Khi bị ngộ độc thực phẩm thường có những dấu hiệu đau bụng dữ dội, nôn ói, lạnh tay chân. Trước những dấu hiệu này khiến nhiều người thường lúng túng không biết cách xử lý. Đây là nguyên nhân khiến tình trạng ngộ độc do thực phẩm ngày càng nặng.
Nếu không xử lý kịp thời ngộ độc do thực phẩm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nắm được những kiến thức về ngộ độc do thực phẩm sẽ giúp bạn biết cách phòng chống và xử lý khi gặp ngộ độc do thực phẩm hiệu quả.
1. Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm, hay còn gọi là trúng thực, ngộ độc thức ăn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do ăn phải thức ăn, nước uống đã bị nhiễm khuẩn, ôi thiu, biến chất hoặc những thực phẩm chứa chất bảo quản, phụ gia độc hại.
Khi bị ngộ độc do thực phẩm, cơ thể sẽ truyền tín hiệu đến bạn bằng cách giải phóng những chất hóa học được gọi là cytokine. Đây là chất đóng vai trò điều chỉnh phản ứng miễn dịch cơ thể đối với nhiễm trùng bằng cách truyền dữ liệu thông tin đến các tế bào, điều phối miễn dịch đi đâu và làm gì. Ngoài việc giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm khuẩn như ngộ độc do thực phẩm, cytokine còn gửi tín hiệu đến não và gây ra những triệu chứng như: mờ mắt, đau đầu, sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi,…
Ngộ độc thực phẩm – tình trạng bạn không thể coi thường
2. Những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Vì ăn phải đồ ăn có chứa chất độc hại mà bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Các chất độc đó có thể là:
- Salmonella hay còn gọi là vi khuẩn thương hàn. Nó sẽ gây ra các triệu chứng ví dụ như bị buồn nôn, nhức đầu, đôi khi choáng váng, sốt và tiêu chảy nhiều lần.
- Các độc tố tụ cầu tên là staphylococcus sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, mạch đập nhanh, tiêu chảy,…
- Độc tố của vi khuẩn có tên là clostridium botulinum ở thịt cá ươn, ôi thiu. Nó thậm chí có thể phá hủy hệ thần kinh trung ương và cả hành tủy của con người, dễ gây tử vong.
- Độc tố vi nấm có tên Aflatoxin thường hay gặp khi các loại hạt như lạc, đậu nành, hướng dương, điều, bắp ngô, các loại bột từ hạt bị nấm mốc.
- Các thức ăn còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
- Các kim loại nặng như phải kể đến như arsenic, chì, thủy ngân, selenium có lẫn trong thực phẩm.
- Các chất phụ gia độc hại, chất bảo quản không thuộc danh mục cho phép hoặc sử dụng không đúng liều lượng, quá hạn…
Nguyên nhân lớn gây ra ngộ độc thực phẩm
Ngoài ra, nếu như bạn ăn quá nhanh, ăn không đúng giờ cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm.
3. Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm
3.1. Đau bụng
Đặc trưng của ngộ độc thực phẩm là đau bụng dữ dội. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do những sinh vật gây hại có thể tạo ra độc tố gây kích thích niêm mạc dạ dày và thành ruột. Điều này có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm như viêm đau ở dạ dày, đau bụng, đầy trướng bụng. Thông thường đau bụng khi bị ngộ độc do thực phẩm thường thường xuất hiện tại khu vực trên xương chậu và bên dưới xương sườn.
Một số trường hợp đặc biệt còn xảy ra tình trạng chuột rút ở bụng. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ bụng co lại để tăng tốc độ chuyển động tự nhiên của ruột. Đây là cách loại bỏ các sinh vật gây hại nhanh chóng của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đau bụng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý về hệ tiêu hóa. Do vậy, khi triệu chứng này xuất hiện đơn lẻ thì vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận bạn bị ngộ độc do thực phẩm.
Để hạn chế cơn đau bạn có thể sử dụng túi chườm ấm hoặc khăn ấm chườm lên vùng bụng. Đây là cách khắc phục tạm thời cơn đau. Tuy nhiên, tình trạng đau bụng kéo dài, không giảm bớt sau 12h thì cần đến sự trợ giúp của nhân viên y tế ngay.
3.2. Buồn nôn
Nôn ói cũng là dấu hiệu thường thấy của người bị ngộ độc do thực phẩm. Khi mới khởi phát bắt đầu người bị ngộ độc do thực phẩm sẽ thấy hơi lợm giọng, khó chịu, buồn nôn. Trong trường hợp này thông thường các bác sĩ thường cố gắng giúp người bệnh tống hết lượng thức ăn có trong dạ dày ra ngoài. Đây là cách giúp người bệnh hạn chế được lượng độc tố trong thức ăn nhiễm vào cơ thể. Nếu tình trạng ngộ độc do thực phẩm không quá nghiêm trọng thì bạn có thể tự làm bản thân nôn ra được ngay tại nhà. Để thực hiện bạn dùng 2 ngón tay, hoặc tăm bông hay thìa nhỏ đưa vào gốc lưỡi ngoáy nhẹ. Đây là cách giúp cơ thể tạo ra phản xạ nôn. Khi nôn cần lưu ts để đầu cúi thấp hơn ngực để tránh bị chất nôn sặc vào mũi, phổi. Đặc biệt khi kích nôn đối với trẻ nhỏ bị ngộ độc do thực phẩm bạn cần lưu ý để tránh bé sặc vào mũi.
Buồn nôn là triệu chứng thường thấy khi bị ngộ độc thực phẩm
Những điều cần lưu ý khi bị ngộ độc thực phẩm nôn ói
- Không gây nôn cho người đang bị hôn mê, bất tỉnh vì sẽ dễ xảy ra tình trạng sặc thức ăn và đường thở rất nguy hiểm. Với bệnh nhân bình thường sau khi gây nôn nên cho bệnh nhân đến cơ sở y tế để khám và rửa ruột nếu cần thiết.
- Bổ sung oresol sau khi nôn ói. Bạn có thể (pha 1 gói oresol với 1 lít nước), nước cam, nước dừa hoặc cháo loãng,… Ngoài ra, bạn có thể pha 1/2 thìa cà phê muối với 4 thìa cà phê đường cho người bệnh uống.
- Với trẻ nhỏ thì cần uống từng chút một theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Gây nôn cho trẻ nếu trẻ bị sặc cần lấy dụng cụ hút mũi loại bỏ chất nôn tại mũi, tránh trì hoãn làm nghẹt đường thở của bé. Nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám và điều trị.
- Không nên cho uống sữa.
3.3. Tiêu chảy
Cơ thể thường tìm cách tống khứ những chất không hấp thụ được qua hệ bài tiết. Khi bị ngộ độc do thực phẩm thường người bệnh sẽ bị tiêu chảy. Đây cũng là cách giúp nhanh chóng tống lượng thức ăn nhiễm khuẩn chứa chất độc hại ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, để tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cơ thể mất nước. Nếu đi ngoài 3 lần trong ngày, phân ướt thì có thể uống nước lọc bổ sung giúp cơ thể lấy lại được lượng nước đã mất. Trên 3 lần bạn có thể uống nước oresol. Đây là loại nước chứa chất điện giải, có thành phần chính là: Natri clorid, glucose khan, natri citrat, kali clorid. Khi bổ sung nước oresol vào cơ thể giúp cân bằng lại lượng nước đã mất hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy.
Bạn cần loại bỏ suy nghĩ bị ngộ độc do thực phẩm thì phải nhịn ăn chỉ cung cấp dinh dưỡng bằng cách truyền nước, đạm hoặc ăn cháo. Như vậy sẽ khiến cho cơ thể bị suy kiệt vì thực ra người bệnh vẫn cần được cung cấp chất dinh dưỡng. Để hỗ trợ người ngộ độc thực phẩm bạn có thể bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh bằng nhưng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, không ăn quá nhiều quá no để giảm tải cho hệ tiêu hóa.
3.4. Đi ngoài, nôn ói ra máu
Ít gặp hơn những hiện tượng ngộ độc do thực phẩm kể trên nhưng đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng ngộ độc cần tìm đến sự hỗ trợ của nhân viên y tế gấp. Đây là dấu hiệu dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng gây xuất huyết dạ dày. Đây là một biến chứng cấp tính rất nguy hiểm của bệnh do đường tiêu hóa. Bạn không nên chủ quan khi thấy dấu hiệu này, bởi để tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh tử vong.
3.5. Sốt
Sốt cũng là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm phổ biến. Khi bị sốt nhiệt độ cơ thể bạn tăng cao hơn 38 độ C. Đây cũng là triệu chứng phổ biến của rất nhiều bệnh. Nó xuất hiện như một phần phòng thủ tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Nguyên nhân gây ra sốt khi bị ngộ độc do thực phẩm là do chất pyrogens. Chất này làm kích thích nhiệt độ cơ thể tăng cao. Nó được giải phóng khi hệ thống miễn dịch hoặc vi khuẩn truyền nhiễm đã xâm nhập vào cơ thể bạn. Pyrogens gây sốt bằng truyền thông tin đánh lừa bộ não khiến nó nghĩ rằng cơ thể lạnh hơn bình thường. Điều này khiến cơ thể bạn tạo ra nhiều nhiệt hơn và mất ít nhiệt hơn, điều này khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên. Sự gia tăng nhiệt độ này giúp các hoạt động của tế bào bạch cầu mạnh mẽ hơn chống lại tình trạng nhiễm trùng.
Sốt cũng là biểu hiện của ngộ độc thực phẩm ta thường thấy
Trong trường hợp kẹp nhiệt độ dưới 38 độ C thì chỉ cần nghỉ ngơi tại nơi không khí thoáng đãng, không đóng kín cửa, mặc quần áo vừa phải, không nên ủ chăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khăn ấm lau nhẹ vùng dưới cánh tay, sau gáy, vùng bẹn, đùi. Đây là cách hạ sốt đơn giản bạn có thể thực hiện tại nhà. Nếu trên 38 độ C thì tốt nhất bạn nên đến những trung tâm y tế để được y bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.
3.6. Tình trạng chán ăn
- Người bệnh cảm thấy chán ăn khi bị ngộ độc thực phẩm. Trong trường hợp không ăn được gì quá 12 tiếng kèm theo các triệu chứng khác như mất nước hãy tới cơ sở y tế ngay lập tức
- Đau đầu: Khi cơ thể mất nước bạn dễ bị đau đầu khi ngộ độc do thực phẩm
- Triệu chứng thần kinh: Các triệu chứng về thần kinh như mắt mờ, yếu cơ và tê bì ở cánh tay có thể là dấu hiệu khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức
- Những người bị ngộ độc do thực phẩm thường cảm thấy chán ăn và các vấn đề mệt mỏi. Điều này xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng để chống lại tình trạng nhiễm trùng xâm chiếm cơ thể bạn
3.7. Đau nhức cơ
Khi bị ngộ độc do thực phẩm có thể khiến bạn bị đau nhức cơ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do hệ thống miễn dịch của cơ thể đã kích hoạt, gây viêm. Trong quá trình này, cơ thể sẽ giải phóng histamin, một hóa chất giúp mở rộng các mạch máu để cho phép nhiều tế bào bạch cầu đi qua nhằm chống lại nhiễm trùng.
Histamin khiến tăng lưu lượng máu lưu thông đến các khu vực bị nhiễm bệnh trên cơ thể. Nó kết hợp với cytokine khiến cho một số bộ phận trên cơ thể của bạn nhạy cảm hơn với cơn đau. Ngoài ra khi bị ngộ độc thực phẩm thị lực có thể suy giảm khiến nhìn mờ, nhìn đôi, khó nuốt. Đây có thể là dấu hiệu ngộ độc botulinum, một dạng ngộ độc cấp tính nghiêm trọng và có thể gây tử vong. Để nắm được nguyên nhân và tìm ra giải pháp chữa ngộ độc kịp thời và nhanh chóng bạn nên giữ lại mẫu thực phẩm nghi ngờ bao gồm toàn bộ thông tin, nhãn mác, bệnh phẩm nôn ra từ người bệnh,… Xét nghiệm những mẫu trên sẽ giúp bác sĩ có phác đồ điều trị chính xác.
4. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Khi người bệnh gặp phải bất kỳ một triệu chứng nào dưới đây nên tới gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời:
- Thường xuyên nôn mửa liên tục trong hơn hai ngày
- Bị nôn ra máu
- Không có khả năng uống được bất kỳ chất lỏng nào trong 24h
- Tiêu chảy kéo dài quá khoảng thời gian ba ngày
- Xuất hiện máu lẫn trong phân
- Đau bụng hoặc bị chuột rút vùng bụng dữ dội
- Sốt cao trên 38 độ C.
- Cơ thể mất nước trầm trọng
6. Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Nếu như có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6 giờ thì cần phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết toàn bộ thức ăn đã nạp vào cơ thể.
Bạn có thể gây nôn bằng các cách như sau: Dùng lông gà để ngoáy họng, uống nước pha với mùn thớt, uống nước muối pha theo tỉ lệ 2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm hoặc thậm chí là uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn.
Tuy vậy, khi chúng ta sơ cứu bằng cách gây nôn cho trẻ em khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ sao cho khéo và tránh làm xây xát họng trẻ. Phải để cho trẻ nằm đầu thấp, đầu nghiêng sang một bên rồi móc họng để cho trẻ nôn thức ăn ra. Không nên để trẻ nằm ngửa và móc họng nôn vì như thế có thể gây sặc lên mũi, trôi xuống phổi và rất dễ dẫn đến hậu quả tử vong.
Phải sơ cứu đúng cách khi trẻ em có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Với các trường hợp ngộ độc đã xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6 giờ, lúc này phần nào chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể thì chúng ta cần xử trí bằng cách:
- Dùng chất trung hòa: nếu như người bị ngộ độc thực phẩm có thể dùng những chất acid tính kiềm như: nước xà phòng 1%, nước magie oxit 4%. Cứ cách khoảng 5 phút thì cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, phải nhớ rằng tuyệt đối không được dùng với thuốc muối để tránh hình thành ra CO2, làm thủng dạ dày cho các bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu như người bị ngộ độc bởi chất kiềm thì phải cho họ uống các loại dung dịch acid nhẹ như: nước dấm, nước quả chua….
- Sử dụng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: các loại bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà hay nước cháo,… để có thể ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc từ thực phẩm.
- Dùng chất kết tủa: nếu như bị ngộ độc kim loại (như chì hay thủy ngân…) thì có thể sử dụng lòng trắng trứng, dùng sữa hoặc dùng 4 – 10g natri sunfat.
- Dùng chất giải độc: với những người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… cũng có thể cho uống kết hợp với các chất độc thành các chất không độc như: uống từ từ hỗn hợp than bột hoặc magie oxit,…
Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc thể vừa và nặng đều phải được đưa ngay tới cơ sở y tế để được bác sĩ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, đúng đắn và kịp thời.
7. Cách ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm
Để có thể hạn chế ngộ độc thực phẩm một cách hiệu quả, bạn hãy thể áp dụng những cách sau đây:
- Ăn các loại thức ăn thịt cá tươi sống, rau quả tươi, trứng còn hoàn toàn nguyên vẹn không nứt vỏ hay trứng cũ.
- Không nên ăn đồ hộp đóng gói, nếu như muốn ăn phải nấu chín kỹ các thức ăn đóng hộp trước khi ăn.
- Không nên ăn bơ, sữa hay các sản phẩm từ bơ hay sữa đã để quá lâu.
- Thịt cá tươi luôn cần bỏ vào bao sạch rồi để vào ngăn đá của tủ lạnh. Nếu như bạn lấy ra nấu thì cần phải ăn hết, không nên lấy thịt ra rã đông rồi cất lại để dành.
- Thức ăn đã để tủ lạnh chỉ nên để được 1-2 ngày và không nên ăn nữa. Các loại vi khuẩn sẽ sinh sản bên trong.
- Thức ăn đã có mùi lạ buộc phải bỏ đi.
- Không được ăn cá thịt đã ươn hay vừa mới bắt đầu có dấu hiệu ươn.
- Khi đi du lịch, hãy cẩn thận khi ăn uống dọc đường.
- Giữ gìn kỹ vệ sinh cá nhân để hạn chế bị ngộ độc thực phẩm.
Cách giữ gìn sức khỏe, hạn chế ngộ độc thực phẩm
Trên đây là những thông tin chia sẻ xoay quanh về ngộ độc thực phẩm bạn nên tham khảo để nhận biết và xử lý khi gặp căn bệnh này. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân và gia đình mình.
Người Việt chúng ta có câu nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” hay “Có sức khoẻ là có tất cả” và một nhà hiền triết đã từng nói: “Thà làm một kẻ ăn mày khoẻ mạnh còn hơn một ông vua ốm yếu”, vì vậy chúng ta hãy cùng nhau luyện tập thể dục tại nhà mọi lúc cùng Elipsport với các dòng máy chạy bộ ELIP hoặc xe đạp tập, nếu gia đình khá giả bạn hãy cân nhắc một chiếc Ghế massage sau một ngày mệt nhọc để thư giãn, giảm stress để có một giấc ngủ ngon nhé.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”