I. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ
1. Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta
* Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị xâm lược nước ta.
– Tiến công các phòng tuyến của ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
– Tháng 11/1946, Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
– Ở Hà Nội, Pháp nổ súng, đốt nhà Thông tin, chiếm đóng Bộ tài chính, tàn sát đẫm máu ở phố hàng Bún, Yên Ninh.
– Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để Pháp giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không, chậm nhất sáng 20/12/1946, Pháp sẽ chuyển sang hành động.
2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
– Ngày 12/12/1946 Ban Thường vụ Trung Ương Đảng ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”.
– Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Trung ương Đảng tại Vạn Phúc – Hà Đông quyết định phát động cả nước kháng chiến.
– 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, tắt điện làm tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ. Hồ Chủ tịch ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
* “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
– Vì sao ta phải đứng dậy kháng chiến? “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa !”.
– Nêu cao quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
– Kêu gọi mọi người dân Việt Nam đứng lên kháng chiến: “…Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống giặc Pháp cứu nước”.
– Chỉ ra cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi: “Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định sẽ thuộc về ta”.
– Đường lối kháng chiến chống Pháp được thể hiện qua: “Chỉ thị Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946), “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946), tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” (9/1947).
– Đây là những văn kiện lịch sử về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống Pháp: kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
* Phân tích Đường lối kháng chiến
– Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là sự tiếp tục của cuộc Cách mạng tháng Tám.
– Kháng chiến toàn dân: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên chống thực dân Pháp cứu Tổ quốc”. Vì lợi ích toàn dân và phải do toàn dân tiến hành.
– Kháng chiến toàn diện: Trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa. Mặc khác ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân nên phải kháng chiến toàn diện.
– Tự lực cánh sinh: dựa vào sức mạnh nhân dân, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
– Kháng chiến trường kì: Theo 3 giai đoạn: Phòng ngự, cầm cự và tổng phản công. Địch mạnh hơn ta, nên ta phải trường kì thì mới phát huy được những thuận lợi, khắc phục những hạn chế của ta. Lực ta còn yếu, địch đang rất mạnh nên ta phải đánh lâu dài để tiêu hao sinh lực địch, phát triển dần lực lượng của ta, đến lúc ta sẽ mạnh hơn và đánh bại kẻ thù.
* Ý nghĩa và tác dụng
– Thấm nhuần tư tưởng chiến tranh nhân dân, mang tính chất chính nghĩa nên được nhân dân ủng hộ.
– Là ngọn cờ đoàn kết, động viên toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm lược.
II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài
1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
– 20 giờ 19/12/1946, cuộc chiến đấu ở Hà Nội bắt đầu, ta tiến công các vị trí quân Pháp, dựng chướng ngại vật hoặc chiến lũy ngay trên đường phố để ngăn địch.
– Trung đoàn thủ đô được thành lập đánh quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, Bưu điện Bờ Hồ, đầu cầu Long Biên, ga Hàng Cỏ, chợ Đồng Xuân…
– Sau hai tháng chiến đấu kiên cường, ngày 17/2/1947, Trung đoàn thủ đô rút về căn cứ an toàn.
* Kết quả
– Trong 60 ngày đêm, Hà Nội chiến đấu gần 200 trận, giết và làm bị thương hàng ngàn địch, phá hủy nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh.
– Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương huy động kháng chiến, bảo vệ Trung ương Đảng về căn cứ Việt Bắc an toàn.
– Ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng… quân ta bao vây, tiến công tiêu diệt địch.
– Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
– Quân dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyến giao thông, phá cơ sở hậu cần của chúng.
III. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947
1. Hoàn cảnh lịch sử và âm mưu của Pháp
– Tháng 3/1947, Cao ủy Pháp Bôlaec ở Đông Dương, thực hiện kế hoạch tiến công Việt Bắc.
– Âm mưu: nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta, nhanh chóng giành thắng lợi quân sự, lập chính phủ bù nhìn và kết thúc nhanh chiến tranh.
2. Diễn biến
– Pháp huy động 12.000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương tiến công Việt Bắc.
+ Sáng ngày 7/10/1947, quân dù Pháp chiếm Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn… Quân bộ từ Lạng Sơn theo đường số 4 lên Cao Bằng, rồi vòng xuống Bắc Cạn; theo đường số 3, bao vây phía đông và bắc Việt Bắc.
+ Ngày 9/10/1947, quân bộ và lính thủy đánh bộ Pháp từ Hà Nội ngược sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, rồi Chiêm Hóa, đánh Đài Thị, bao vây phía tây Việt Bắc.
=> Tạo thế gọng kìm bao vây Việt Bắc.
– Đảng chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” (15/10/1947).
– Trên khắp các mặt trận, quân dân ta anh dũng chiến đấu đẩy lui địch:
+ Ta chủ động bao vây, tiến công địch buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã… cuối tháng 11/1947.
+ Mặt trận đường số 4, ta phục kích diệt địch ở đèo Bông Lau (30/10/1947). Đường số 4 trở thành “con đường chết”, thu nhiều vũ khí của địch.
+ Mặt trận hướng Tây, sông Lô, ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, canô địch.
– Ngày 19/12/947, Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.
– Ở các mặt trận khác phối hợp với Việt Bắc: quân dân ta ở Hà Nội đã kiềm chế, không cho địch tập trung binh lực vào các chiến trường chính.
3. Kết quả và ý nghĩa
– Ta diệt hơn 6000 tên địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô.
– Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành.
– Cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn mới: Pháp buộc phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta, thực hiện chính sách “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
IV. Hoàn cảnh lịch sử mới và Chiến dịch Biên giới thu đông 1950
1. Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến
– Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời và đặt quan hệ ngoại giao với ta (18/1/1950).
– Từ tháng 30/1/1950 Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đặt quan hệ ngoại giao với ta.
=> Cuộc kháng chiến của ta được sự ủng hộ và đồng tình của nhân dân thế giới.
– Ngày 13/5/1949 Mĩ giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơve: Mĩ can thiệp sâu vào Đông Dương; công nhận chính phủ Bảo Đại; tháng 5/1950, đồng ý viện trợ cho Pháp.
– Tháng 6/1949, Pháp thực hiện kế hoạch Rơve:
+ Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, cắt đứt liên lạc của ta với quốc tế.
+ Lập hành lang Đông – Tây (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La).
+ Cô lập và chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần thứ hai, để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
2. Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950
a. Chủ trương của ta
Tháng 6/1950, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm:
– Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
– Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới.
– Mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy kháng chiến tiến lên.
b. Diễn biến
– Ngày 16/9/1950, ta tiến công Đông Khê, sau 2 ngày, ta chiếm Đông Khê.
– Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của Pháp trên đường số 4 bị cắt làm đôi. Pháp phải thực hiện cuộc “hành quân kép”: Đưa quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về, đồng thời đưa quân từ Hà Nội tấn công lên Thái Nguyên để phân tán lực lượng của ta.
– Đoán được ý định của Pháp, ta mai phục chặn đánh khiến cho hai cánh quân trên đường số 4 không gặp được nhau.
– Thất Khê bị uy hiếp, Pháp rút về Na Sầm ngày 8/10/1950.
– Ngày 13/10, địch rút khỏi Na Sầm, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị đập tan.
– Ngày 22/10/1950, Đường số 4 được giải phóng.
– Phối hợp với mặt trận Biên giới, ta hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc, Đường số 6, số 12, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hòa Bình. Phong trào du kích phát triển mạnh ở Bình – Trị – Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.
c. Kết quả: Sau hơn một tháng, chiến dịch Biên Giới kết thúc thắng lợi.
– Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 8.000 địch, giải phóng biên giới Việt – Trung với 35 vạn dân, khai thông con đường nối nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa.
– Chọc thủng “hành lang Đông – Tây” của Pháp ở Hòa Bình, phá vỡ thế bao vây của Pháp.
– Kế hoạch Rơve phá sản.
d. Ý nghĩa
– Con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông.
– Pháp bị động, lúng túng nhiều mặt.
– Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
– Quân đội ta trưởng thành.
– Ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.