Nhiễm sắc thể, trắc nghiệm sinh học lớp 9 2022 | Mytranshop.com

I. Tính đặc trưng của bộ NST

– Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành cặp tương đồng (giống nhau về hình thái và kích thước). Trong cặp NST tương đồng, một NST có nguồn gốc từ mẹ, 1 NST có nguồn gốc từ bố.

  

– Do NST tồn tại thành cặp tương tương đồng nên các gen trên NST cũng tồn tại thành cặp tương ứng.

– Người ta phân biệt:

+ Bộ NST lưỡng bội: Chứa các cặp NST tương đồng, ký hiệu là 2n NST

+ Bộ NST đơn bội: Chứa 1 chiếc của mỗi cặp tương đồng, ký hiệu là n NST.

– Ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cái ở cặp NST giới tính.

– Tế bào của mỗi sinh vật có một bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng. Số lượng NST trong bộ lưỡng bội không phản ánh trình độ tiến hóa của loài.

– Trong quá trình phân chia tế bào, NST có sự biến đổi hình thái thông qua các mức độ duỗi và đóng xoắn. Tại kì giữa, NST co xoắn cực đại và có hình thái đặc trưng như hình hạt, hình que, hình chữ V.

Hình thái NST ở kì giữa

II. Cấu trúc của NST

– Cấu trúc hiển vi của NST được thể hiện rõ nhất ở kì giữa. Ở kì này, mỗi NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất). Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu là 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cách đóng ván khuôn cầu thang chuẩn nhất | Cốp Pha Việt 2022 | Mytranshop.com

– Mỗi NST điển hình gồm 3 trình tự đặc biệt:

+ Tâm động: trình tự nuclêôtit đặc biệt là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.

+ Vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ NST cũng như làm cho các NST không dính vào nhau.

+ Các trình tự khởi đầu nhân đôi ADN là những điểm mà tại đó ADN được bắt đầu nhân đôi.

III. Chức năng của NST

– NST có cấu trúc mang gen trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định.

– NST có đặc tính tự nhân đôi → các tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

=> NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.

Leave a Comment