Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 2022 | Mytranshop.com

Áp xe vú là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh áp xe ra sao? Cách điều trị như thế nào? Trang bị kiến thức về bệnh sẽ giúp các mẹ sau sinh xử lý tình huống kịp thời. Những chia sẻ trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về căn bệnh áp xe vú.

Sau khi sinh em bé và trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ phải đối mặt với nhiều tình trạng khó chịu. Một trong số đó là hiện tượng áp xe vú. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Biết được nguyên nhân và các dấu hiệu sẽ giúp mẹ nhận biết nhanh chóng, điều trị hiệu quả nhằm bảo vệ tốt sức khỏe của cả 2 mẹ con.

1. Tổng quát tình trạng áp xe vú là gì?

Tình trạng sưng viêm và tích tụ mủ do nhiễm trùng được gọi là áp xe. Vú bị áp xe có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, áp xe vú thường gặp nhất là ở phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Thời điểm này, vú cần hoạt động nhiều để cung cấp sữa nuôi bé.

áp xe vú

Hình ảnh áp xe vú

Nguyên nhân khiến vú bị áp xe là do các loại liên cầu, tụ cầu, phế cầu, trực khuẩn, vi khuẩn kị khí… Khi vú bị nhiễm trùng, tế bào bạch cầu sẽ sản sinh nhiều hơn nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Trong quá trình miễn dịch cơ thể, tế bào bạch cầu và vi khuẩn chết đi sẽ tạo nên dịch mủ.

Nếu dịch tích tụ quá nhiều tại vú thì sẽ gây nên tình trạng áp xe. Hội chứng áp xe khiến cho vú trở thành túi kín chứa đầy dịch mủ. Dịch mủ ngày một nhiều, ổ áp xe sẽ ngày một lớn thì các triệu chứng và biến chứng cũng nguy hiểm hơn.

2. Dấu hiệu áp xe vú ở mẹ sau sinh

Có 2 giai đoạn vú bị áp xe cho ra nhiều triệu chứng khác nhau:

Giai đoạn viêm vú

Các triệu chứng trong giai đoạn này khá nhẹ, nếu không theo dõi sát sao thì sẽ không thể nhận biết:

  • Mệt mỏi, sốt cao, đau đầu, mất ngủ…
  • Vùng vú bị đau, nhất là khi cử động vai, cánh tay hoặc khi cho bé bú. Kích thước ổ áp xe tăng sẽ khiến cảm giác đau nhức sâu trong tuyến vú tăng dần.
  • Một bên vú sưng to, nơi áp xe sờ vào thấy đau.
  • Da ở ổ áp xe có thể bị đỏ, nóng, phù nề nếu ổ viêm nằm bề mặt tuyến hoặc gần da. Nếu áp xe nằm sâu trong tuyến vú thì da có thể bình thường.

áp xe vú

Các triệu chứng thường gặp khi bị áp xe ở vú

Giai đoạn tạo áp xe

Các triệu chứng viêm nhiễm sẽ tăng lên nhanh chóng kèm theo nhiều biểu hiện bao gồm:

  • Vú nhiễm trùng sưng to
  • Vú áp xe bị căng nóng, sưng đỏ hoặc phù tím
  • Nếu ổ áp xe thông với ống dẫn sữa sẽ thấy sữa chảy có lẫn mủ
  • Hội chứng nhiễm độc, nhiễm khuẩn với các triệu chứng như sốt cao, da xanh, rét run, môi khô, khát nước, đau đầu, gầy yếu…

Áp xe vú sau sinh khá dễ để nhận biết. Mẹ không nên chủ quan để không phát hiện bệnh muộn, dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Việc điều trị cũng khó khăn hơn.

3. Phương pháp điều trị áp xe vú

Cách chữa áp xe vú có thể được thực hiện dễ dàng, không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Khi bị áp xe vú phải làm sao? Mẹ hãy đi khám bác sĩ để được chỉ định cách điều trị phù hợp:

Kháng sinh

Uống kháng sinh có tác dụng điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nói chung và áp xe ở vú nói riêng. Nếu phát hiện sớm, mẹ chỉ cần điều trị bằng kháng sinh, không cần can thiệp phẫu thuật.

Chích rạch và dẫn mủ áp xe

Nếu như ổ áp xe có kích thước lớn, nhiều mủ thì bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện chích rạch hoặc phẫu thuật dẫn mủ. Đầu tiên, bác sĩ sẽ phá vỡ ổ mủ, dẫn lưu ổ mủ ra ngoài. Phương pháp này cần được tiến hành bởi bác sĩ có kinh nghiệm kết hợp kỹ thuật hình ảnh để không làm tổn thương ống dẫn sữa cũng như các cơ quan liên quan.

áp xe vú

Mẹ hãy nhờ đến sự can thiệp y khoa khi vú bị áp xe

Vệ sinh và sát khuẩn vú

Trong giai đoạn cho con bú, áp xe có thể tiến triển nặng hơn và nhiều biến chứng phức tạp hơn. Nguyên nhân là do bé bú làm sứt và nhiễm trùng đầu vú. Mẹ cần vệ sinh đầu vú sạch sẽ. Nếu thực hiện phẫu thuật hay chích mủ dẫn lưu ổ áp xe thì mẹ cần dùng oxy già hoặc thuốc sát khuẩn rửa. Mỗi ngày, mẹ cần thay băng gạc cho đến khi hết mủ hoàn toàn, tránh cho bệnh tái phát.

Trong quá trình điều trị, mẹ không nên cho bé bú. Dịch mủ có thể lẫn trong sữa. Ngoài ra, sốt cao cùng các triệu chứng nhiễm trùng sẽ gây ảnh hưởng chất lượng sữa. Bé có thể bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, phân lỏng. Mẹ có thể cho bé bú ở bên vú bình thường. Đối với bên vú nhiễm bệnh, mẹ vẫn cần thường xuyên hút sữa ra ngoài.

4. Biến chứng nguy hiểm khi mắc áp xe vú

Việc phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ giúp bệnh nhanh khỏi, không gây biến chứng. Nếu bệnh kéo dài, mẹ có thể đối mặt với nhiều nguy cơ như:

Vú mất chức năng tiết sữa

Nếu ổ áp xe vú có mủ tự vỡ gây hoại tử thì vú có khả năng bị mất chức năng tiết sữa.

Nhiễm trùng lan rộng

Nếu hệ miễn dịch không tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh, nhiễm trùng áp xe sẽ lan ra cơ quan khác. Trong trường hợp nhiễm trùng đi theo đường máu lan đến toàn cơ thể thì các biến chứng có thể xảy ra là nhiễm trùng huyết, suy thận, hoại tử các chi,…

áp xe vú biến chứng gì

Nếu không được điều trị, áp xe sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Hoại tử vú

Nếu nhiễm khuẩn, nhiễm trùng ở ổ áp xe nặng nhưng không được điều trị thì vú sẽ bị hoại tử. Vú sưng to, phù nề, vùng da ổ áp xe màu vàng nhạt rồi tím đen dần.

Viêm xơ tuyến vú mạn tính

Ổ áp xe ở vú tiến triển có thể tạo thành vùng thâm nhiễm trắng do xơ vú. Chẳng những ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chức năng tuyến vú mà biến chứng này còn tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư vú.

Tình trạng áp xe ở vú dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chẳng hạn như tắc tia sữa, nhiễm trùng… Việc nhầm lẫn sẽ dẫn đến điều trị không hiệu quả. Mẹ hãy đi khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

5. Biện pháp phòng ngừa vú bị áp xe sau sinh

áp xe vú phòng ngừa như thế nào

Những biện pháp phòng ngừa vú bị áp xe dành cho mẹ sau sinh

  • Cho bé bú sớm và cho bú hết sữa ở cả 2 bên vú. Nếu bé bú không hết, mẹ hãy hút hết sữa ra để tránh đọng sữa và kích thích vú tạo sữa mới.
  • Để giảm bớt vú căng đau, mẹ hãy dùng gạc ấm chườm lên vú trước khi cho bé bú, xoa bóp cổ và lưng của mẹ. Trước khi cho bú, mẹ nặn bỏ một ít sữa, làm ướt đầu vú để bé bú dễ dàng hơn.
  • Sau khi cho bé bú, mẹ hãy nâng đỡ vú bằng băng ngực, dùng gạc lạnh chườm lên vú giữa các lần cho bú. Nếu cần thiết, mẹ có thể dùng thuốc giảm đau.
  • Khi cai sữa cho bé, mẹ hãy giảm dần lần cho bú, uống ít nước và mặc áo con chặt. Mẹ có thể dùng thuốc giảm đau Paracetamol hoặc thuốc làm giảm tiết sữa, thuốc gây mất sữa nếu cần.

Tuy ít gặp ở nam giới nhưng áp xe vú lại thường xảy ra với phụ nữ, đặc biệt là trong thời kỳ mẹ sinh đẻ và nuôi con. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích về chứng bệnh này. Việc nhận biết sớm, chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp mẹ nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu và luôn có sức khỏe tốt. Mẹ hãy thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ vùng ngực của mình nhé!

Hãy bắt đầu thói quen đi bộ nhẹ nhàng rất tốt cho thai nhi và tới ngày sinh bạn sẽ có đủ sức khẻo và dễ sinh mẹ tròn con vuông hơn, thai nhi cũng được khoẻ mạnh hơn, hãy đi bộ nhẹ nhàng cùng bé yêu của bạn tại nhà với máy chạy bộ của Tập đoàn thể thao Elipsport nhé. chúc bạn thành công.

 

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân áp xe vú thường gặp nhất là do vi khuẩn Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và liên cầu (Streptococcus). Đây là những loại vi khuẩn quần cư sẵn trên bề mặt da. Ngoài ra, vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn thương hàn cũng có thể gây nên áp xe vú.

Sau 2 đến 3 ngày thì viêm tắc sữa thì cơ thể mẹ sẽ bị áp xe vú.

Trước khi tiến hành chích khối bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ làm giảm đi mức độ đau khi tháo mủ. Ngay sau khi tháo mủ thành công các triệu chứng được giảm đi đáng kể.

Khối áp xe thường sâu khoảng 4-8 cm, nên sau khi mổ khoảng 2-3 tuần thì khối sẽ đầy dần lên.

Áp xe vú kiêng ăn nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhóm thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Đau gót bàn chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách trị 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment