Tay run là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau gây khó khăn trong cuộc sống của người mắc bệnh. Cách luyện tay không run như thế nào và bạn nên thực hành bài tập nào thường xuyên? Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
Run tay chân là triệu chứng không chỉ xuất hiện ở người già mà cả người trẻ cũng có khả năng mắc bệnh. Phần lớn triệu chứng này có liên quan đến các căng thẳng và cảm xúc của mỗi người. Khoa học đã chứng minh được việc tập luyện các bài thể dục là cách luyện tay không run hiệu quả.
1. Nguyên nhân của chứng run tay chân
1.1. Run tay chân ở người trẻ tuổi là do đâu?
Một trong các nguyên nhân khiến người trẻ tuổi bị run tay là do việc làm dụng chất kích thích
- Bệnh cường giáp, rối loạn thần kinh thực vật
- Biến cố về tâm lý, căng thẳng thần kinh, áp lực công việc
- Di truyền
- Lạm dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê
Dấu hiệu người trẻ bị run tay còn kèm theo nhiều hiện tượng như tim đập nhanh, hồi hộp, nói run run, vã mồ hôi…
1.2. Run tay ở người già là do đâu?
Khác với người trẻ tuổi, nguyên nhân người lớn tuổi thường rõ ràng hơn bao gồm:
- Lão hóa da, đa xơ cứng, thiếu máu não mạn tính do suy gan, huyết áp cao hoặc suy thận, tai biến mạch máu não, bệnh Parkinson hoặc run vô căn.
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị.
Run tay hoặc run chân là một nỗi ám ảnh dù xảy ra đối với bất kỳ đối tượng nào. Nó chẳng những khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến người bệnh mặc cảm, tự ti, ngại ngùng khi giao tiếp. Việc phát hiện sớm nguyên nhân sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả hơn.
2. Cách khắc phục run tay chân hiệu quả nhanh chóng
2.1. Làm thế nào để tay không run ở người trẻ?
Kiểm soát tâm lý tốt sẽ giúp khắc phục bệnh run tay ở người trẻ
Người trẻ thường gặp nhiều khó khăn trong việc khắc phục chứng run tay chân là sự thiếu kiên trì và chỉ nghiêm túc điều trị khi bệnh trở nặng. Phần lớn yếu tố gây chứng run tay ở người trẻ là do tâm lý bất ổn, chẳng hạn như căng thẳng, lo âu hoặc rối loạn thần kinh thực vật nên việc điều trị đòi hỏi cần nhiều thời gian để cơ thể cân bằng và điều chỉnh các rối loạn của não bộ.
Ngay khi tay chân có biểu hiện run, bạn hãy đi khám để sớm phát hiện bệnh, chẳng hạn như thiếu chất dinh dưỡng, cường giáp, tổn thương tiểu não. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc ức chế thần kinh nhưng bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ hoặc bị lệ thuộc vào thuốc.
Những người trẻ cần kiểm soát tâm lý tốt, tránh lo lắng, căng thẳng để giảm run tay chân. Bên cạnh đó, bạn hãy duy trì lối sống lành mạnh, có thói quen tập thể dục thể thao, ăn ngủ đúng giờ, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hạn chế sử dụng chất kích thích để tăng hiệu quả điều trị.
2.2. Làm thế nào để tay không run ở người cao tuổi?
Người lớn tuổi cần điều trị bệnh run tay càng sớm càng tốt, nhất là người bị run vô căn hoặc run do mắc bệnh Parkinson. Bệnh nhân bị run do Parkinson nên áp dụng phương pháp bổ sung chất dẫn truyền thần kinh hoặc uống thuốc bắt chước hoạt động của của chất dopamin này.
Việc bổ sung chất chống oxy hóa, các tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh sẽ làm quá trình lão hóa, thoái hóa não chậm lại, giảm run hiệu quả, phục hồi khả năng cơ thể vận động bình thường. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiểm soát tốt bệnh mỡ máu, huyết áp, suy gan, tim mạch, suy thận.
3. Cách luyện tay không run với những bài tập hiệu quả
3.1. Đi bộ là bài tập chữa run tay hữu hiệu
Đi bộ là bài tập chữa run tay hữu hiệu
Chạy bộ hoặc đi bộ là một cách luyện tay không run vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển biến tích cực của cơ thể sau một thời gian tập luyện. Ban đầu, bạn hãy luyện tập với quãng đường ngắn rồi tăng dần khoảng cách và cường độ tập luyện để cơ thể thích nghi tốt. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy đi bộ hoặc chạy bộ ở nơi ít chướng ngại vật, bề mặt bằng phẳng, chẳng hạn như trong công viên. Khu vực gồ ghề hoặc quá dốc sẽ khiến bạn dễ bị mất sức và có thể gặp tai nạn không mong muốn trong lúc tập.
3.2. Các bài tập trị run tay: Bài tập tạ nhẹ nhàng
Bài tập nâng tạ nhẹ nhàng là một trong những cách luyện tay không run mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Hiệu quả của bài tập này sẽ dần nâng cao theo thời gian bởi tác dụng của nó là chống lại kháng lực của cơ bắp do sự cứng cơ gây ra. Khi bạn tập tạ, lượng chất osteocalcin mà xương sản xuất ra có thể được kích thích tăng lên đến 19%. Chất osteocalcin là một loại protein có trách nhiệm gắn canxi vào xương có công dụng phòng ngừa và làm giảm nguy cơ loãng xương.
3.3. Tập yoga giúp chữa run tay và tăng cường sự dẻo dai
Dù là chứng bệnh run tay chân không có lý do, rối loạn thần kinh thực vật hay Parkinson thì triệu chứng run cũng sẽ nặng thêm mỗi khi cơ thể người bệnh lo âu hay mệt mỏi. Chính vì thế, bệnh nhân hãy học cách cân bằng tâm lý, luyện tập sự dẻo dai và yoga là bài tập đáp ứng các nhu cầu này.
Các bài tập yoga sẽ giúp bạn tập trung duy trì nhịp thở đều đặn, giảm đi sự xáo trộn trong tinh thần, tăng cường sự lạc quan, giảm thiểu căng thẳng cơ bắp. Động tác uốn vặn sẽ tạo lực ép đa chiều nhằm hồi phục, nâng cao sức bền của cơ bắp và giảm run hiệu quả. Để phát huy tốt nhất việc tập yoga, bạn hãy tập luyện vào buổi sáng sớm để các giác quan được đánh thức hoặc tập vào tối muộn để người bệnh có giấc ngủ sâu hơn.
3.4. Khiêu vũ giúp cải thiện sự cân bằng
Khiêu vũ giúp cải thiện sự cân bằng và điều trị run tay
Những động tác khiêu vũ và các điệu nhảy linh hoạt sẽ tăng cường sự dẻo dai và uyển chuyển, giảm run chân tay hiệu quả. Khi khiêu vũ, cơ bắp sẽ luôn co duỗi, xoay vặn vận động liên tục giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng trên cơ thể, tăng sự linh hoạt cho cả tay và chân. Hơn thế nữa, âm nhạc của các bài khiêu vũ sẽ mang đến sự vui vẻ, phấn chấn cho tinh thần người bệnh nhờ việc điều hòa lượng hormone dopamin, serotonin và endorphin trong não, giảm nguy cơ trầm cảm ở bệnh nhân.
Khi phải đối mặt với chứng run tay hoặc run chân, bạn đừng quá lo lắng hay tự ti. Những cách luyện tay không run qua các bài tập được chia sẻ trên kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ mang đến tác dụng đẩy lùi bệnh tật và tăng cường sức khỏe. Nếu tình trạng run tay chân diễn ra lâu ngày không thuyên giảm, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng nên bạn hãy đến bác sĩ thăm khám để được điều trị kịp thời.
Hiểu biết về các kiến thức sức khỏe là điều cần thiết trong cuộc sống, đừng để sức khỏe của bạn và người thân bị ảnh hưởng chỉ vì chăm sóc sai cách do thiếu kiến thức. Bạn có biết, tập luyện thể dục thể thao là cách nâng cao sức khỏe an toàn và lành mạnh nhất? Hãy bắt đầu cải thiện sức khỏe của bạn và gia đình từ hôm nay với các thiết bị tập luyện tại nhà như may chay bo dien Elipsport, xe đạp tập hoặc thư giãn hằng ngày với ghế massage. Những sản phẩm này sẽ thay bạn chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và thể lực của cả gia đình.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Nguyên nhân của chứng run tay chân ở người trẻ tuổi là do: Bệnh cường giáp, rối loạn thần kinh thực vật; Biến cố về tâm lý, căng thẳng thần kinh, áp lực công việc; Di truyền; Lạm dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê.
Ngay khi tay chân có biểu hiện run, bạn hãy đi khám để sớm phát hiện bệnh, chẳng hạn như thiếu chất dinh dưỡng, cường giáp, tổn thương tiểu não. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc ức chế thần kinh nhưng bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ hoặc bị lệ thuộc vào thuốc. Những người trẻ cần kiểm soát tâm lý tốt, tránh lo lắng, căng thẳng để giảm run tay chân. Bên cạnh đó, bạn hãy duy trì lối sống lành mạnh, có thói quen tập thể dục thể thao, ăn ngủ đúng giờ, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hạn chế sử dụng chất kích thích để tăng hiệu quả điều trị.
Người lớn tuổi cần điều trị bệnh run tay càng sớm càng tốt, nhất là người bị run vô căn hoặc run do mắc bệnh Parkinson. Bệnh nhân bị run do Parkinson nên áp dụng phương pháp bổ sung chất dẫn truyền thần kinh hoặc uống thuốc bắt chước hoạt động của của chất dopamin này. Việc bổ sung chất chống oxy hóa, các tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh sẽ làm quá trình lão hóa, thoái hóa não chậm lại, giảm run hiệu quả, phục hồi khả năng cơ thể vận động bình thường. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiểm soát tốt bệnh mỡ máu, huyết áp, suy gan, tim mạch, suy thận.
Các bài tập chữa run tay hữu hiệu bao gồm: Đi bộ; Bài tập tạ nhẹ nhàng; Tập yoga; Khiêu vũ.
Các bài tập yoga sẽ giúp bạn tập trung duy trì nhịp thở đều đặn, giảm đi sự xáo trộn trong tinh thần, tăng cường sự lạc quan, giảm thiểu căng thẳng cơ bắp. Động tác uốn vặn sẽ tạo lực ép đa chiều nhằm hồi phục, nâng cao sức bền của cơ bắp và giảm run hiệu quả. Để phát huy tốt nhất việc tập yoga, bạn hãy tập luyện vào buổi sáng sớm để các giác quan được đánh thức hoặc tập vào tối muộn để người bệnh có giấc ngủ sâu hơn.