Người trong bao – A.P.Sê-khốp, trắc nghiệm ngữ văn lớp 11 2022 | Mytranshop.com

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

– Sê-khốp (1860-1904), nhà văn Nga kiệt xuất.

– Sê-khốp đã để lại hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa, trong có có nhiều tác phẩm đặc sắc như: Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Hải âu,…

– Từ những cốt truyện giản dị,tác phẩm của ông thường đặt ra những vấn đè có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa.

– Ông được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác: Người trong bao, truyện ngắn nổi tiếng của Sê-khốp được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen 1898.

Tác phẩm ra đời trong bầu không khí ngạt thở của nền chuyên chế Nga hoàng cuối thế kỉ XIX. Môi trường ấy đẻ ra lắm kiểu người kì dị, chẳng hạn Bê-li-cốp -người trong bao.

b. Bố cục truyện:

– Mở truyện: cuộc trò chuyện ở gần nhà kho giữa hai người bạn: bác sĩ thú y và thầy giáo.

– Thân truyện: về cuộc đời và tính cách của Bê-li-cốp.

– Kết truyện: nhận xét của bác sĩ thú y – người nghe chuyện.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Chân dung của Bê-li-cốp:

* Ngoại hình:

– Gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn.

– Cách ăn mặc, phục sức: Đi gày cao su, cầm ô, nhất thiết phải mặt áo bành tô, cặp kính đen trên gương mặt nhợt nhạt.

* Vật dụng hằng ngày: Cái ô, đồng hồ quả quýt, chiếc dao nhỏ để gọt bút chì … đều được để trong bao.

* Ngôn ngữ: “nhỡ lại xãy ra chuyện gì thì sao” → Nhút nhát, im lặng.

* Hành động, sinh hoạt của cuộc sống hằng ngày:

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Nhà hướng Tây Nam đặt bếp hướng nào hợp phong thủy? 2022 | Mytranshop.com

– Trời rất đẹp vẫn đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông, đeo kính râm…

* Tính cách, suy nghĩ:

– Ý nghĩ giấu trong bao, luôn thõa mãn, hài lòng, hạnh phúc, mãn nguyện với lối sống của mình.

– Lối sống của Bê-li-cốp ảnh hưởng sâu sắc đến mọi người nơi anh sống

+ Khi Bêlicốp còn sống: anh chị em giáo viên trong trường nơi y làm việc, dân cư trong thành phố nơi y sống, tất cả mọi người đều sợ y, ghét y, tránh xa y.

=> Như vậy Bê-li-cốp xuất hiện gây ấn tượng mạnh mẽ về kiểu người có lối sống lập dị, khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong bao để tránh tiếp xúc, ảnh hưởng từ cuộc sống bên ngoài.

2.  Về cái chết của Bê-li-cốp. 

a. Nguyên nhân:

+ Vì bị ngã đau, vừa bị mắc bệnh nặng mà lại không chịu chữa.

+ Vì bị sốc nặng trước thái độ và hành động của chị em Va-ren-ca.

+ Sâu xa hơn, đó là cái chết tất yếu. Tạng người và cách sống của y, trước sau gì cũng bị hoặc tự tiêu diệt.

– Thái độ của hắn khi đi vào cõi chết : vẻ mặt hiền lành, dễ chịu, tươi tỉnh và mãn nguyện

=>  Hắn mừng rằng cuối cùng hắn đã được chui vào trong cái bao mà từ đó không bao giờ phải thoát ra nữa…hắn đã đạt được mục đích của cuộc đời. 

b. Khi Bê- li -cốp chết

+ Khi y chết, mọi người thấy nhẹ nhàng, thoải mái.

+ Một tuần sau người ta thấy xuất hiện nhiều người như hắn. Cuộc sống chẳng tốt đẹp gì hơn trước.

→ Bê- li-cốp không phải là một con người cụ thể, một trường hợp duy nhất mà đã trở thành nhân vật điển hình trong xã hội. Lối sống, kiểu người Bê-li-cốp đã đầu độc không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hoá nước Nga đương thời.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Rệp giường sợ mùi gì? Cách diệt rận, rệp trong nhà, phòng ngủ 2022 | Mytranshop.com

3. Hình ảnh biểu tượng cái bao.  

a. Khái niệm và vai trò của chi tiết nghệ thuật.

+ Chi tiết nghệ thuật không chỉ là yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn là nơi gửi gắm những quan niệm nghệ thuật về con người, về cuộc đời…của nhà văn, nơi kí thác niềm ưu tư, trăn trở của nhà văn trước cuộc đời.

Nhà văn chỉ thực sự là “người thư kí trung thành của thời đại” (H.Balzac) khi anh ta có khả năng làm sống dậy cuộc đời trên trang sách bắt đầu từ những chi tiết nhỏ.

+ Trong tác phẩm văn chương, chi tiết có thể nhỏ về quy mô, tầm vóc nhưng nó chứa đựng tư tưởng lớn, tình cảm lớn. Không nhà văn vĩ đại nào không tập trung xây dựng hình tượng nghệ thuật từ những chi tiết nhỏ, đặc sắc.

b. Chi tiết “cái bao” trong tác phẩm.

– Chi tiết cái bao được miêu tả 12 lần. Hình ảnh cái bao là một trong những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả, gợi cho người đọc nhiều ý nghĩ:

+ Nghĩa đen: Vật dụng để bao, gói đồ vật , hàng hóa..

+ Nghĩa bóng: Cuộc đời và số phận của Bê-li-cốp

+ Nghĩa biểu tượng: kiểu người, lối sống trong bao đã và đang tồn tại ở nước Nga. Nước Nga thời ấy phải chăng cũng là một cái bao khổng lồ vây hãm, ngăn chặn tự do..?

4. Chủ đề tư tưởng của truyện. 

– Khái niệm chủ đề và vai trò của chủ đề.

Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  60+ Đề luyện thi THPT Quốc gia 2018 khối A 2022 | Mytranshop.com

 + Chủ đề là nơi nhà văn kí thác tâm tư, tình cảm của mình giúp người đọc dễ dàng tiếp thu tác phẩm.

 – Chủ đề của tác phẩm là lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với XH. Đây là chủ đề lớn xuyên suốt những sáng tác của Sê – Khốp giai đoạn sau những năm 80. Tác giả có hẳn một bộ ba tác phẩm viết về chủ đề phê phán lối sống phê phán thói tầm thường dung tục, cuộc sống tiểu tư sản ngột ngạt  và ngưng đọng với ảnh hưởng độc hại của nó: Người trong bao, Khóm phúc bồn tử, câu chuyện tình yêu. 

– Cảnh báo, kêu gọi mọi người thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể mãi sống hèn nhát, vô vị tự mãn như thế mãi.

– Bài học: trong cuộc sống cần phải tự tin, bản lĩnh, sống chan hoà với mọi người.

5. Đặc sắc nghệ thuật. 

– Ngôi kể thứ 3: khách quan, truyện lồng trong truyện.

– Giọng kể: Mỉa mai, châm biếm mà bình thản.

– Xây dựng nhân vật điển hình

– Xây dựng biểu tượng: cái bao

– Kết thúc truyện có lời bình luận và làm nổi rõ chủ đề của truyện

III. TỔNG KẾT

– Với nghệ thuật xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, giọng kể chậm rãi,vừa mỉa mai, châm biếm vừa u buồn, qua hình tượng nhân vật Bê-li-cốp, Sê – khốp phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người: “ Không thể sống mãi như thế được!”.

Leave a Comment