng

+ Thêm H+ (mạnh) thì cân bằng chuyển dịch về bên phải làm tăng nồng độ ion Cr2O72-

                2CrO42- + 2H+ → Cr2O72- + H2O

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất 2022 | Mytranshop.com

⇒ dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu cam

 

3. Mở rộng: Hợp chất crom (II)

 

3.1. Crom (II) oxit (CrO)

– CrO là một oxit bazơ, tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

– CrO có tính khử, trong không khí dễ bị oxi hóa thành Cr (III) oxit (Cr2O3).

             2CrO + 1/2O2 → Cr2O3

3.2. Crom (II) hidroxit (Cr(OH)2)

– Cr(OH)2 là chất rắn màu vàng.

– Cr(OH)2 là một bazơ, tác dụng với dung dịch axit

                  Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + 2H2O

– Cr(OH)2 có tính khử, trong không khí thì Cr(OH)2 bị oxi hoá thành Cr(OH)3

                  4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3

– Điều chế Cr(OH)2 từ muối crom (II) và dung dịch kiềm (không có không khí)

                 CrCl2 + 2NaỌH → Cr(OH)2 ↓ + 2NaCl

3.3. Muối crom (II)

Muối crom (II) có tính khử mạnh

                 2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3

                 4CrCl2 + O2 + 4HCl → 4CrCl3 + 2H2O

Kết luận

Trạng thái oxi hóa +2 +3 +6
Hợp chất CrO Cr2O3 CrO3
Tính chất axit – bazơ
Tính oxi hóa – khử

Cr2+

Khử mạnh

Cr3+

Oxi hóa và khử vừa phải

CrO42-, Cr2O72-

Oxi hóa mạnh

 

Leave a Comment