Chắc hẳn bất cứ ai cũng từng bị nhiệt miệng rồi đúng không nào? Cảm giác khó chịu sẽ khiến bạn không muốn ăn uống gì cả. Nhiệt miệng thì ăn gì và không nên ăn gì để nhanh lành? Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời!
Khi bị nhiệt miệng, bạn sẽ có cảm giác khó chịu kéo dài. Đau, xót ở chỗ vết loét khiến bạn ngại ăn uống hay có ăn uống cũng mất vị ngon, không ăn được các món cay hoặc đậm gia vị. Chính vì lý do này mà người bị nhiệt miệng sẽ thiếu chất dinh dưỡng. Để nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này, bạn hãy tìm hiểu xem nhiệt miệng thì ăn gì và nên kiêng ăn gì được chia sẻ trong bài viết này.
1. Nguyên nhân nào gây nên nhiệt miệng?
1.1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng là do một loại virus mang tên Herpes Simplex-1 (HSV-1). Virus này khác với loại virus herpes gây ra bệnh mụn rộp sinh dục. Khi xâm nhập vào cơ thể, loại virus này sẽ chiếm lấy các tế bào và nhân lên nhanh chóng. Khi số lượng tế bào quá phát, chúng sẽ phát nổ để giải phóng các loại virus mới vào cơ thể hình thành nên các vết viêm loét khiến bạn bị đau đớn. Loại virus này thường phổ biến trong khoang miệng nên được gọi là nhiệt miệng.
Bệnh viêm loét miệng sẽ kéo dài trong khoảng từ bảy đến mười ngày dẫn đến đau rát và có xu hướng lây lan nhanh chóng. Nó sẽ cản trở các hoạt động ăn uống, thậm chí là giao tiếp. Nhiều người thậm chí còn không khỏi bệnh sau 10 ngày. Dù đã khỏi viêm loét miệng nhưng loại virus này vẫn sẽ tồn tại trong cơ thể bạn và chúng có thể tái phát trở lại bất kỳ lúc nào.
1.2. Những yếu tố khiến bạn bị viêm loét miệng nặng hơn
Không phải cứ ai mang virus HSV-1 đều sẽ bị nhiệt miệng thường xuyên. Nhiều người bị nhiệt miệng khi có sự dung nạp axit amin arginine nhiều hơn là lysine. Chất Arginine có tác dụng thúc đẩy quá trình sao chép và nhân bản các tế bào nhiễm virus còn những tế bào thiếu hụt lysine sẽ bị tấn công mạnh mẽ hơn.
2. Các dạng tổn thương nhiệt miệng
- Voét dạng aphthe nhỏ chiếm khoảng 80% số người thường bị khi bị nhiệt miệng. Trong đó điển hình là có một vài vết loét nhỏ đường kính 10mm. Nó sẽ khá nông cũng như nằm rời rạc ra từng đám. Vết này sẽ tự lành sau khoảng 7 đến 14 ngày mà không để lại sẹo gì cả.
- Vết loét dạng aphthe lớn hay còn gọi là bệnh Sutton. Hoặc bạn sẽ biết đến với cáci tên hoại tử niêm mạc miệng tái phát. Bệnh này thông thường chiếm khoảng 10% người mắc. Vết loét của bệnh sẽ có kích thước lớn hơn 1cm. Sẽ có nhiều vết loét khác nhau và cũng chậm liền hơn. Thậm chí có khi kéo dài trong vài tuần và bị hoại tử.
- Vết loét cuối cùng là loét dạng Herpes. Số lượng vết loét này khá nhiều gồm 10 – 100 vết. Chúng sẽ bị tổn thương kết thành chùm. Lúc đầu sẽ là nhiều vết nhỏ sau đó kết lại thành vết lớn và thường lành trong khoảng 7 đến 30 ngày. Đặc điểm của những vết loét là sẽ có màu đỏ ở xung quanh. Còn trung tâm sẽ có màu vàng đục. Trong 2 đến 3 ngày đầu bệnh nhân sẽ đau khá nhiều. Sau đó dần dần giảm đau đến khi lành hoàn toàn.
3. Bị nhiệt miệng thì ăn gì?
Nên ăn sữa chua để mau hết nhiệt miệng?
Nếu bạn cảm thấy tình trạng nhiệt miệng của mình chưa quá nặng đến mức phải đi gặp bác sĩ thì bạn có thể tự chữa tại nhà. Bên cạnh những phương pháp chữa viêm loét miệng từ tự nhiên, bạn có thể ăn thực phẩm để bệnh mau khỏi. Bị nhiệt miệng thì ăn gì? Bạn hãy tham khảo những gợi ý sau đây:
3.1. Sữa chua
Lợi khuẩn lactobacillus acidophilus trong thành phần của sữa chua có khả năng chống lại các hại khuẩn trong miệng, từ đó giảm vết loét. Để chữa nhiệt miệng, mỗi ngày bạn nên ăn khoảng 225g sữa chua nguyên chất.
3.2. Uống trà thảo mộc
Uống trà đen để bổ sung chất tanin nhằm giảm đau do nhiệt miệng gây ra. Để tự chữa nhiệt miệng tại nhà, bạn hãy dùng túi trà đen ướt đắp trực tiếp lên vết loét miệng và để trong vòng 60 giây nhằm đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Ngoài ra, nếu thích vị trà đen thì bạn hãy uống khoảng 500 – 750ml trà đen mỗi ngày.
Uống nhiều nước, đặc biệt là nước mát để giúp cơ thể thanh nhiệt giải đọc như trà khổ qua, nha đam, atiso…
3.3. Bổ sung trái cây
Tăng cường ăn rau củ, trái cây để cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin và yếu tố vi lượng như vitamin C, B, sắt, kẽm nhằm hạn chế niêm mạc bị tổn thương, các vết loét nhiệt miệng được làm lành nhanh chóng.
3.4. Các loại đậu
Các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ có chứa nhiều chất dinh dưỡng sẽ giúp hỗ trợ giảm thiểu chứng nhiệt miệng.
3.5. Cà rốt
Nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi? Chất beta-carotene dồi dào trong thành phần cà rốt có tác dụng chữa loét miệng rất tốt. Để điều trị nhiệt miệng, bạn có thể uống nước ép cà rốt kết hợp với một số loại rau, chẳng hạn như ngò tây hoặc cải chân vịt.
3.6. Bột sắn dây
Ngoài những món ăn được kể trên, bạn cũng có thể áp dụng thêm một số cách điều trị nhiệt miệng tại nhà như uống bột sắn dây. Những nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên này cũng sẽ góp phần làm giảm nhiệt miệng hiệu quả.
4. Bị nhiệt miệng không nên ăn gì?
Sau khi biết nhiệt miệng thì ăn gì thì bạn cũng nên tìm hiểu xem bị nhiệt miệng kiêng ăn gì để tránh. Dưới đây là danh sách một số loại thực phẩm có thể khiến cho vết loét thêm đau và làm cho nhiệt miệng càng nặng hơn:
4.1. Cam, bưởi, chanh
Thực phẩm có chứa axit, chẳng hạn như các loại trái cây họ cam quýt, bưởi, chanh, cà chua, dâu tây vì chúng sẽ khiến cho vết loét thêm nặng. Chất axit citric trong trái cây chua sẽ khiến miệng bạn bị nhiều vết loét hơn.
4.2. Cà phê, nước ngọt
Chất axit salicylic trong cà phê có khả năng làm kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng khiến bạn bị nhiệt miệng. Nếu cơ địa bạn thường xuyên bị nhiệt miệng, chúng tôi khuyên bạn hãy cân nhắc biện pháp cai nghiện cà phê.
Các loại nước ngọt có chứa nhiều siro ngô và chất axit photphoric sẽ khiến miệng bạn dễ bị lở loét và viêm nhiễm. Ngay cả những loại nước ngọt dành cho các đối tượng ăn kiêng cũng có chứa axit khiến cho các vết loét bị ảnh hưởng tiêu cực. Vậy nhiệt miệng kiêng ăn gì? Bạn hãy loại bỏ nước ngọt ra khỏi thực đơn ăn uống của mình!
4.3. Chocolate
Những người gặp tình trạng dị ứng với cacao trong chocolate thì nên kiêng ăn chứng vì càng khiến nhiệt miệng trầm trọng hơn.
4.4. Thực phẩm cay, mặn, nhiều dầu mỡ
Thực phẩm cay có chứa ớt hoặc các thành phần gây kích ứng khác cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng. Chính vì thế, bạn hãy hạn chế nêm nếm khi nấu ăn để giúp vết loét trong miệng nhanh lành và hãy chọn lựa thực phẩm kỹ lưỡng hơn.
Các loại thực phẩm có vẻ gây kích ứng miệng như hạt, khoai tây chiên, bánh quy, thực phẩm mặn, một số loại gia vị.
4.5. Các thực phẩm có chứa gluten
Nếu như tình trạng nhiệt miệng cứ tái phát liên tục thì bạn hãy đến bác sĩ khám để xác định xem bản thân có bị mắc bệnh Celiac hay không. Căn bệnh này sẽ khiến cho những vết loét trong miệng bạn xuất hiện liên tục.
5. Một số cách chữa nhiệt miệng đơn giản tại nhà
5.1. Súc miệng bằng nước muối pha loãng
Trong nước muối có đặc tính sát khuẩn cao. Vì thế chúng không chỉ giúp tiêu diệt những vi khuẩn ở vết viêm loét mà còn giúp chúng nhanh chóng lành lại hơn.
5.2. Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn
Trong một số loạu nước sát khuẩn chuyên dụng nhằm giúp tăng cường khả năng tiêu diệt đi những vi khuẩn gây bệnh bên trong khoang miệng. Từ đó giúp đẩy mạnh quá trình làm lành vết thương của miệng. Ngoài ra trong các loại nước súc miệng còn có tính the mát và vị lạnh nên sẽ giúp bạn hạn chế cảm giác đau do nhiệt miệng.
5.3. Súc miệng bằng nước cốt dừa
Có thể bạn không biết nhưng bạn có thể súc miệng dễ dàng bằng nước ép từ cùi dừa. Mỗi ngày tốt nhất bạn nên súc khoảng 3 đến 4 lần. Trong nước cốt sẽ có chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, sạch miệng cũng như đỡ đau nhức. Giúp bạn nhanh chóng làm lành vết loét do nhiệt.
5.4. Sử dụng thuốc bôi miệng
Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy thuốc chuyên bôi nhiệt miệng ở nhiều hiệu thuốc khác nhau. Nhưng trước khi sử dụng, hãy tham khảo ý kiến đến từ các chuyên gia. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế phần nào khả năng bị dị ứng. Bạn sẽ sử dụng thuốc bằng cách bôi trực tiếp lên trên vết nhiệt.
5.5. Sử dụng mật ong
Ngoài ra mật ong cũng được biết đến với khả năng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Theo những bài nghiên cứu y tế thì mật ong có hiệu qủa vô cùng tốt giúp làm giảm đi kích thước và mẩn đỏ vốn có của vết loét. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa được triệu chứng nhiễm bệnh thứ cấp. Để sử dụng mật ong bạn hãy thoa trực tiếp lên trên chỗ đau mỗi ngày 4 lần.
Khi chọn lựa mật ong hãy lưu ý chọn những loại nguyên chất. Bởi vì hầu hết mật ong khi được tìm thấy tại những cửa hàng tiện lợi đều đã trải qua quá trình khử trùng ở nhiệt độ cao. Do đó nó đã phá hủy đi phần nào các chất dinh dưỡng. Bạn hãy ưu tiên những loại mật ong nào chưa được khử trùng. Ví dụ như những loại mật ong nguyên chất đã được xử lý khéo léo và vẫn giữ được đặc tính vốn có của nó.
6. Các biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng
6.1. Tuân thủ các thói quen vệ sinh răng miệng tốt
Tốt nhất bạn nên đánh răng thường xuyên sau mỗi bữa ăn. Hoặc có thể dùng chỉ nha khoa hàng ngày để giữ cho miệng của bạn sạch sẽ. Giữ khoé răng cũng không có thức ăn có thể gây đau nhức. Nếu được hãy sử dụng bàn chải mềm để giúp ngăn cản kích ứng bên trong khoang miệng.
Nếu bạn sử dụng các thiết bị nha khoa hàng ngày thì hãy hỏi nha sĩ về những loại sáp chỉnh nha. Những loại sáp này sẽ giúp che đi các cạnh sắc nhọn. Ngoài ra, bạn cũng cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh tình trạng viêm nhiễm họng. Với trẻ em thì không nên thức khuya và ăn đêm quá nhiều.
6.2. Giảm căng thẳng
Nếu vết loét của bạn do căng thẳng thì hãy tìm hiểu các phương pháp giảm căng thẳng. Ví dụ như thiền định thư giãn. Nhiệt miệng tuy đau đớn nhưng nó lại không quá khó chịu. Để ngăn ngừa được nguy cơ nhiệt miệng, tốt nhất bạn nên thư giãn, giảm thiểu các món ăn gây nhiệt cho miệng.
Tập yoga giảm căng thẳng
6.3. Cải thiện dinh dưỡng trong các bữa ăn
Hãy cố gắng tránh những thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng đến các vết viêm loét của bạn. Những thực phẩm đó sẽ bao gồm các loại hạt, thức ăn nhanh. Chúng ta cũng nên kiêng một số loại gia vị, thức ăn mặn hay những loại trái cây có tính sắt. Ví dụ như quýt, cam và chanh. Tốt nhất bạn nên tránh những loại thực phẩm nào bản thân bị dị ứng.
Lưu ý hãy uống đủ nước và bổ sung thêm vitamin thông qua các loại rau quả tươi. Nếu bạn bị nhiệt miệng nặng và gây đau đớn hơn thì phải cẩn thận. Nếu thấy bệnh cứ tái phát nhiều lần thì hãy đến cơ sở y tế để khám và chữa bệnh.
Để giúp cân bằng hệ dinh dưỡng tốt nhất bạn hãy ăn nhiều trái cây và rau quả. Vào lúc thời tiết nắng nóng, cơ thể sẽ dễ cảm thấy cảm giác mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng. Tuy nhiên lúc này chúng ta cũng cần phải đảm bảo được đầy đủ dưỡng chất cho chơ thể. Nên tốt nhất bạn hãy luôn chuẩn bị các món luộc, rau củ quả phù hợp để bổ sung vào thực đơn. Bên cạnh đó cũng đồng thời hạn chế đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ.
Chắc chắn không ai mong muốn mình bị nhiệt miệng vì căn bệnh này ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của chúng ta. Thật may mắn là nhiệt miệng có thể được điều trị dễ dàng và bạn có thể tự chữa tại nhà nếu phát hiện sớm. Hy vọng rằng bài viết này đã hướng dẫn cho bạn biết nhiệt miệng thì ăn gì và không nên ăn gì để mau khỏi. Chúc bạn xây dựng được một thực đơn ăn uống đầy đủ dưỡng chất để chóng thoát khỏi nỗi ám ảnh này!
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng là do một loại virus mang tên Herpes Simplex-1 (HSV-1). Khi xâm nhập vào cơ thể, loại virus này sẽ chiếm lấy các tế bào và nhân lên nhanh chóng. Khi số lượng tế bào quá phát, chúng sẽ phát nổ để giải phóng các loại virus mới vào cơ thể hình thành nên các vết viêm loét khiến bạn bị đau đớn. Loại virus này thường phổ biến trong khoang miệng nên được gọi là nhiệt miệng.
Khi bị nhiệt miệng, bạn hãy ăn sữa chua, uống trà đen, uống nước ép cà rốt kết hợp với một số loại rau, chẳng hạn như ngò tây hoặc cải chân vịt.
Khi bị nhiệt miệng, bạn không nên ăn thực phẩm có chứa axit, uống cà phê, ăn chocolate, ăn thực phẩm cay có chứa ớt hoặc các thành phần gây kích ứng khác, thực phẩm có chứa gluten và không uống các loại nước ngọt, ngay cả nước ngọt dành cho các đối tượng ăn kiêng.
Để chữa nhiệt miệng, bạn hãy bạn hãy dùng túi trà đen ướt đắp trực tiếp lên vết loét miệng và để trong vòng 60 giây, thoa mật ong hoặc uống bột sắn dây.
Nếu bệnh nhiệt miệng kéo dài từ vài tuần trở lên, bạn có thể mắc nhiều vấn đề nghiêm trọng khác, chẳng hạn như khó chịu khi nói chuyện hoặc đánh răng, khó ăn uống, mệt mỏi, vết loét lan ra ngoài miệng, sốt và thậm chí là viêm mô tế bào.