Một số vấn đề mang tính toàn cầu, trắc nghiệm địa lý lớp 11 2022 | Mytranshop.com

I. Dân số

1. Bùng nổ dân số

a. Biểu hiện

– Dân số thế giới tăng nhanh (nhất là nửa sau thế kỉ XX).

– Năm 2005 đã đạt 6477 triệu người.

– Năm 2011 thế giới đạt 7 tỉ người.

– Chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển (chiếm 80% dân số, 95% dân số tăng hàng năm của thế giới).

– Tỉ suất gia tăng tự nhiên của các nước đang phát  triển  >  mức TB của TG  >  các nước phát triển.

 b. Hậu quả

– Gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế – xã hội và chất lượng cuộc sống…

c. Giải pháp

– Thực hiện chính sách kìm hãm tốc độ gia tăng dân số.

– Phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

 2. Già hóa dân số

Dân số thế giới ngày càng già đi

a. Biểu hiện

– Trong cơ cấu dân số: tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng giảm, tỉ lệ người trên 60 tuổi ngày càng tăng.

– Tuổi thọ dân số thế giới ngày càng tăng.

– Các nước phát triển có dân số già hơn các nước đang phát triển.

b. Hậu quả

– Thiếu lao động trong tương lai.

– Chi phí phúc lợi cho người già lớn.

c. Nguyên nhân:

– Chất lượng cuộc sống được nâng cao.

– Sự phát triển và tiến bộ của y học.

II. Môi trường

1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôzôn

 a. Biểu hiện

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  30 mẫu sân vườn đẹp khiến bạn không thể rời mắt 2022 | Mytranshop.com

– Trái Đất đang nóng dần lên (nhiệt độ Trái Đất tăng 0,6oC trong 100 năm qua).

 – Mưa axít ngày càng tăng.

 – Tầng ôzôn ngày càng mỏng và lỗ thủng ngày càng rộng.

b. Nguyên nhân: do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người nhất là sản xuất công nghiệp.

c. Hậu quả

– Gây ra nhiều thiên tai, khí hậu biến đổi.

– Gây nhiều căn bệnh đối với con người và làm ảnh hưởng xấu tới các ngành kinh tế.

d. Giải pháp

– Giảm bớt việc sản xuất các ngành gây ô nhiễm môi trường.

– Tăng cường áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất và xử lý chất thải trước khi thải vào môi trường.

– Nâng cao ý thức của mỗi người.

2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương

– Do chất thải sinh hoạt, công nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp đổ ra sông hồ, biển.

– Do sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu…

3. Suy giảm đa dạng sinh vật

* Nguyên nhân:

– Do sự khai thác quá mức của con người.

 – Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

* Hậu quả: làm mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu của nhiều ngành sản xuất…

* Giải pháp:

– Quy định cụ thể về khai thác.

– Nâng cao ý thức của người dân.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cách lột mụn đầu đen bằng kem đánh răng có tốt không? 2022 | Mytranshop.com

– Bảo vệ rừng…

 III. Một số vấn đề khác

 1. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố

– Cần tăng cường hòa giải các mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo.

– Chống chủ nghĩa khủng bố là nhiệm vụ của từng cá nhân.

2. Hoạt động kinh tế ngầm

 Như buôn lậu vũ khí, rửa tiền…, tội phạm liên quan đến sản xuất, vận chuyển, buôn bán ma tuý…

Leave a Comment