1. Phương pháp kí hiệu
a. Đối tượng biểu hiện
– Biểu hiện các đối tượng được phân bố theo những điểm cụ thể. Kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng.
b. Các dạng kí hiệu
– Kí hiệu hình học.
– Kí hiệu chữ.
– Kí hiệu tượng hình.
c. Khả năng biểu hiện
– Vị trí phân bố của đối tượng.
– Số lượng, quy mô, chất lượng.
– Động lực phát triển của đối tượng.
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
a. Đối tượng biểu hiện
– Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội trên bản đồ.
b. Khả năng biểu hiện
– Tốc độ, khối lượng của đối tượng.
– Hướng di chuyển của đối tượng.
3. Phương pháp chấm điểm
a. Đối tượng biểu hiện
– Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau.
b. Khả năng biểu hiện
– Sự phân bố của đối tượng.
– Số lượng của đối tượng.
4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ
a. Đối tượng biểu hiện
– Thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó.
b. Khả năng biểu hiện
– Số lượng, chất lượng của đối tượng.
– Cơ cấu của đối tượng.
5. Các phương pháp khác
– Phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp khoanh vùng, phương pháp nền chất lượng…