Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Không Khí Và Cách Khắc Phục 2022 | Mytranshop.com

Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng hiện đang là vấn đề nổi cộm tại các thành phố lớn tại Việt Nam. Vậy điều gì đã gây nên ô nhiễm môi trường? Tham khảo bài viết để biết thêm thông tin về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và cách cải thiện ô nhiễm môi trường.

Các hoạt động của con người là nguồn chính gây ô nhiễm không khí ngoài trời hiện nay, bao gồm: Đốt nhiên liệu từ các phương tiện có động cơ (ví dụ như ô tô và các phương tiện vận tải hạng nặng) sản xuất nhiệt và điện (ví dụ: nhà máy điện dầu, than và lò hơi), các cơ sở công nghiệp (ví dụ: nhà máy sản xuất, hầm mỏ, và nhà máy lọc dầu), … Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm không khí tới hành tinh của chúng ta.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là gì?

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí luôn được quan tâm

1. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí khách quan

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí khá đa dạng. Tuy nhiên có thể xếp các nguyên nhân gây ô nhiễm thành 2 loại bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. 

1.1. Ô nhiễm không khí nguyên nhân từ gió bụi

Gió mặc dù không trực tiếp gây ra ô nhiễm không khí, tuy nhiên nó là tác nhân khiến ô nhiễm không khí ngày càng lan rộng. Các bụi bẩn và khí thải công nghiệp được gió đẩy đi xa hàng kilomet gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người.

1.2. Bão, lốc xoáy

Bão và lốc xoáy cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Bão chính là nhân tố chính gây ra lượng lớn khí thải Nox. Loại khí thải này chính là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí. Những trận bão cát làm tăng lượng bụi mịn có trong không khí.

1.3. Cháy rừng, núi lửa phun trào

Cháy rừng luôn luôn là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự gia tăng đột ngột lượng nito oxit trong không khí. Vấn nạn đốt rừng làm đất canh tác cũng khiến chất lượng không khí ngày càng giảm xuống.

Không chỉ cháy rừng mà núi lửa phun trào cũng là một vấn nạn gây ô nhiễm không khí trầm trọng. Khi núi lửa phun trào, bên trong núi lửa thoát ra một lượng khí metan, clo và lưu huỳnh,… Sự gia tăng các khí này khiến không khí bị ô nhiễm.

nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

 

1.4. Thời điểm giao mùa trong năm

Vào thời điểm giao mùa thường xuất hiện các hiện tượng như sương mù. Các lớp sương mù dày khiến lớp bụi mịn tại các thành phố không thể thoát được. Điều này thường xảy ra tại các thành phố lớn khiến cả thành phố gần như chìm trong lớp bụi mỏng khó tiêu tan suốt thời gian sương mù.

1.5. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí khác

Ngoài các nguyên nhân trên, một số yếu tố như chất phóng xạ trong tự nhiên, sóng biển hay quá trình thối rữa của xác động vật, nấm mốc, phấn hoa … cũng là nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí. Tuy nhiên các nguyên nhân này chỉ mang tính khách quan và khó có thể khắc phục.

Trong đó, mặc dù nấm mốc và các chất gây dị ứng từ cây cối được vận chuyển trong không khí là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ thiên nhiên. Thế nhưng, chúng ngày càng trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu. Chúng không được quản lý bởi chính phủ và ít liên quan đến hành động con người, nhưng chúng được coi là ô nhiễm không khí. Ví dụ như khi nhà cửa, trường học hoặc cơ sở kinh doanh bị hư hại do nước, thì lúc đó nấm mốc có thể phát triển và tạo ra các chất ô nhiễm trong không khí. Tiếp xúc với nấm mốc có thể gây ra các cơn hen suyễn hoặc phản ứng dị ứng. Một số nấm mốc thậm chí có thể tạo ra chất độc gây nguy hiểm cho ai hít phải.

Dị ứng phấn hoa cũng ngày càng trầm trọng hơn vì sự thay đổi khí hậu. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thực địa đang cho thấy rằng càng trồng nhiều thực vật tạo ra phấn hoa carbon dioxide – đặc biệt là cỏ phấn hương – thì chúng càng lớn và càng tạo ra nhiều phấn hoa. Biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân dẫn tới sự kéo dài mùa sản xuất phấn hoa. Hiện nay, đã có một số nghiên cứu bắt đầu cho thấy rằng bản thân phấn hoa có thể trở thành một chất gây dị ứng mạnh. Điều đó có nghĩa là nhiều người sẽ bị sổ mũi, sốt, ngứa mắt và các triệu chứng khác khi tiếp xúc với phấn hoa.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Top 4 mặt nạ trị sẹo rỗ tại nhà không nên bỏ qua 2022 | Mytranshop.com

nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ quan

Mặc dù các yếu tố tự nhiên cũng góp phần gây ra ô nhiễm môi trường, song những trường hợp này rất ít hoặc diễn biến ô nhiễm khá chậm. Ngược lại, bởi các hoạt động của con người, môi trường đang bị ô nhiễm nhanh chóng, đặc biệt là môi trường không khí.

2.1. Hoạt động công nghiệp và nông nghiệp

Đầu tiên, phải kể tới các hoạt động nông nghiệp như đốt vườn, đốt rơm rạ vào các ngày vụ mùa, … là nguyên nhân gây ra khói bụi. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí này khiến tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trở nên trầm trọng theo thời gian. 

Các nhà máy công nghiệp mọc lên thải một lượng lớn khí thải và khói bụi vào không khí. Ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước là hệ lụy của thải khí thải một cách vô tội vạ. Nhiều cơ sở sản xuất được đặt gần các thành phố, lượng khí độc như CO2, CO, SO2,… gây giảm chất lượng không khí tại các thành phố này một cách trầm trọng.

Một số chất gây ô nhiễm không khí phổ biến nhất là thủy ngân, chì, dioxin và benzen. Những chất này cũng thường được phát ra trong quá trình đốt cháy khí đốt hoặc than đá, hoặc trong trường hợp benzen, được tìm thấy trong xăng. Benzen, được EPA phân loại là chất gây ung thư, có thể gây kích ứng mắt, da, phổi trong thời gian ngắn và rối loạn máu về lâu dài. 

Chất độc hại điôxít cacbon sinh ra từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, và khí mê-tan đến từ các nguồn tự nhiên và công nghiệp, bao gồm một lượng lớn được thải ra trong quá trình khoan dầu khí. Chất độc này có thể ảnh hưởng đến gan trong thời gian ngắn và gây hại cho hệ thống miễn dịch, thần kinh và nội tiết cũng như các chức năng sinh sản.

Chì với một lượng lớn có thể gây hại cho não và thận của trẻ em, và thậm chí với một lượng nhỏ nó có thể ảnh hưởng đến chỉ số IQ và khả năng học hỏi của trẻ. Thủy ngân ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí

2.2. Hoạt động giao thông vận tải

Cùng với vấn đề thải khí thải từ các nhà máy xí nghiệp, lượng khí thải của các phương tiện giao thông cũng là vấn đề đáng báo động và chính là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Đặc biệt đối với các nước chưa phát triển và đang phát triển như Việt Nam, lượng phương tiện giao thông các phương tiện giao thông có thể gây ô nhiễm không khí trầm trọng. Nguyên nhân một phần bắt nguồn từ hệ thống phương tiện công cộng tại Việt Nam chưa được chú trọng đầu tư.

Các hydrocacbon thơm đa vòng, hoặc PAH, là thành phần độc hại của khói thải giao thông. Với một lượng lớn, chúng có thể gây kích ứng mắt và phổi, các vấn đề về máu và gan, thậm chí là ung thư. Trong một nghiên cứu gần đây, con của những bà mẹ tiếp xúc với PAH cao hơn trong thời kỳ mang thai có tốc độ xử lý não chậm hơn và các triệu chứng ADHD tồi tệ hơn.

2.3. Hoạt động quân sự, xây dựng cơ sở vật chất

Đối với một số nước khác, vấn đề thử nghiệm vũ khí hạt nhân, khói độc hay thử nghiệm tên lửa cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Các hoạt động xây dựng công trình mặc dù với mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội song nó lại tăng nguy cơ gây ô nhiễm không khí trầm trọng. Các hoạt động sản xuất như lò rèn, lò đốt rác thải sinh hoạt cũng không kém phần tác động tiêu cực đến chất lượng không khí.

nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

2.4. Hoạt động sinh hoạt hằng ngày

Hoạt động nấu nướng với các loại than củi giải phóng lượng lớn khí CO2 vào không khí tương tự như các hoạt động đốt rừng làm đất canh tác. Tuy nhiên các hoạt động này chỉ mang tính nhỏ lẻ và không ảnh hưởng quá nhiều đến ô nhiễm không khí.

2.5. Việc thu gom rác thải, xử lý rác thải

Vấn đề xử lý rác thải của các doanh nghiệp cũng vấp nhiều sự phản đối của người dân sống xung quanh khu vực vì lượng chất hóa học khí đốt cháy sinh ra các loại khí độc hại. Về lâu dài, vấn đề thải khí thải vào không khí tăng nguy cơ gây ra mưa axit tại các khu vực gần nhà máy.

Như đã đề cập vấn đề thu gom rác thải để đốt không chỉ gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng mà còn gây ra mùi hôi khó chịu cho khu dân cư. Thông thường tại Việt Nam vấn đề phân loại rác thải không được chú trọng.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Các Bài Tập Aerobic Giảm Mỡ Toàn Thân 2022 | Mytranshop.com

Vì vậy nhiều người có thói quen trộn lẫn các loại rác hóa học và các loại rác sinh hoạt chung. Khi đốt lên, các loại rác này không phân hủy mà lắng đọng vào đất và gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm khác. Ngoài ra tại các ao bùn lâu năm chưa được xử lý rác thái cũng có nguy cơ làm giảm chất lượng không khí.

2.6. Khí nhà kính

Khí nhà kính cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ngày càng trở nên phổ biến. Bằng cách giữ nhiệt trái đất trong bầu khí quyển, khí nhà kính dẫn đến nhiệt độ toàn cầu trở nên ấm hơn và tất cả các dấu hiệu của biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng như: mực nước biển dâng cao, thời tiết khắc nghiệt hơn, tử vong do nắng nóng và gia tăng lây truyền các bệnh truyền nhiễm như Lyme. Theo một nghiên cứu của EPA năm 2014, carbon dioxide là nguyên nhân gây ra 81% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và mêtan chiếm 11%. 

Một loại khí nhà kính có tên gọi hydrofluorocarbon (HFCs) là chất mạnh hơn hàng ngàn lần so với carbon dioxide trong khả năng giữ nhiệt. Vào tháng 10/2016, hơn 140 quốc gia trên toàn thế giới đã đạt được thỏa thuận cùng giảm việc sử dụng các hóa chất này – được sử dụng trong máy điều hòa không khí và tủ lạnh. Đồng thời cùng chung tay để tìm ra các giải pháp thay thế xanh hơn theo thời gian. 

3. Hậu quả của ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của con người mà còn thay đổi cả hệ sinh thái.

3.1. Đối với động vật

Đối với các loại động vật, các khí thải trong không khí như lưu huỳnh dioxit, nito dioxit, flo, chì,… đều có tác động làm giảm sức đề kháng của chúng. Thực vật khi không được cung cấp đầy đủ oxy để quang hợp thay vào đó là các khí thải, khả năng thoát nước, khả năng quang hợp giảm, nhiều sâu bệnh.

3.2. Đối với thực vật

Ô nhiễm không khí gây ra các hiện tượng môi trường như hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu. Đặc biệt, nó còn gây nên hiện tượng mưa axit. Hiện tượng này tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như canxi, các chất dinh dưỡng, vi sinh vật,… Mưa axit làm ion nhôm được giải phóng vào nước làm hại rễ cây. Và làm giảm hấp thu thức ăn và nước của chúng. Ngoài ra, mưa axit còn ăn mòn lớp phủ bảo vệ sáp của lá cây. Từ đó, khiến cây kém phát triển và chết dần.

Từ nguyên nhân gây ô nhiễm không khí thì chúng tạo ra những hậu quả như lượng lớn khí Flo, đây là một loại khí độc khiến động vật bị nhiễm độc nhanh chóng. Khi môi trường không khí bị ô nhiễm, kéo theo đó là ô nhiễm môi trường nước khiến nước có tính axit. Với những hạt mưa axit, động thực vật nhanh chóng bị tổn hại.

3.3. Đối với con người

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho biết, cơ thể con người có cơ chế bảo vệ với các loại bụi kích cỡ lớn hơn 10 micromet. Với các loại bụi có kích thước nhỏ hơn, chúng sẽ bị giữ lại tại thực quản và phế nang. Bụi mịn PM2.5 là loại bụi có đường kích chỉ khoảng 2.5 Micromet. Đây là một chất góp phần tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.

Bụi mịn có thể xâm nhập vào cơ thể vượt qua cơ chế tự bảo vệ của cơ thể dựa vào kích thước nhỏ bé của nó. Ngay cả khi tồn tại dưới nồng độ thấp, bụi mịn cũng có thể gây ô nhiễm môi trường và tổn hại sức khỏe con người.

Theo Cơ Quan Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế, bụi mịn được xếp vào nhóm chất gây ung thư ở người. Ngoài ra, một số nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng ô nhiễm không khí làm một số bệnh trở nên trầm trọng và làm con người mắc phải một số chứng bệnh mới.

nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng cuộc sống

4. Bảo vệ sức khỏe khỏi ô nhiễm không khí

Thực tế để ngăn ngừa tác động tiêu cực từ nguyên nhân gây ô nhiễm không khí có khá nhiều cách. Những cách trên đều đã được các tổ chức, cá nhân phổ biến từ khi ô nhiễm môi trường chỉ mới manh nha xuất hiện. Bạn có thể cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí thông qua việc trồng cây xanh, đóng kín cửa hay đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Tuy nhiên đây chỉ là cách để bạn khắc phục phần nào các thiệt hại của ô nhiễm môi trường.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Nước dừa bao nhiêu calo? Tập gym có nên uống nước dừa? 2022 | Mytranshop.com

Hiện nay, đây đang là vấn đề nóng của các quốc gia đặc biệt tại các thành phố lớn bao gồm cả Hồ Chí Minh và Hà Nội ở Việt Nam. Vấn đề này đang đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của con người và cả nền kinh tế, xã hội.

Đứng trước tình hình này, WHO cho rằng các quốc gia nên có sự đoàn kết trong vấn đề cải thiện chất lượng không khí. Hệ thống theo dõi, giám sát chất lượng không khí nên được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt tăng cường xử lí khí thải trong không khí khi nó vượt mức khuyến cáo của WHO. Không chỉ vậy mỗi quốc gia nên có sự chuẩn bị cho một kế hoạch lâu dài để giữ cho không khí sạch.

Ngoài ra, đối với các phương tiện giao thông, các phương tiện chạy dầu diezel được khuyến khích sử dụng vì nó ít tốn nhiên liệu và thải ít khí thải hơn và giảm bớt nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ các phương tiện công cộng. Vấn đề cải thiện nguồn năng lượng sử dụng cho tòa nhà và thành phố đang được chú trọng nhằm mang lại thành phố xanh hơn.

Các tổ chức bảo vệ môi trường kêu gọi mọi người sử dụng các nguồn nguyên liệu có thể tái tạo được và kết hợp với sản xuất nhiệt điện và phát điện phân phối.

Song sau tất cả, mọi nỗ lực của người dân đều cần được thực hiện dưới sự dẫn dắt của chính phủ. Việc kiểm soát khí thải cần được thực hiện một cách quyết liệt hơn. Đồng thời chính phủ các nước và các cơ quan đối tác quốc tế nên có sự phối hợp để tìm ra giải pháp dài hạn cho vấn nạn ô nhiễm môi trường.

nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Bảo vệ sức khỏe khỏi ô nhiễm không khí bằng cách đeo khẩu trang thường xuyên

Có thể nói ô nhiễm môi trường đang khiến chất lượng không khí ngày càng xuống cấp trầm trọng. Mỗi một người trong chúng ta phải góp phần chung tay bảo vệ môi trường để mang lại một bầu không khí chung trong lành không hề độc hại. Việc xác định nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chỉ là bước đầu của công tác bảo vệ môi trường. Từ các nguyên nhân đó, con người mới xác định định hướng phụ hợp và giải pháp triệt đề giải quyết vấn đề trên.

Cha ông ta từng có câu:“ Sức khỏe là vàng” – vì vậy Hãy cùng Elipsport bảo vệ tài sản vô giá của bạn và gia đinh bằng cách luyện tập chạy bộ mỗi ngày với máy tập chạy bộ Elipsport Lựa chọn máy chạy bộ điện Elipsport là sự tốt nhất cho sức khỏe. nếu bạn chưa đủ điêu kiện tài chính để mua máy chạy bạn có thể lựa chọn một chiếc Xe đạp tập tại nhà giá chỉ từ 1tr-5tr, hoạc mua trả góp % chỉ có tại ELipsport trên 63 tỉnh thành toàn quốc nhé.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân ô nhiễm không khí do các hiện tượng tự nhiên như thiên tai, gió bụi, phấn hoa, nấm mốc, … và do tác động của con người như hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, sinh hoạt hằng ngày, …

Các hoạt động của con người là nguồn chính gây ô nhiễm không khí ngoài trời hiện nay, bao gồm: Đốt nhiên liệu từ các phương tiện có động cơ (ví dụ như ô tô và các phương tiện vận tải hạng nặng) sản xuất nhiệt và điện (ví dụ: nhà máy điện dầu, than và lò hơi), các cơ sở công nghiệp (ví dụ: nhà máy sản xuất, hầm mỏ, và nhà máy lọc dầu),…

Nhiều người cho rằng ô nhiễm không khí là vấn đề lớn lao của quốc gia, thế giới cần giải quyết. Thực tế, mỗi một cá nhân đều có thể góp phần làm giảm ô nhiễm không khí bằng cách sống xanh hơn.

Luôn đeo khẩu trang khi đi ra đường để ngăn chặn có chất độc hại trong không khí tiếp xúc với cơ thể.

Bất kỳ ai đang sinh sống tại khu vực ô nhiễm không khí đều bị ảnh hưởng.

Leave a Comment